Đề ôn tập Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_2_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề ôn tập Cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 2 (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC . ĐỀ ÔN CUỐI KÌ II – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 Họ và tên: Thời gian làm bài: 30 phút Lớp 2 . Điểm đọc Điểm viết Điểm trung bình và nhận xét - Đọc thành tiếng: - Chính tả: . - Đọc hiểu: . - Tập làm văn: I. Đọc thầm câu chuyện và thực hiện các yêu cầu bên dưới: VẺ ĐẸP HOA BAN TÂY BẮC Hoa ban nở rộ vào dịp tháng hai, tháng ba dương lịch. Những cơn mưa xuân như đánh thức cả rừng hoa ban sau một giấc ngủ dài. Cây ban như loại cây sim sống bền bỉ. Trên đồi cằn cỗi, cỏ tranh khô héo nhưng cây ban vẫn xanh tươi. Hoa ban năm cánh trắng, phơn phớt hồng tím, nhụy ban rất ngọt, các loài ong rất ưa thích. Cánh hoa ban vừa ngọt, vừa bùi, người Thái thường lấy về đồ chín trộn với giấm, vừng thành một món nộm, ăn rất lạ. Lá ban hình móng bò, người Thái bảo hình “đôi trái tim ghép lại”. Quả ban giống như quả bồ kết, hạt già đồ chín ăn ngon như hạt đậu. Người Thái rất yêu hoa ban, nên ngày Tết trên bàn thờ luôn có cành hoa ban để dâng cúng, tỏ long thành kính với tổ tiên. Với tuổi trẻ, hoa ban là ước mơ trẻ mãi không già, nhiều nghị lực và tình yêu bền vững. . (Theo: Ngọc Anh) Câu 1. Bài văn nói về loài hoa nào của Tây Bắc? A. Hoa lan B. Hoa đào C. Hoa ban Câu 2. Vẻ đẹp của hoa ban được miêu tả như thế nào? A. Hoa ban năm cánh hồng phơn phớt, cánh hoa ban vừa ngọt vừa bùi. B. Hoa ban năm cánh tím, phơn phớt trắng hồng, nhụy ban bùi và ngọt. C. Hoa ban năm cánh trắng, phơn phớt hồng tím, nhụy ban rất ngọt. Câu 3. Hoa ban có mùi vị như thế nào? A. Vừa ngọt, vừa bùi. B. Vừa chua, vừa ngọt. C. Vừa bùi, vừa ngậy. Câu 4. Câu nào nêu lên sức sống mãnh liệt của cây hoa ban ? A. Hoa ban nở rộ vào dịp tháng hai, tháng ba dương lịch. B. Sống bền bỉ, trên đất đồi cằn cỗi, cây ban vẫn xanh tươi. C. Hoa ban là ước mơ trẻ mãi không già. Câu 5. Hoa ban tượng trưng cho điều gì? Câu 6. Em yêu quý loài hoa nào? Vì sao?
- Câu 7. Gạch bỏ một từ không thuộc nhóm trong dãy từ sau: Trắng, hồng tím, tươi tốt, xanh biếc, đỏ thắm Câu 8. Câu “Cây ban sống bền bỉ trên đất đồi cằn cỗi.” có cấu tạo theo mẫu nào? A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 9. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu: Khi mùa xuân đến, hoa ban nở rộ khắp núi rừng Tây Bắc. Câu 10. Đặt một dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu sau: Hàng nghìn đời nay hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc. II. Kiểm tra viết: 1. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết đoạn văn sau: Sự tích hoa đào Ngày xửa ngày xưa, có một cây hoa đào đã mọc trên núi Sóc Sơn – Bắc Việt rất lâu rồi. Cành lá của cây đào vô cùng to lớn, hoàn toàn khác với những cây đào khác, bóng cây rộng đến mức đủ che kín cả một vùng. (Theo Truyện cổ tích Việt Nam) 2. Tập làm văn (6 điểm): Đề bài: Mỗi mùa trong năm có một hương sắc, vẻ đẹp riêng: mùa xuân tươi mát, mùa hè sôi động, mùa thu dịu dàng, mùa đông ấp ủ mầm xanh. Em hãy viết một đoạn văn ngắn để tả một mùa mà em yêu thích.
- ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT VẺ ĐẸP HOA BAN TÂY BẮC Câu Điểm Đáp án 1 0,5 C 2 0,5 C 3 0,5 A 4 0,5 B 5 1 Hoa ban tượng trưng cho ước mơ trẻ mãi không già, nhiều nghị lực và tình yêu bền vững. 6 1 HS tự nêu theo ý của bản than. 7 0,5 Tươi tốt 8 0,5 B 9 0,5 Khi nào hoa ban nở rộ khắp núi rừng Tây Bắc? 10 0,5 Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Tây Bắc. Tổng 6