Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 710 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

doc 4 trang thaodu 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 710 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_12_ma_de_710_nam_hoc_201.doc
  • xlsxđap an dia 12 -18.xlsx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 710 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn thi : ĐỊA LÍ- LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) Mã đề thi: 710 Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT- XH? A. Thuận lợi để cho nước ta phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông. B. Nguồn thủy năng dồi dào, khoáng sản rất phong phú, đa dạng với nhiều loại. C. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thủy sản,lâm sản D. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với đa dạng các loại nông sản. Câu 2: Việt Nam nằm ở A. rìa phía tây của bán đảo Đông Dương. B. rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. C. khu vực nhiệt đới gió mùa bán cầu Nam. D. phía đông đại dương Thái Bình Dương. Câu 3: Những vùng núi nào sau đây của nước ta địa hình có hướng vòng cung? A. Tây Bắc, Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc, Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc, Tây Bắc. Câu 4: Tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp và hoang mạc hóa của nước ta xảy ra nghiêm trọng nhất ở dải bờ biển Trung Bộ là do hiện tượng nào sau đây gây ra? A. Xâm nhập mặn B. Lũ lụt thất thường. C. Sạt lở bờ biển. D. Cát bay, cát chảy. Câu 5: Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất và sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở thành phần tự nhiên nào sau đây? A. Địa hình. B. Tài nguyên. C. Sinh vật. D. Khí hậu. Câu 6: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết lát cắt địa hình từ TP Hồ Chí Minh đến Sông Cái của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây? A. Cao nguyên Di Linh thấp hơn cao nguyên Lâm Viên. B. Địa hình thấp dần từ Sông Cái đến ngọn núi Bi Doup. C. Địa hình thấp dần từ TP Hồ Chí Minh đến Sông Cái. D. Địa hình cao dần từ cao nguyên Lâm Viên đến Bảo Lộc. Câu 7: Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta là A. thiên nhiên mang sắc thái cận xích đạo gió mùa. B. biên độ nhiệt trung bình năm lớn và mưa ít. C. mùa đông có nhiệt độ trung bình dưới 200C. D. thành phần các loài cận nhiệt chiếm chủ yếu. Câu 8: Nước ta có thể nuôi, trồng được các loài sinh vật nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới là do nước ta chủ yếu có A. lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, đất đai màu mỡ. B. thiên nhiên mang tính nhiệt đới và cận xích đạo. C. khí hậu mang tính chất ôn đới, thay đổi theo mùa. D. khí hậu mang tính nhiệt đới và phân hóa đa dạng. Câu 9: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học, hãy cho biết mùa mưa của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ nước ta vào mùa nào sau đây? A. Mùa đông. B. Mùa hạ. C. Mùa xuân. D. Mùa thu. Trang 1/4 - Mã đề thi 710
  2. Câu 10: Biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta quan trọng nhất là A. qui định việc mua bán động vật. B. chống ô nhiễm nguồn nước, đất. C. ban hành sách đỏ Việt Nam. D. bảo vệ rừng và trồng mới rừng. Câu 11: Tính đồi núi của nước ta thể hiện ở yếu tố cơ bản nào sau đây? A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. B. Núi cao chiếm 20% diện tích cả nước. C. Địa hình có hướng chạy rất phức tạp. D. ¾ diện tích lãnh thổ là cao nguyên. Câu 12: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở các yếu tố nào sau đây? A. Tổng số giờ nắng dưới 1400 giờ/năm. B. Tổng số giờ nắng 1500 - 2000 giờ/năm. C. Tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm. D. Tổng số giờ nắng trên 3000giờ/năm. Câu 13: Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên A. có sự phân hóa thiên nhiên theo lãnh thổ rõ rệt. B. nền nhiệt cao, cán cân bức xạ quanh năm dương. C. có nhiều tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá. D. mùa đông rất lạnh và mùa hạ rất nóng, mưa nhiều. Câu 14: Nguồn lợi nào sau đây không phải là thế mạnh ở đồng bằng nước ta? A. Khoáng sản. B. Du lịch. C. Thủy năng. D. Rừng. Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc nước ta? A. Địa hình chạy hướng tây bắc-đông nam. B. Là vùng núi núi cao, đồ sộ nhất nước ta. C. Chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500 mét. D. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Câu 16: Thiên nhiên vùng biển nước ta có đặc điểm nào sau đây? A. Thay đổi thất thường. B. Mang tính cận nhiệt. C. Có tính cận xích đạo. D. Đa dạng và giàu có. Câu 17: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi nước ta? A. Mạng lưới sông ngòi rất thưa thớt. B. Mạng lưới sông ngòi rất dày đặc. C. Sông nhiều nước và giàu phù sa. D. Nhiều sông, chế độ nước theo mùa. Câu 18: Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta có hướng chính là A. đông bắc. B. đông nam. C. tây bắc. D. tây nam. Câu 19: Vùng nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Ven biển Trung Bộ. C. Ven biển Nam Trung Bộ. D. Ven biển Nam Bộ. Câu 20: Biển Đông tác động đến thiên nhiên nước ta thể hiện qua đặc điểm nào sau đây? A. Làm cho khí hậu mang tính chất lục địa khắc nghiệt. B. Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nóng ẩm. C. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng. D. Làm cho khí hậu mang tính chất hải dương điều hòa. Câu 21: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là A. chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh. B. tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. C. dù tổng diện tích rừng đang tăng nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm. D. tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng. Câu 22: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết trong các loại đất sau đây thì loại nào chiếm diện tích nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta? A. Đất cát biển. B. Đất phèn. C. Đất mặn. D. Đất phù sa sông. Câu 23: Phía bắc phần đất liền của lãnh thổ nước ta giáp với A. Trung Quốc. B. Biển Đông. C. Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia. Trang 2/4 - Mã đề thi 710
  3. Câu 24: Qua biểu đồ biểu thị lượng mưa và lượng bốc hơi của các địa điểm sau, nhận xét nào sau đây không chính xác? Lượng mưa và lượng bốc hơi( mm) Lượng mưa 3000 2868 Lượng bốc hơi 2500 1931 2000 1676 1686 1500 989 1000 1000 500 0 Hà Nội Huế TP Hồ Chí Minh Địa điểm Biểu đồ biểu thị lượng mưa và lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh A. Cân bằng ẩm của TP Hồ Chính Minh cao hơn Huế và thấp hơn Hà Nội. B. Cân bằng ẩm của Huế cao hơn TP Hồ Chí Minh và cao hơn cả Hà Nội. C. Cân bằng ẩm của Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh và thấp hơn Huế. D. Lượng bốc hơi của Huế cao hơn Hà Nội và thấp hơn TP Hồ Chí Minh. Câu 25: Qua bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhận xét nào sau đây đúng nhất? Nhiệt độ TB tháng( 0 C) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 17,2 18,1 20,7 24,2 26,6 29,8 29,2 29,1 28,3 26,1 23,1 19,3 TP Hồ Chí Minh 26,5 27,6 29,0 30,5 29,5 28,5 28,0 28,0 27,6 27,6 27,0 26,0 (Nguồn Tổng cục Du Lịch Việt Nam) A. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội nhỏ hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình tháng 6 ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cao nhất trong năm. C. TP Hồ Chí Minh có số tháng nhiệt độ từ 270C trở lên nhiều hơn Hà Nội là 7 tháng. D. TP Hồ Chí Minh có số tháng nhiệt độ từ 270C trở lên nhiều hơn Hà Nội là 6 tháng. Câu 26: Một số thiên tai thường hay xảy ra ở nước ta là A. bão, ngập lụt trên diện rộng, lũ quét, hạn hán và sóng thần. B. bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán và động đất cấp độ nhẹ. C. bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán và động đất cấp độ mạnh. D. bão, ngập lụt, lũ quét xảy ra ở khắp mọi miền đất nước. Câu 27: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có đường biên giới với nước Lào dài nhất? A. Quảng Bình. B. Nghệ An. C. Quảng Nam. D. Kon Tum. Trang 3/4 - Mã đề thi 710
  4. Câu 28: Dựa vào Alat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết các dãy núi nào sau đây của nước ta chạy theo hướng tây bắc- đông nam ? A. Tam Điệp, Pu Sam Sao, Ngân Sơn. B. Con Voi, Pu Sam Sao, Ngân Sơn. C. Con Voi, Tam Điệp, Pu Đen Đinh. D. Hoành Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Câu 29: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có A. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ B. địa hình cao, lượng mưa nhỏ . C. địa hình thấp, lượng mưa lớn. D. địa hình cao, lượng mưa lớn . Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt? A. Là vùng núi cao, đồ sộ với nhiều thung lũng hút gió mạnh. B. Là vùng đồi núi thấp, gió mùa mùa hạ hoạt động rất mạnh. C. Hướng núi mở rộng về phía đông bắc đón gió mùa mùa đông. D. Là vùng núi Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta với 3 đai cao. HẾT Họ và tên : . Số báo danh : . Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, nhà xuất bản Giáo Dục. Trang 4/4 - Mã đề thi 710