Đề kiểm tra văn học dân gian môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn học dân gian môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_van_hoc_dan_gian_mon_ngu_van_lop_6_de_2_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra văn học dân gian môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 2 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC DÂN GIAN MÃ 02 Năm học: 2019-2020 Môn : Ngữ Văn 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên lớp: Điểm: Nhận xét của giáo viên: ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. Nối tên văn bản ở cột A với tên thể loại ở cột B sao cho phù hợp A Nối B 1. Sự tích Hồ Gươm a. Truyện cười 2. Sọ Dừa b. Truyền thuyết 3. Ếch ngồi đáy giếng c. Thần thoại 4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng d. Truyện ngụ ngôn e. Cổ tích Khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng Câu 2. Vì sao truyện "Ếch ngồi đáy giếng" được xếp vào thể loại truyện ngụ ngôn A. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác. B. Đó là câu chuyện dân gian kể về những con vật nhỏ bé có chí lớn. C. Đó là câu chuyện kể về sự kiện, nhân vật có liên quan đến các nhân vật lịch sử. D. Đó là loại truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người Câu 3. Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai ? A. Người cha C. Nhà vua B. Em bé D. Sứ thần nước ngoài Câu 4. Người xưa dùng trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra hình tượng Thánh Gióng nhằm mục đích gì ? A. Ca ngợi sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ. B. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lũ xảy ra hằng năm. C. Giải thích hiện tượng vì sao có tre đằng ngà và vì sao có làng Phù Đổng. D. Là biểu tượng rực rỡ của ý thức bảo vệ đất nước, quan niệm ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc cứu nước. Câu 5. Lời khuyên nào được rút ra từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng ? A. Cần phải giữ vững lập trường trước ý kiến của người khác. B. Trong cuộc sống cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. C. Chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. D. Khi đề rs kế hoạch thì phải cố gắng thực hiện. II. Tự luận. ( 8,0 điểm) Câu 1. (1 điểm) Liệt kê 4 chi tiết kỳ ảo hoang đường mà em thích nhất trong các câu truyện truyền thuyết đã học ?
  2. Câu 2. (3,0 điểm) . Những thử thách mà nhân vật em bé thông minh phải trải qua là gì? Nhờ có trí thông minh mà em bé trải qua những lần thử thách ấy, vậy em hiểu trí thông minh là gì? Câu 3. (1,0 điểm) Từ câu chuyện " Ếch ngồi đáy giếng" em rút ra những bài học gì cho mình? Câu 4.(3 điểm) Viết đoạn văn khoảng (khoảng 10 dòng) kể đoạn kết có sáng tạo cho truyện Sơn Tinh Thủy Tinh? BÀI LÀM
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT - VĂN HỌC DÂN GIAN Môn: Ngữ văn - Lớp 6 Năm học 2019 - 2020 Đề 02 A. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và khả năng phát triển năng lực phẩm chất người học. B. Hướng dẫn cụ thể: Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm - HS nối đúng 1 ý cho 0,25 điểm 1,0 1 1 - b ; 2 - e ; 3 - d ; 4 - d Trắc 2 Đáp án D 0,25 nghiệm 3 Đáp án B 0,25 4 Đáp án D 0,25 5 Đáp án A 0,25 Tổng điểm 2,0 Liệt kê 4 chi tiết 1 1 Liệt kê 4 chi tiết - mỗi chi tiết đúng cho 0,25 điểm * Những thử thách Em bé thông minh gặp phải: 1,0 - Kể về 4 lần thử thách đối với em bé thông minh: + giải câu đố của viên quan trâu cày mỗi ngày đi bao nhiêu bước ; + giải câu đố của nhà vua lần 1: trâu đực để con; 2 + giải câu đố của vua lần 2 sẻ thịt chim Tự + giải câu đố của sứ giả nước láng giếng: xâu sợ chỉ qua luận đường ruột ốc * Thông minh là người có đầu óc quan sát, linh hoạt 2,0 giải quyết các tình huống, vận dụng tốt những hiểu biết của mình vào cuộc sống - Không nên kiêu ngạo ngạo mạn trong bất kì hoàn cảnh 1,0 nào 4 - Mỗi chúng ta vẫn phải học hỏi rất nhiều vì thế giới bên ngoài là rất rộng lớn.
  4. * Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn 0,5 * Yêu cầu về nội dung: HS viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sáng tạo cái kết mới cho truyện Sơn Tinh Thủy Tinh vd: Sau khi thấy Thủy Tinh quá giận giữ, Sơn Tinh cùng 5 Mị Nương đã đến Thủy cung của Thủy Tinh. Mị Nương 2,0. có ý gả cô em họ cũng rất xinh đẹp nết na cho Thủy Tinh và mong hai bên giảng hòa nhưng Thủy Tinh không nghe * Chính tả, dùng từ, đặt câu - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng 0,5 Tổng điểm 8,0