Đề kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Giáo dục công dân Lớp 7 (Có đáp án)
- Họ và tên: Lớp: Đề kiểm tra : Gd Công dân 7 I.Trắc nghiệm: 2 điểm Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị? A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu B. Tổ chức sinh nhật linh đình C. Diễn đạt dài dòng D. Giản dị là qua loa đại khái Câu 2:Người tự tin có biểu hiện? A. Đánh giá cao bản thân B. Luôn kiêu hãnh C. Tin tưởng vào bản thân D. Cả A và B Câu 3: Việc nào đưới đây thể hiện tính trung thực? A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn B. Không nói khuyết điểm của bản thân C. Nói với cô giáo nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình Câu 4: Theo em câu tục ngữ nào sau đây không nói về yêu thương lòng con người? A. Lá lành đùm lá rách B. Trâu buộc ghét trâu ăn C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ D. Thương người như thể thương thân Câu 5: Những câu ca dao tục ngữ sau câu nào nói về Tôn sư trọng đạo? A. Không thầy đố mày làm nên 1
- B. Có công mài sắt có ngày nên kim C. Cần cù bù thông minh D. Cả B và C Câu 6: Hành vi trái với trung thực là? A. Dối trá B. Ngay thẳng C. Xuyện tạc D. Cả A và C Câu 7: Biểu hiện trái tự trọng là? A. Giữ đúng lời hứa B. Không quay cóp C. Sai hẹn D. Cả A và B Câu 8: Trái với yêu thương là? A. Căm ghét B. Thù hận C. Mâu thuẫn D. Cả A,B,C II. Tự luận: 8 điểm Câu 1 (2 điểm): Thế nào là tự trọng? Vì sao ở mỗi người cần phải có tự trọng? Câu 2(2 điểm ): Yêu thương con người là gì? Nêu biểu hiện? Lấy ví dụ 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người? Câu 3 (2 điểm): Tình huống Trung là bạn học ở gần nhà Thủy.Trung bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Nếu em là Thủy em sẽ giúp Trung việc gì? Câu 4( 2 điểm): 2
- Lan và Hồng cùng học 1 lớp. Lan học giỏi còn Hồng học kém Toán.Mỗi khi có bài kiểm tra Hồng lại nhìn bài của Lan để mình khỏi bị điểm kém. a. Em có tán thành việc làm của Hồng không? b. Nếu là Hồng e sẽ làm gì? 3
- ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm: Câu 1: A; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: B; câu 5: A; câu 6: D;câu 7: C; câu 8: A II. Tự luận: Câu 1: - Tự trọng là: biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội. (1đ) - Cần phải có tự trọng vì: (1đ) + Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người + Giúp con người có nghị lực để vươn lên mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ + Nâng cao phẩm giá uy tín của bản thân Câu 2: - Yêu thương con người : (1đ) + Là quan tâm giúp đỡ người khác + Làm những điều tốt đẹp + Giúp người khác khi họ gặp khó khăn hoạn nạn - Biểu hiện: Sẵn sàng giúp đỡ thông cảm chia sẻ. Biết tha thứ. Có lòng vị tha.Biết hi sinh (0,5đ) - Hs tìm câu ca dao tục ngữ được: (0,5đ) Câu 3: - Giúp Trung chép bài, giảng lại bài cho Trung và động viên Trung sớm khỏi bệnh (2đ) Câu 4: - Em không tán thành với việc làm của Hồng. (1đ) - Vì như vậy là không trung thực không có lòng tự trọng trong học tập. (0,5đ) - Nếu em là Hồng thì trong lúc học bài nếu có gì không hiểu sẽ hỏi Lan để mình hiểu bài như vậy mình sẽ học tiến bộ hơn. (0,5đ) 4