Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 2 trang Hoài Anh 3972
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2018_2019_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 Môn: Hóa học 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi sau: (1) (2) (3) (4) Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe FeCl3 Câu 2 (2 điểm): Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: NaOH, NaCl , HNO3 , H2SO4 . Viết phương trình hóa học. Câu 3 (1 điểm): Trong các cặp chất sau, cặp chất nào không cùng tồn tại trong một dung dịch: a) Dung dịch bari clorua BaCl2 và dung dịch axit sunfuric H2SO4 . b) Dung dịch kali nitrat và dung dịch axit clohidric HCl. c) Viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có). Câu 4 (2 điểm): a) Màu của nước bắp cải tím thay đổi như thế nào trong các dung dịch sau: giấm ăn, muối ăn, xà phòng giặt đồ, nước chanh. b) Tại sao nước chanh hoặc giấm ăn có thể tẩy được những vết ố gỉ sắt trên quần áo ? Câu 5 (3 điểm): Cho 200ml dung dịch CuSO4 0,3M phản ứng hoàn toàn với 250ml dung dịch KOH. Sau phản ứng lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thu được một chất rắn. a) Viết các phương trình hóa học xảy ra. b) Tính nồng độ mol của dung dịch KOH đã phản ứng. c) Tính khối lượng của chất rắn thu được sau khi nung. (Cu = 64 , S = 32 ,O = 16 , K = 39 , H = 1) Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Lý thuyết : Câu 1 : viết đúng mỗi PTHH được 0,5đ. Nếu cân bằng sai trừ 0,25đ / mỗi PTHH. Câu 2 : - Lấy mẫu thử (0,25 điểm) - Thuốc thử quỳ tím (0,25 điểm) - Nhận biết đúng màu sắc (0,5 điểm) - Thuốc thử dung dịch BaCl2 (hoặc các chất khác nếu đúng được 0,25 điểm) - Nêu đúng hiện tượng (0,25 điểm) - Viết đúng PTHH (0,5 điểm). Nếu cân bằng phương trình sai trừ 0,25 điểm. Câu 3: Xác nhận đúng cặp chất không tồn tại (0,25 điểm) Viết đúng PTHH (o,75 điểm). Nếu cân bằng phương trình sai trừ 0,25 điểm. Câu 4: a) Nêu đúng màu của nước bắp cải tím trong mỗi dung dịch được 0,25 điểm : 4 x 0,25 = 1 điểm b) Giải thích đúng hiện tượng (1 điểm). II/ Bài toán : Viết đúng PTHH CuSO4 + 2KOH Cu(OH)2 + K2SO4 (0,5 điểm) to Cu(OH)2 CuO + H2O (0,5 điểm) Tính đúng số mol CuSO4 (0,5 điểm) Lập đúng tỉ lệ mol của 2 phương trình (2 x 0,25 điểm) a) Tính đúng nồng độ mol dung dịch KOH (0,5 điểm) b) Tính đúng khối lượng chất rắn CuO (0,5 điểm) HẾT