Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân THCS - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân THCS - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_thcs_nam_hoc_2016.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân THCS - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 NĂM HỌC 2016 – 2017 ( Thời gian 45 phút) Câu 1(3đ): Thiên nhiên bao gồm những gì? Em hãy cho biết vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người? Câu 2(4đ): Câu ca dao: ‘ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nói đến phẩm chất đạo đức nào em đã được học trong chương trình GDCD 6? Em hãy nêu 3 biểu hiện liên quan đến phẩm chất đạo đức đó? Câu 3(3đ): Tình huống: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì đang còn muốn ngủ.Tuấn phải đi rủ các bạn khác. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương?
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Giáo dục công dân Câu1(3đ) Thiên nhiên bao gồm những gì? 1.đ - Thiên nhiên bao gồm: không khí, bầu trời, sông, suối, rừng cây, đồi núi, động-thực vật, Em hãy cho biết vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người? 0.5 đ - Duy trì sự tồn tại của con người 0.5 đ - Đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần cho con người 0.5 đ - Tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội 0.5 đ - Trình bày mạch lạc, rõ ràng Câu2(4đ) Câu ca dao: ‘ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” nói đến phẩm chất đạo đức nào em đã được học trong chương trình GDCD 6? 1 đ - Phẩm chất : Lịch sự, tế nhị Em hãy nêu 3 biểu hiện liên quan đến phẩm chất đạo đức đó? - Chào hỏi khi gặp gỡ 1 đ - Chăm chú lắng nghe khi người khác nói 1 đ - Xin lỗi khi làm phiền người khác 1 đ ( Nếu HS nêu được các biểu hiện khác của lịch sự, tế nhị vẫn cho điểm ) Câu3(3đ) Tình huống: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì đang còn muốn ngủ.Tuấn phải đi rủ các bạn khác. - Việc làm của Tuấn: 1.5 đ + Tán thành và học tập việc làm của Tuấn + Tuấn tích cực, tự giác trong hoạ động tập thể ( tích cực, tự giác rủ Phương đi cổ vũ bóng đá, rủ các bạn khác cùng đi ) - Sự từ chối của Phương: 1.5 đ + Không tán thành với sự từ chối đó của Phương + Phương thiếu ý thức, không tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể( không đi cổ vũ bóng đá vì buồn ngủ).
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2016 – 2017 Câu 1(2đ): Tự tin là gì? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? Câu 2(3đ): Câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” nói đến đức tính nào em đã được học trong chương trình GDCD lớp 7? Em hãy nêu các biểu hiện của đức tính ấy? Câu 3(5đ): Kể ra một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? Đối với gia đình, dòng họ em có truyền thống nào em thấy tự hào nhất? Em hãy giới thiệu về truyền thống đó cho mọi người cùng biết?
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 7 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Giáo dục công dân Câu1(2đ) Tự tin là gì? 1.đ -Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? 0.5 đ - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. 0.5 đ - Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối. Câu2(3đ) Câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại” nói đến đức tính nào em đã được học trong chương trình GDCD lớp 7? - Đức tình khoan dung 1 đ Em hãy nêu các biểu hiện của đức tính ấy? - Tôn trọng, thông cảm với người khác 1 đ - Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. 1 đ Câu3(5đ) Kể ra một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? - Gia đình dòng họ nào cuãng có các truyền thống về: Học tập, lao 1 đ động, nghề nghiệp, đạo đức - Mây tre đan, đúc đồng, nghề thuốc, tranh Đông hồ, các làn điệu 1 đ dân ca Đối với gia đình, dòng họ em có truyền thống nào em thấy tự hào nhất? Em hãy giới thiệu về truyền thống đó cho mọi người cùng biết? - Hs nêu được truyền thống đáng tự hào của gia đình, dòng họ mình 1 đ - Giới thiệu mạch lạc, rõ ràng về truyền thống ấy 2 đ
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 NĂM HỌC 2016 – 2017 Câu 1(2đ): Tự lập là gì? Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Câu 2( 5đ): a. Nam và Sơn đang tranh luận với nhau. Nam nói “ Ở những nước đang phát triển không có gì đáng để học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học – kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”. Trái lại, Sơn bảo “ Ngay cả những nước đang phát triển cũng có những mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao? b.Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Lấy ví dụ. Câu 3(3đ): Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình?
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 8 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Giáo dục công dân Câu1(2đ) Tự lập là gì? 1.đ - Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống không trông chờ dựa dẫm vào người khác. Tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? - Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong 0.5 đ cuộc sống. - Được mọi người kính trọng. 0.5 đ Câu2(5đ) Nam và Sơn đang tranh luận với nhau. Nam nói “ Ở những nước đang phát triển không có gì đáng để học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học – kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập”. Trái lại, Sơn bảo “ Ngay cả những nước đang phát triển cũng có những mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao? - Đồng ý với ý kiếm của Sơn 1 đ - Mỗi dân tộc, quốc gia đều có những mặt tích cực cần học tập. 1 đ - Ví dụ như ở Việt Nam có những điều đáng tự hào truyền thống tốt đẹp, văn hoá . 1 đ Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Lấy ví dụ. 1 đ - Thành tựu khoa học – kĩ thuật - Trình độ quản lí - Văn học nghệ thuật *VD: -Máy móc hiện đại 1 đ - Đường sá, cầu cống - Ti vi, tủ lạnh - Âm nhạc Câu3(3đ) Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình? - Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: + Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân 1.5 đ
- tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. + Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. 1 đ - Quyền và nghĩa vụ của con cháu: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng biết ơn cha mẹ, ông bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. 0.5 đ - Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 NĂM HỌC 2016 – 2017 Câu 1(3đ): a. Nêu các biểu hiện của người năng động, sáng tạo? b. Có quan điểm cho rằng “ Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài”. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? Câu 2(4đ): Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Bằng kiến thức của mình, em hãy giới thiệu một trong rất nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cho mọi người cùng biết. Câu 3(3đ): Tình huống: Để tranh thủ thời gian, trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có bạn khen Hà làm việc có năng suất và làm theo Hà. Em có tán thành cách làm của Hà không? Vì sao?
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9 NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Giáo dục công dân Câu1(3đ) Nêu các biểu hiện của người năng động, sáng tạo? 1.đ - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. Có quan điểm cho rằng “ Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài”. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao? - Không đồng ý 1 đ - Vì: mỗi người đều có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống để đạt kết quả cao. *Ví dụ: 1 đ - Học sinh tìm tòi ra nhiều cách giải toán nhanh và hay hơn, - Người nông dân chế tạo ra các công cụ phục vụ cho việc sản xuất nhanh hơn, có hiệu quả cao hơn Câu2(4đ) Em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập, thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái 1 đ đẹp của truyền thống được phát triển và toả sáng. Bằng kiến thức của mình, em hãy giới thiệu một trong rất nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cho mọi người cùng biết. 1 đ - Hs giới thiệu được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Giới thiệu rõ ràng, mạch lạc 2đ Câu3(3đ) Tình huống: Để tranh thủ thời gian, trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có bạn khen Hà làm việc có năng suất và làm theo Hà. Em có tán thành cách làm của Hà không? Vì sao? 1đ - Không tán thành với cách làm của Hà - Giải thích: - Đây là cách học thiều khoa học, vừa không đảm bảo 1 đ kiến thức môn đang học, cũng không thể tập trung vào làm bài tập môn khác được. 1 đ - Cách học của Hà không đảm bảo về năng suất, chất lượng và hiệu