Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lương Thế Vinh (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 9190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lương Thế Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Lương Thế Vinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018- 2019 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ooo I. MỤC TIÊU - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 8. - Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC - Hình thức : kiểm tra tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê tất cả các đơn vị bài học : 1.1./ Phần văn bản : (16 tiết) - Nhớ rừng (2 tiết) - Quê hương (1 tiết) - Khi con tu hú (1 tiết) - Tức cảnh Pác Bó (1 tiết) - Ngắm trăng (1 tiết) - Chiếu dời đô (1 tiết) - Hịch tướng sĩ (1 tiết) - Nước Địa Việt ta (1 tiết) - Bàn luận về phép học (1 tiết) - Thuế máu (2 tiết) - Đi bộ ngao du (2 tiết) - Ông Giốc – đanh mặc lễ phục (2 tiêt) 1.2./ Phần tiếng Việt : (12 tiết) - Câu nghi vấn (2 tiết) - Câu cầu khiến (1 tiết) - Câu cảm thán (1 tiết) - Câu trần thuật (1tiết) - Câu phủ định (1 tiết) - Hành động nói (2 tiết) - Hội thoại (2 tiết) - Lựa chọn trật tự từ trong câu (2tiết) 1.3./ Phần tập làm văn : (14 tiết) _ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (1 tiết). _ Phương pháp thuyết minh (1 tiết) _ Đề và cách làm bài của bài văn thuyết minh (2 tiết) _ Viết đoạn văn thuyết minh (1 tiết) _ Thuyết minh về một phương pháp (1 tiết) _ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (1 tiết) - Ôn tập về luận điểm (1 tiết) - Viết đoạn văn trình bày luận điểm (1 tiết) - Luyện tập xây dựng, trình bày luận điểm (1 tiết) - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn NL (1 tiết) - Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận (1 tiết)
  2. - Tìm hiểu các yếu tố tự sự miêu tả trong văn NL (1 tiết) - Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào văn nghị luận (1 tiết) 2. X ây dựng khung ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA PHÒNG GD & ĐT TỊNH BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II – NĂM HỌC : 2012- 2013 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN : NGỮ VĂN (Thời gian làm bài 90 phút) Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểuVận dụng Chủ đề/Nội dung cao Cộng 1. Đoạn văn “Hịch tướng sĩ” 1 1 2 2. Hành động nói 1 1 3. Phương thức biểu đạt 1 1 4. Văn nghị luận (xã hội, đời sống) và 1 1 thuyết minh 1 3 1 5 Số câu 1 2 đ 7.0 điểm 10.0 Số điểm điểm ĐIỂM BẰNG SỐ ĐIỂM BẰNG CHỮ CHỮ KÍ GT I CHỮ KÍ GT II A. ĐỌC HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI :(3 ĐIỂM) Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau! Ta thường tới bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trích Ngữ văn 8, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn văn trên ? (0,5 điểm) Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn thể hiện điều gì? (1,0 điểm) Câu 4: Hành động nói trong câu “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”, mục đích dùng để làm gì? (0,5 điểm) B. BÀI VIẾT (CHỌN 1 TRONG 2 ĐỀ – 7,0 ĐIỂM) ĐỀ 1: Thuyết minh về một món ăn dân tộc (canh chua, cá lóc kho tộ, thịt kho, cơm chiên, bánh xèo ) ĐỀ 2: Hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn còn lơ là trong học tập tin rằng, đúng như câu nói của người xưa: “Nếu còn trẻ mà không học thì lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”  Lưu ý : Hs làm bài làm trên giấy thi
  3. V. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM A. ĐỌC HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Câu 1: - Đoạn văn trích từ văn bản Hịch tướng sĩ (0,5đ). - Tác giả Trần Quốc Tuấn (0,5đ) Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn: Tình hình đất nước loạn lạc, gian nan và hình ảnh bọn giặc ngang tàn, tham lam, bạo ngược. Cùng với thái độ uất ức, câm ghét, khinh bỉ của tác giả với kẻ thù. (1,đ) Câu 3: Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp biểu cảm (0,5đ) Câu 4: Hành động nói trong câu nhằm mục đích trình bày (0,5đ). B.LÀM VĂN: Đề văn 1 Đề văn 2 Mở bài Giới thiệu món dân dân tộc được mọi người Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh (`1 điểm) thực hiện trong mỗi buổi cơm gia đình, hay Việc học có tầm quan trọng đối với cuộc lễ tết ? sống của mọi người. Người xưa từng nhắc nhở “Nếu còn trẻ có ích” Thân bài - Nguyên vật liệu để làm một món ăn - Học là gì? học như thế nào ? (4 điểm) + Nguyên liệu cơ bản - Học ở đâu? học để làm gì ? + Gia vị cần thiết + học nhà trường và xã hội - Cách làm một món ăn + mục đích học là tiếp thu tri thức phục vụ + sơ chế món ăn cuộc sống. + thực hiện làm một món ăn (mấy bước) - Tại sao “nếu còn trẻ mà có ích”? - Thành phẩm: màu sắc, mùi vị + không có học đến nơi thì sẽ không có kiến thức bước vào đời, làm việc gì cũng khó + kiến thức thấp sẽ có suy nghĩ hạn hẹp, nên không có khả năng làm việc trong môi trường khoa học tiên tiến Kết bài Thái độ, suy nghĩ (Ý nghĩa) về món ăn đó? Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc học . (1 điểm) Giá trị của món ăn? Lưu ý: + Bài văn trình bày có đầy đủ rõ bố cục (0,5đ) + lời văn mạch lạc, lập lận theo trình tự, ít mắc lỗi chính tả (0,5đ) Duyệt của BGH DUYỆT TTCM GVBM NGUYỄN PHÚ MỸ