Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 3231
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2017_2018_ph.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 2) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ? 3) Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” ? 4) Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, động tác của nhân vật dượng Hương Thư trong đoạn văn trên ? 5) Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” ? II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm Viết bài văn miêu tả dòng sông quê em vào một buổi chiều mùa hạ. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh:
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA THÁI THỤY HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 6 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm Câu Nội dung Điểm + Đoạn văn được trích từ văn bản Vượt thác 0,25 1 + Tác giả: Võ Quảng 0,25 2 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Miêu tả 0,5 Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn: 3 + Chủ ngữ: Những động tác thả sào, rút sào 0,25 + Vị ngữ: rập ràng nhanh như cắt 0,25 + Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt 0,5 4 cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa. + Động tác: thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào. 0,5 Ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp 5 sĩ của Trường Sơn oai linh”: Thể hiện vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào 0,5 hùng của con người trước thiên nhiên. II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm Ý Nội dung Điểm Viết bài văn miêu tả dòng sông trên quê hương em vào một buổi 7,0 chiều mùa hạ. Yêu cầu chung: - Miêu tả dòng sông trên quê hương em vào một buổi chiều mùa hạ. - Học sinh biết vận dụng văn miêu tả (với các kĩ năng: quan sát, lựa chọn, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ ) để làm một bài văn tả cảnh dòng sông quê hương. - Tuỳ theo thực tế, học sinh miêu tả: có thể là tả thực, có thể kết hợp tả thực với tưởng tượng - khi chấm bài, giáo viên lưu ý đến yêu cầu này. - Biết bố cục một bài văn miêu tả cảnh gồm 3 phần: 1 Mở bài: 1,0 Giới thiệu dòng sông quê hương vào một buổi chiều mùa hạ (khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của học sinh).
  3. Ý Nội dung Điểm Thân bài: 5,0 2 Yêu cầu: học sinh biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đã quan sát được để miêu tả, biết miêu tả theo một trình tự hợp lí về thời gian, không gian, biết kết hợp các yếu tố so sánh, nhân hoá, tưởng tượng để bài văn tả cảnh thêm sinh động. 1,0 - Tả bao quát: vị trí, hình dáng con sông. - Tả quang cảnh hai bên bờ sông: Quang cảnh hai bên bờ sông có thể 1,0 gắn với hình ảnh của những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát; những rặng bạch đàn, phi lao soi bóng xuống dòng sông; những thảm cỏ non xanh mướt; những đàn trâu nhẩn nha gặm cỏ hoặc đủng đỉnh ra về 1,0 - Tả dòng sông: + Mặt sông, nước sông + Một số hoạt động của con người trên dòng sông: những bác nông dân chèo thuyền, bỏ lưới; những bạn học sinh rủ nhau đi tắm sông - Kỉ niệm của bản thân gắn với dòng sông quê 1,0 - Những lợi ích mà con sông mang lại cho cuộc sống của người dân quê hương em. 1,0 3 Kết bài: - HS nêu cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương. 1,0 VẬN DỤNG CHO ĐIỂM PHẦN LÀM VĂN Điểm 7: Học sinh vận dụng rất tốt văn miêu tả để làm bài, có nhiều sáng tạo trong miêu tả cảnh, kết hợp với miêu tả người. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con sông quê hương. Đồng thời biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 5 - 6: Học sinh vận dụng tốt văn miêu tả để làm bài, ngôn ngữ sáng tạo. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con sông quê hương. Đồng thời biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. Điểm 3 - 4: Học sinh biết vận dụng văn miêu tả để làm bài. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con sông quê hương. Đồng thời biết bố cục văn bản, diễn đạt tương đối tốt, trình bày tương đối đẹp, còn mắc một số lỗi chính tả và diễn đạt. Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn miêu tả để làm bài, có đoạn còn lạc sang kể lể lan man. Bố cục văn bản chưa chặt chẽ, diễn đạt, trình bày chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  4. Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Lưu ý: - Chú ý tới mức độ với hs lớp 6 (không yêu cầu cao với các em), khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong miêu tả cảnh; không cho điểm cao với những bài học sinh sao chép lại văn mẫu có sẵn trong các tài liệu tham khảo - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.