Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 4 trang thaodu 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_101_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

  1. SỞ GD VÀ ĐT KON TUM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THPT MÔN: Sinh học LỚP: 10 NGUYỄN VĂN CỪ Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ:101 (Đề gồm có 03 trang) Chọn câu trả lời đúng nhất và tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm Câu 1: Cho các thông tin sau (1) Nhiễm sắc thể kép tách ở tâm động tạo thành 2 nhiễm sắc thể đơn và phân ly về 2 cực (2) Nhiễm sắc thể xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo (3) Xảy ra ở tế bào sinh dục vùng chín (4) Xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit không chị em trong cặp tương đồng (5) Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con giảm đi một nửa so với tế bào mẹ Đặc điểm chỉ có ở giảm phân mà không có trong nguyên phân là A. (1),(3), (4), (5) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (5) D. (3), (4), (5) Câu 2: Trong các đối tượng sau đây, đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ? 1. Người nghiện ma túy 2. Xe ôm 3. Gái mại dâm 4. Người làm nghề bốc vác 5. Bác sĩ 6. Người thường xuyên hiến máu nhân đạo A. 1, 3 B. 2, 4, 5 C. 1, 3, 6 D. 1, 2, 3, 6 Câu 3: Chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Khi côn trùng ăn lá cây chứa virut, trong ruột côn trùng sẽ phân giải thể bọc và giải phóng chúng. A. axit B. chất kiềm C. dịch nhầy D. các enzim tiêu hóa Câu 4: Diễn biến xảy ra ở kì sau của quá trình giảm phân 1 là A. nhiễm sắc thể kép tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo B. các nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa C. nhiễm sắc thể kép di chuyển về 2 cực tế bào nhờ thoi phân bào D. nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào Câu 5: “Không thể nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn ” . Đây là ý kiến đúng vì A. virut có phương thức sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi đưa ra ngoài tế bào sống virut là thể vô sinh. B. vi khuẩn có phương thức sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi đưa ra ngoài tế bào sống vi khuẩn là thể vô sinh C. virut có phương thức sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi đưa ra ngoài tế bào sống virut là thể hữu sinh D. vi khuẩn có phương thức sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi đưa ra ngoài tế bào sống vi khuẩn là thể hữu sinh Câu 6: Ở người bị nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy loại virut này với nồng độ cao ở A. trong máu, dịch nhầy âm đạo, tinh dịch B. trong mồ hôi, nước tiểu, trong máu C. trong mồ hôi, dịch nhầy âm đạo, máu D. trong máu, nước bọt, nước tiểu Câu 7: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm A. vi sinh vật ưa siêu nhiệt. B. vi sinh vật ưa lạnh. C. vi sinh vật ưa nhiệt. D. vi sinh vật ưa ấm. Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây không có ở pha suy vong trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục ? A. Hình thành enzim cảm ứng để phân giải cơ chất. B. Số tế bào bị hủy hoại nhiều hơn số tế bào được sinh ra. C. Chất dinh dưỡng dần cạn kiệt. D. Các chất thải độc hại tích lũy ngày càng nhiều. Câu 9: Mục đích của việc cho thêm nấm men khi làm bánh bao là gì ? A. Để bánh bao bảo quản được lâu hơn B. Để bánh bao có màu trắng C. Để bánh bao bông xốp hơn D. Để bánh bao có vị ngọt đậm Câu 10: Ở vi khuẩn hô hấp hiếu khí, khi phân giải 1 phân tử glucôzơ thì chúng sẽ tích lũy được bao nhiêu phân tử ATP ? A. 34 B. 38 C. 32 D. 30 Câu 11: Thành phần nào dưới đây tồn tại ở mọi virut ? A. Axit nuclêic, vỏ ngoài và vỏ capsit B. Vỏ ngoài và vỏ capsit C. Axit nuclêic và vỏ capsit D. Axit nuclêic và vỏ ngoài Câu 12: Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, trật tự các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự : Trang 1/4 - Mã đề thi 101
  2. A. Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong B. Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong C. Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong D. Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong Câu 13: Một chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau: - Môi trường A: nước, muối khoáng và nước thịt (có nhân tố sinh trưởng). - Môi trường B: nước, muối khoáng glucôzơ và tiamin (vitamin B1). - Môi trường C: nước, muối khoáng, glucôzơ. Sau khi nuôi ở tủ ấm 37 0C một thời gian, môi trường A và môi trường B trở nên đục, khi môi trường C vẫn trong suốt. Cho các kết luận sau: (1) Môi trường A là môi trường bán tổng hợp, môi trường B,C là môi trường tổng hợp (2) Vi khuẩn tụ cầu vàng cần có vitamin B1 và muối khoáng để phát triển, do vậy môi trường B là môi trường phù hợp với tụ cầu vàng. (3) Ở môi trường A có nước thịt, tụ cầu vàng có thể phân giải nước thịt để lấy các chất cần thiết nên cũng có thể sinh trưởng. (4) Ở môi trường C, chủng tụ cầu vàng này không thể tự tổng hợp tiamin nên chúng không phát triển, vì vậy chủng tụ cầu vàng này thuộc nhóm VSV khuyết dưỡng. Có mấy kết luận đúng? A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 14: Ở E.coli, khi nuôi cấy trong điều kiện thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra tất cả 3584 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể ? A. 8 B. 7 C. 9 D. 6 Câu 15: Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là A. thuộc nhiều giới: nguyên sinh, nấm và động vật B. kích thước siêu hiển vi (được đo bằng nanomet) C. hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh D. chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt Câu 16: Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục thì không có những pha này là vì A. trong môi trường nuôi cấy liên tục thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa B. trong môi trường nuôi cấy liên tục không bổ sung chất dinh dưỡng và không lấy đi các sản phẩm chuyển hóa C. trong môi trường nuôi cấy không liên tục thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa D. trong môi trường nuôi cấy không liên tục không bổ sung chất dinh dưỡng và thường xuyên lấy đi các sản phẩm chuyển hóa Câu 17: Môi trường nào dưới đây là môi trường tự nhiên trong nuôi cấy vi sinh vật ? A. Pepton 10g/l, cao nấm men 5g/l, NaCl 10g/l, nước cất 1 lít B. Cao nấm men (dịch tự phân của nấm men cô đặc lại) C. Tinh bột tan 20g/l, KNO3 1g/l, NaCl 0,5g/l, nước cất 1 lít D. Cao thịt bò (nước chiết thịt cô đặc lại) và glucôzơ 1,3 g/l Câu 18: Sữa chua từ trạng thái lỏng trở thành sệt là vì A. protein của sữa kết tủa B. axit amin của sữa kết tủa C. cacbonhydrat của sữa kết tủa D. lipit của sữa kết tủa Câu 19: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do A. sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp B. sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp C. sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp D. sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp Câu 20: Trong kì đầu 1 của giảm phân có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo A. giữa 2 cromatit cùng nguồn trong cặp NST kép tương đồng B. giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép không tương đồng C. giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng D. giữa 2 cromatit cùng nguồn trong cặp NST kép không tương đồng Trang 2/4 - Mã đề thi 101
  3. Câu 21: Một loài có 2n =6, các chữ cái là kí hiệu cho các NST, hai tế bào thuộc cùng 1 loại đang thực hiện các quá trình phân bào như hình vẽ dưới đây AA AA aa aa BB bb BB bb DD dd DD dd Hình 2 Hình 1 (1) Tế bào trên thuộc loại tế bào sinh dục (2) Tế bào hình 1 đang ở kì giữa của giảm phân1, tế bào hình 2 đang ở kì giữa của giảm phân 2 (3) Khi kết thúc quá trình phân bào, tế bào hình 1 tạo ra 4 tế bào đơn bội, tế bào hình 2 tạo ra 2 tế bào lưỡng bội (4) Khi kết thúc quá trình phân bào, tế bào hình 1 tạo ra 2 tế bào đơn bội, tế bào hình 2 tạo ra 2 tế bào lưỡng bội Số nhận định đúng với thông tin trên là A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 22: Hình ảnh dưới đây là hình ảnh mô phỏng cấu tạo A. virut có cấu trúc khối B. virut có cấu trúc xoắn C. virut có cấu trúc hỗn hợp D. virut có cấu trúc xoắn khối Câu 23: Quá trình phân chia liên tiếp của một nhóm tế bào người (2n = 46) đã tạo ra tất cả 2576 NST ở thế hệ cuối cùng. Biết rằng trong quá trình này môi trường đã cung cấp nguồn nguyên liệu tương đương với 2254 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào ban đầu và số lần phân chia của chúng lần lượt là: A. 7 tế bào ; 3 lần phân chia B. 6 tế bào ; 2 lần phân chia C. 7 tế bào ; 4 lần phân chia D. 8 tế bào ; 3 lần phân chia Câu 24: Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut diễn ra theo trật tự là: A. Hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích. B. Hấp thụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích. C. Xâm nhập - hấp phụ - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích. D. Xâm nhập - hấp thụ - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích Câu 25: Nếu cùng sử dụng một nguyên liệu đầu vào với hàm lượng như nhau thì trong các dạng chuyển hóa vật chất dưới đây, dạng nào có hiệu suất tạo năng lượng (ATP) cao nhất ? A. Hô hấp hiếu khí B. Hô hấp kị khí C. Lên men D. Hô hấp vi hiếu khí Câu 26: Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.Coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy trong điều kiện tối ưu là A. 128 B. 64 C. 24 D. 16 Câu 27: Ở một loài động vật (2n=40), có 5 tế bào sinh dục đực vùng chín thực hiện quá trình giảm phân, số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con sau giảm phân là: A. 800. B. 200. C. 600. D. 400. Câu 28: Trong cơ thể thực vật, virut lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua A. thành tế bào B. khoảng gian bào C. dòng mạch gỗ D. cầu sinh chất Câu 29: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn là sự kiện xảy ra ở A. kì giữa B. kì sau C. kì đầu D. kì cuối Câu 30: Đối với virut kí sinh trên vi sinh vật, quá trình xâm nhập của chúng vào tế bào chủ diễn ra như thế nào? A. Tùy trường hợp mà có thể bơm axit nuclêic hoặc vỏ capsit vào trong tế bào chủ. B. Cả axit nuclêic và vỏ capsit đều được bơm vào tế bào chủ. C. Vỏ capsit được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn axit nuclêic nằm ở bên ngoài. D. Axit nuclêic được bơm vào tế bào chất của tế bào chủ còn vỏ capsit nằm ở bên ngoài. Trang 3/4 - Mã đề thi 101
  4. Người soạn: - Nguyễn Thị Hoa - Trần Thị Ngọc Linh Lớp kiểm tra: Khối 10 DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Nguyễn Thị Hoa Trang 4/4 - Mã đề thi 101