Đề kiểm tra kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

doc 7 trang Hoài Anh 25/05/2022 3806
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA KÌ I – NĂM HỌC 2020 -2021 MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng số Mạch kiến Số thức, kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 02 02 01 01 05 01 Số câu *Đọc hiểu văn bản: Câu số 1,2 3,4 5 6 Cảnh nghèo khó của gia đình bác Lê do đông con. Số 1,0 1,0 1,0 1,0 3,0 1,0 điểm *Kiến thức 01 01 01 01 02 02 Số câu tiếng việt: Từ đồng âm, 7 8 9 10 Viết câu quan Câu số hệ từ. MRVT: Số Hạnh phúc điểm 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 2,0 Số 03 03 01 01 02 07 03 câu Tổng Số điể 1,5 1,5 02 02 4,0 3,0 m
  2. TRƯỜNG TH&THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên : Năm học : 2020- 2021 Lớp : 5/ Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Thời gian: 70 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên: Đọc Viết Chung I. KIỂM TRA ĐỌC 1/ Đọc thành tiếng: - HS bốc thăm đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 từ Tuần 11 – tuần 17 - HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn/bài đọc do giáo viên nêu ra. 2/ Đọc hiểu và làm bài tập: Đọc thầm bài “ Cảnh đông con” CẢNH ĐÔNG CON Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê) * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 dưới đây: Câu 1. Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: a. Ăn đói, mặc rách, phải đi làm phụ hồ ở rất xa. b. Nhà cửa lụp xụp, chỉ có chiếc giường là tươm tất. c. Từ sáng đã ra đồng cấy lúa, nhổ cỏ ở ruộng nhà mình. d. Ăn đói, mặc rách, nhà cửa lụp xụp, từ sáng đã ra cánh đồng kiếm cua, ốc. Câu 2. Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn. c. Đồng lương của bác Lê. d. Buôn bán. Câu 3. Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên: a. Trên sàn nhà. b. Chiếc nệm mới. c. Ổ rơm d. Trên ghế đệm
  3. Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói: a. Gia đình không có ruộng, đông con. b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau. c. Bị thiên tai, mất mùa. d. Bác Lê lười lao động. Câu 5. Gia đình bác Lê sung sướng khi: a. Bán được vé số, có tiền nuôi con. b. Có người đến thăm, cho quà. c. Được ăn ngon, mặc ấm. d. Có người mướn, có gạo tiền cho lũ con ăn. Câu 6. Để có cuộc sống no ấm, con cái được nuôi dạy tốt, mỗi gia đình nên nên làm gì? HS liên hệ gia đình mình? (Viết 1 - 2 câu) . Câu 7. “Hạnh phúc” có nghĩa là: a. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon ngủ yên. b. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. c. Hồ hỡi, háo hức sẵn sàng làm việc. d. Được đi chơi ở nhiều nơi, tham quan nhiều cảnh đẹp. Câu 8. Tìm từ trái nghĩa với từ “sung sướng” a. cực khổ b. siêng năng c. lười biếng d. hạnh phúc Câu 9. Tìm, gạch chân dưới từ đồng âm và nêu cách hiểu của mình về câu sau: Nhà bác Lê không có lê mà ăn. Câu 10. Em hãy đặt một câu nói về gia đình bác Lê có sử dụng quan hệ từ (cặp quan hệ từ): B . KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: (15 phút)
  4. II. Tập làm văn: (35 phút) Đề bài: Hãy tả một người mà em yêu quí.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT- HỌC KỲ I LỚP 5 - NĂM HỌC: 2020-2021 A.KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1 ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) - Yêu cầu: Tốc độ đọc phải đảm bảo 110 tiếng/phút GV cho HS bắt thăm một trong các bài từ tuần 1 đến tuần 9 và trả lời một câu hỏi do GV tự nêu ra. Yêu cầu: Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng chỗ và trả lời đúng câu hỏi. (ghi điểm tối đa) Tuỳ theo mức độ đọc của học sinh, GV coi thi linh hoạt ghi điểm cho phù hợp. (điểm có thể là 3 điểm, 2,5 điểm, 2 điểm ) 2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: (7điểm -30 phút) 1-M1 2-M1 3-M2 4-M2 5-M3 7-M1 8-M2 Câu 0,5 0,5 0,5 0,5 1đ 0,5 0,5 Đ/án d b c a d b a Câu 6: (M4-1đ) Để có cuộc sống no ấm, con cái được nuôi dạy tốt, mỗi gia đình nên chỉ có hai con. HS liên hệ gia đình mình. HS viết có nội dung tương tự GV linh hoạt ghi điểm. Câu 9: (M3-1đ) Gạch chân dưới từ lê; Lê là tên của một người; lê chỉ quả lê. Câu 10: (M4-1đ) Học sinh ghi đúng nghĩa và chính tả thì ghi điểm tối đa Ví dụ: Gia đình bác Lê nghèo đói vì đông con. Vì gia đình bác Lê đông con nên nghèo đói. B.KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I.CHÍNH TẢ: (Nghe-viết) (2 điểm-15 phút) Nghe viết đầu bài và đoạn văn sau: Người thợ rèn Ngồi xem anh Thận làm việc thật thích: có cái gì rất khỏe rất say trong công việc của anh, sinh động và hấp dẫn lạ thường. Này đây, anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch. Những chiếc vảy của nó bắn tung tóe thành những tia lửa sáng rực. Nó nghiến răng ken két, nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục. Anh quặp lấy nó trong đôi kìm sắt dài, lại dúi đầu nó vào giữa đống than hồng. (Theo Nguyên Ngọc) Bài viết rõ ràng, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả (ghi điểm tối đa) Lỗi chính tả trong bài viết được tính: Viết sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết hoa đúng qui định đều trừ 0,25 điểm/ 2 lỗi sai Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,25 điểm toàn bài. II.TẬP LÀM VĂN: (8 điểm -35 phút) 1. YÊU CẦU : a. Thể loại: Văn miêu tả. (Tả người) b. Nội dung: Tả một người mà em yêu quý. c. Hình thức: Viết bài văn ngắn khoảng 20 dòng theo trình tự của thể loại văn miêu tả. 2) BIỂU ĐIỂM: - Mở bài: (1,5 đ) Giới thiệu về người mình tả. (Tên, mối quan hệ ) - Thân bài (5 đ) * Tả ngoại hình
  6. Đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, * Tả tính tình, hoạt động Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác - Kết bài: (1,5 đ) Nêu cảm nghĩ của em về người được tả Bài điểm 8 : Bài viết đầy đủ 3 yêu cầu chính theo thể loại văn miêu tả và biết sử dụng các từ ngữ gợi tả hình ảnh, cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc. Bài viết mắc không quá 3 lỗi diễn đạt về cách dùng từ , đặt câu, ngữ pháp, lỗi chính tả .) Bài điểm 6 - 7,5: Bài viết đạt yêu cầu như bài điểm 5 nhưng mắc không quá 4 lỗi diễn đạt (về cách dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, lỗi chính tả .) Bài điểm 4- 5,5: Bài viết đạt các yêu cầu a, b như nhưng yêu cầu c vẫn còn vài chỗ chưa hợp lý, toàn bộ bài mắc không quá 5 lỗi diễn đạt (về cách dùng từ, đặt câu, ngữ pháp, lỗi chính tả .) Bài điểm 2- 3,5: Bài viết đạt yêu cầu b, c ở mức độ trung bình nhưng diễn đạt còn vụng, mắc trên 5 lỗi diễn đạt về cách dùng từ , đặt câu, ngữ pháp, lỗi chính tả . Bài điểm 1- 1,5: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu b, c diễn đạt còn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt về cách dùng từ đặt câu, kết cấu ngữ pháp, sai chính tả nhiều. *Tuỳ mức độ trình bày bài của học sinh, GV linh hoạt ghi điểm cho phù hợp.