Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 17/05/2022 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÙ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS MỸ TÀI Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề đề xuất I BẢNG MÔ TẢ MA TRẬN ĐỀ1 Thông Vận Vận dụng Nhận biết Cấp độ hiểu dụng cao TN Cộng Chủ đề/Bài TNK TN TNK TL TL K TL TL Q KQ Q Q 2/3 2/3 Số câu Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam/Tiếng gà trưa 2.75 2.75 Số điểm Thành ngữ và các Số câu 1/3 1/3 biện pháp tu 1,25 1,25 từ/Thành ngữ Số điểm Văn biểu cảm/Phát Số câu 1 1 biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Số điểm 6.0 6.0 Tổng số câu 2/3 1/3 1 2 2.75 1,25 6.0 10.0 Tổng số điểm 27.5 12.5 60% 100% Tỉ lệ % % % II. ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: (4.0 điểm) Cho câu thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay” a. Chép thuộc lòng những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện một khổ thơ trong bài thơ mà em đã học trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. b. Bài thơ có tên là gì? Tác giả là ai? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu nội dung đoạn thơ. c. Thế nào là điệp ngữ? Tìm và phân tích tác dụng của điệp ngữ có trong đoạn thơ trên. Câu 2: (6.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
  2. III. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: PHẦN/CÂU BIỂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 a. Chép đúng không sai từ, chính tả. Sai mỗi lỗi trừ 0.25điểm. 1.0 (4.0 điểm) “Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”. b. Tên bài thơ: Tiếng gà trưa 0.25 - Tác giả: Xuân Quỳnh 0.25 - Thể thơ: 5 tiếng 0.25 - Nội dung: Thể hiện niềm suy tư của tác giả về cuộc chiến đấu. Qua 1.0 đó bộc lộ tình yêu gia đình gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước tha thiết. c. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ 0.5 (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. - Điệp ngữ “vì” 0.25 - Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả 0.5 thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Câu 2 I. Yêu cầu chung: (6.0 điểm) - Thể loại: Văn biểu càm. - Nội dung: Cảm nghĩ về một bài thơ (tình cảm cảm xúc đối với cảnh thiên nhiên và Bác Hồ) - Đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Biểu cảm về đối tượng theo một trình tự hợp lí, thuyết phục, phải sử dụng yếu tố tự sự và miểu tả, thể hiện được cảm xúc và tình cảm một cách chân thật. - Hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch sẽ dưới dạng một văn bản. Lời văn mạch lạc, linh hoạt, trong sáng, đảm bảo tính liên kết, biểu đạt được tình cảm sâu sắc của mình về đối tượng, không mắc các lỗi. II. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: 0.5đ - Hồ Chí minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập-tự do cho đất nước. - Cảnh khuya là một trong những bài thơ hay viết về cảnh thiên nhiên mà em yêu thích. 2. Thân bài: * Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc: - Câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” miêu tả tiếng suối, 0.75đ tiếng suối vọng lại trong đêm khuya nghe trong trẻo như tiếng hát nhẹ nhàng, lan tỏa, ngân vang khắp núi rừng. - Bằng biện pháp so sánh Bác đã làm cho thiên nhiên trở nên có hồn, 0.5đ trẻ trung, đầy sức sống, gần gũi hơn với con người.
  3. - Câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” miêu tả ánh 0.75đ trắng vàng, ánh trăng chiếu sáng vằng vặc, xuyên qua bóng cây cổ thụ, in xuống mặt đất như nghìn bông hoa đẹp lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. - Với điệp từ “lồng” làm cho thiên nhiên hoa lá và ánh trăng hòa 0.5đ quyện, quấn quýt, đan xen vào nhau tạo nên một bức tranh đẹp, lung linh, huyền ảo giữa núi rừng. * Càm nhận về Bác: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” - Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại cuối câu trước và đầu câu sau mở ra cho 1.25đ chúng ta thấy được hai tâm trạng đang hiện hữu trong con người của Bác. Bác không chỉ là người yêu thiên nhiên, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên mà Bác còn là người yêu nước, luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. - Vì lo lắng cho đất nước, mong muốn có một đất nước yên bình nên Bác đã bắt gặp được cảnh thiên nhiên đẹp. Bác vừa là thi sĩ vừa là 1.25đ chiến sĩ, hai tâm hồn đó luôn hiện hữu trong con người Bác. Một con người luôn hết lòng vì dân, vì nước, vì sự nghiệp cách mạng mà quên đi bản thân mình, thật đáng khâm phục. 3. Kết bài: - Ấn tượng chung về bài thơ và tình cảm dành cho Bác. 0.5đ * Lưu ý: - Điểm kĩ năng viết được lồng ghép trong quá trình triển khai nội dung. - Học sinh có thể triển khai nội dung theo một hướng khác nhưng cơ bản vẫn đảm bảo các ý như trên thì vẫn đạt điểm tối đa cho mỗi phần của bài.