Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường PT Herman Gneirer Vinh (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường PT Herman Gneirer Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2016_2017_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường PT Herman Gneirer Vinh (Có đáp án)

  1. Phòng GD-ĐT TP Vinh Đề kiểm tra học kì I (2016 - 2017) Trường PT Herman Gneirer Môn: Địa lí 6 Vinh Thời gian: 45 phút Câu 1 (2.5 đ): Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau? Câu 2 (2 đ): Phân biệt sự khác nhau của động đất và núi lửa. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra? Câu 3 ( 4 đ ): Muốn xây dựng phương hướng trên bản đồ ta phải làm sao? Thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm? Cho ví dụ. Câu 4 ( 1.5 đ): Trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 17 cm. Tìm khoảng cách thực địa giữa hai thành phố này. Biết bản đồ có tỉ lệ 1: 500000. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ 6 Câu 1: (2.5đ) - Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng Tây sang Đông trên một quĩ đạo có hình elíp gần tròn. 0.5đ - Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quĩ đạo là 365 ngày 6 giờ. 0.5đ - Trong khi chuyển động trên quĩ đạo, Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi. Sự chuyển động đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến. 0.5đ - Vào các ngày 21-3 (Xuân phân) và 29-3 (Thu phân), hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. 1đ Câu 2: (2.0đ) - Núi lửa là hình thức phun trào măcma ở dưới sâu lên mặt đất. Núi lửa phun kèm theo tro bụi và dung nham. Dung nham bị phân hủy thành các vùng đất đỏ phì nhiêu. 0.5đ - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. Động đất làm nhà cửa, cầu cống, đường sá bị hư hỏng, con người bị chết. 0.5đ - Biện pháp: 1đ + Xây nhà chịu được các chấn động lớn. + Lập các trạm nghiên cứu dự báo động đất. + Khi có dự báo động đất phải kịp thời sơ tán dân đến nơi an toàn
  2. Câu 3: (4.0đ) - Xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên ,phía dưới kinh tuyến chỉ các hướng Bắc, Nam. Đầu bên phải và bên trái vĩ tuyến chỉ các hướng Đông, Tây. 1đ - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. 1đ - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc ( Xích đạo). 1đ - Tọa độ địa lí của 1 điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. 1đ - Ví dụ: 0.5đ 200 T A 100 B Câu 4: (1.5đ)  - Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta biết: 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500.000 cm ngoài thực địa Vậy 17 cm trên bản đồ tương ứng với 17 * 500.000 = 8500.000 cm ngoài thực địa Hay = 85 km Vậy khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 85 km