Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 134 - Trường THPT Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 134 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_134_truong_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 134 - Trường THPT Lê Lợi
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA MÔN: SINH HK II - 11 Trường THPT Lê Lợi Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi: 134 Họ, tên học sinh: Lớp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 Câu 1: Biện pháp nào làm tăng hiệu quả thụ tinh nhất A. thay đổi các yếu tố môi trường. B. nuôi cấy phôi. C. thụ tinh nhân tạo. D. sử dụng hoocmon hoặc chất kích thích tổng hợp. Câu 2: Thuốc tránh thai chứa thành phần chủ yếu của progesteron, có tác dụng: A. Ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên. B. Duy trì sự tồn tại của thể vàng. C. Ngăn không cho trứng chín và rụng. D. Kìm hãm sự phát triển của nang trứng. Câu 3: Sự giống nhau giữa phát triển không qua biến thái và qua biến thái không hoàn toàn là A. không qua lột xác. B. con non khác con trưởng thành. C. con non gần giống con trưởng thành. D. có hoặc không qua lột xác. Câu 4: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên nhiễm, ngoại trừ một kiểu: A. Phân đôi. B. Trinh sản. C. Phân mảnh. D. Nảy chồi. Câu 5: Các tế bào ống phấn của cây cà chua (2n = 24) chứa bao nhiêu nhiễm sắc thể A. 36. B. 24. C. 12. D. 48. Câu 6: Loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ hạt phấn là: A. 48. B. 12. C. 36. D. 24. Câu 7: Biện pháp hữu hiệu nhất để điều khiển tỉ lệ đực cái ở động vật là: A. Tách riêng tinh trùng X và Y rồi cho thụ tinh nhân tạo. B. Tiêm hoocmon sinh dục cho động vật mang thai. C. Chọn thời điểm thích hợp để phối giống tự nhiên. D. Sử dụng thức ăn phù hợp. Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là chiều hướng tiến hóa trong sự thu tinh ở động vật: A. Từ thụ tinh đơn tiến đến thụ tinh kép. B. Từ tự thụ tinh tiến đến thụ tinh chéo. C. Từ thụ tinh ngoài tiến đến thụ tinh trong. D. Từ thụ tinh cần nước tiến đến không cần nước. Câu 9: Các loài động vật ở cạn không bao giờ: A. Thụ tinh trong. B. Thụ tinh ngoài. C. Thụ tinh chéo. D. Tự thụ tinh. Câu 10: Truyền máu là một dạng cấy ghép mô, và đó là: A. Dị ghép. B. Cấy ghép hỗn hợp. C. Đồng ghép. D. Tự ghép. Câu 11: Trường hợp nào sau đây được gọi là sự sinh sản? A. Tế bào bạch cầu phân đôi tạo 2 tế bào mới giống hệt nó. B. Tế bào hợp tử phân cắt tạo thành hai phôi riêng rẽ. C. Hợp tử nguyên phân tạo thành phôi. D. Một con rắn sinh ra có hai đầu. Câu 12: Tỉ lệ giới tính ở động vật bậc cao xấp xỉ 1: 1 phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố A. ảnh hưởng của môi trường ngoài cơ thể. B. ảnh hưởng của tập tính giao phối. C. ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể. D. cơ chế xác định giới tính. Câu 13: Khi bàn về sự chín của quả, nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Hàm lượng CO2 giảm đi sẽ làm quả chậm chín vì hô hấp bị ức chế. B. Êtilen kích thích hô hấp mạnh, giải phóng enzim, làm quả chín nhanh. C. Nhiệt độ cao kích thích sự chín, nhiệt độ thấp làm chậm sự chín. D. Xenlulôzơ ở thành tế bào bị phân hủy làm cho quả mềm ra. Câu 14: Điều hòa ngược ức chế diễn ra trong quá trình sinh trứng khi A. nồng độ GnRH giảm. B. nồng độ FSH và LH cao. C. nồng độ prôgestêrôn và ơtrôgen giảm. D. nồng độ prôgestêrôn và ơtrôgen cao. Câu 15: Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là A. bộ NST của loài không thay đổi. B. nguyên phân và giảm phân. C. giảm phân và thụ tinh. D. kiểu gen tế bào cơ thể con không thay đổi. Câu 16: Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là A. thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định. B. thế hệ sau luôn có sự đổi mới vật chất di truyền so với bố hoặc mẹ. C. thế hệ sau thường đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. D. luôn có quá trình tạo giao tử và hợp nhất các giao tử đực và cái.
- Câu 17: Một tế bào sinh dục sơ khai 2n nguyên phân 3 lần để tạo ra các tế bào con, tất cả các tế bào con tiếp tục giảm phân tạo ra các tế bào n. Số hạt phấn được tạo ra từ tế bào sinh dục sơ khai nói trên là A. 24 B. 32 C. 12 D. 8 Câu 18: Florigen kích thích sự ra hoa ở của cây được tạo ra ở A. rễ. B. lá. C. chồi nách. D. đỉnh thân. Câu 19: Cơ quan chỉ huy về sự điều hòa sinh sản ở động vật là: A. Vùng dưới đồi. B. Tuyến sinh dục. C. Tuyến giáp. D. Tuyến yên. Câu 20: Trinh sản ở một số côn trùng rất giống với kiểu sinh sản nào của thực vật? A. Sinh sản bằng bào tử. B. Sinh sản bằng cách phân chia đơn giản. C. Sinh sản bằng hạt. D. Sinh sản sinh dưỡng. Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không đúng với hoocmôn prôgestêrôn? A. Phối hợp với ơstrôgen làm niêm mạc dạ con dày lên. B. Kích thích trứng rụng. C. Ức chế trứng rụng. D. Phối hợp với ơstrôgen để ức chế tiết FSH và LH Câu 22: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. chỉ cần một giao tử cái phát triển thành cơ thể. B. không có sự kết hợp của giao tử đực và cái. C. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ. D. chỉ xảy ra ở thực vật và động vật bậc thấp. Câu 23: Thụ phấn là quá trình A. vận chuyển ống phấn từ núm nhị đến túi phôi. B. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy. C. kết hợp giao tử đực với noãn cầu. D. vận chuyển ống phấn từ nhị đến đầu nhụy. Câu 24: Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản A. từ bào tử n phát triển thành một cơ thể n B. từ bào tử 2n phát triển thành một cơ thể 2n. C. từ bào tử n phát triển thành một hợp tử 2n. D. từ giao tử n phát triển thành một cơ thể đơn bội. Câu 25: Vì sao thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài A. vì không nhất thiết phải cần môi trường nước. B. vì cho hiệu xuất thụ tinh cao. C. vì đỡ tiêu tốn năng lượng. D. vì không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường. Câu 26: Phương pháp nhân giống vô tính đạt hiệu quả nhất hiện nay là A. Ghép cành. B. Chiết cành. C. Giâm cành. D. Nuôi cấy mô. Câu 27: Ở cây cà chua, một tế bào sinh dục sơ khai 2n trong tiểu noãn đã nguyên phân 4 lần để tạo ra các tế bào mẹ của túi phôi. Các tế bào mẹ của túi phôi tiếp tục giảm phân tạo ra các túi phôi. Số túi phôi được tạo ra là A. 8 B. 32 C. 16 D. 64 Câu 28: Điểm chung của quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là: A. Cả 4 bào tử đều nguyên phân tạo giao tử. B. Chỉ có một bào tử nguyên phân tạo giao tử. C. Giống nhau ở cả hai giai đoạn giảm phân và sau giảm phân. D. Từ tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành 4 tế bào đơn bội (n). Câu 29: Yếu tố quan trọng nhất chi phối quá trình tạo tinh trùng và trứng ở động vật có xương sống là: A. Các yếu tố môi trường. B. Hệ thần kinh. C. Sự xuất hiện cá thể khác giới. D. Hệ nội tiết. Câu 30: Hạt được hình thành từ A. bầu nhụy B. phôi mầm C. noãn đã thụ tinh D. túi phôi Câu 31: Quả được hình thành từ A. bầu nhụy B. nội nhũ C. noãn đã thụ tinh D. túi phôi. Câu 32: Một tế bào (2n=24) mẹ túi phôi phân bào tạo 1 túi phôi hỏi đã có bao nhiêu NST bị tiêu biến A. 48. B. 12 C. 24. D. 36.