Đề ôn tập học kì I môn Công nghệ 7 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 17/05/2022 5000
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì I môn Công nghệ 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ki_i_mon_cong_nghe_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề ôn tập học kì I môn Công nghệ 7 - Năm học 2021-2022

  1. ÔN TAP HK1- CÔNG NGHỆ -LỚP: 7-NH: 2021-2022 Câu 1: Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản để xuất khẩu là: A. Vai trò của trồng trọt B. Nhiệm vụ của trồng trọt C. Chức năng của trồng trọt D. Ý nghĩa của trồng trọt Câu 2: Nhiệm vụ của trồng trọt là: A. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su B. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu C. Trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy D. Phát triển chăn nuôi: lợn (heo), gà, vịt Câu 3: Đất trồng là gì? A. Kho dự trữ thức ăn của cây B. Do đá núi mũn ra, cây nào cũng sống được C. Lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất Câu 4: Thành phần đất trồng gồm: A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ Câu 5: Sự khác biệt giữa đất trồng và đá? A. Nước B. Độ phì nhiêu C. Ánh sáng D. Độ ẩm Câu 6: Đất kiềm là đất có pH là bao nhiêu? A. pH 7,5 D. pH = 7,5 Câu 7: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất? A. Thành phần hữu cơ và vô cơ B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng C. Thành phần vô cơ D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất Câu 8: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là vì sao? A. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét B. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét
  2. C. Nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn D. Tất cả ý trên Câu 9: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì: A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm C. Diện tích đất trồng có hạn D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa Câu 10: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải? A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý B. Bón phân hợp lý C. Bón vôi D. Chú trọng công tác thủy lợi Câu 11: Trong các biện pháp sau đây là biện pháp sử dụng đất hợp lý? A. Trồng nhiều loại cây trên một đơn vị diện tích B. Bỏ đất hoang, cách vụ C. Sử dụng đất không cải tạo D. Chọn cây trồng phù hợp với đất Câu 12:Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang: A. Rửa phèn B. Giảm độ chua của đất C. Hạn chế xói mòn D. Tăng bề dày lớp đất trồng Câu 13: Nhóm phân nào sau đây thuộc nhóm phân hữu cơ? A. Đạm, kali, vôi B. Phân xanh, phân chuồng, phân rác C. Phân xanh, phân kali D. Phân chuồng, kali Câu 14: Phân bón không có tác dụng nào sau đây? A. Diệt trừ cỏ dại B. Tăng năng suất cây trồng C. Tăng chất lượng nông sản D. Tăng độ phì nhiêu của đất Câu 15: Chọn câu đúng nhất về phân loại phân bón: A. Phân bón gồm 3 loại là: Phân xanh, đạm, vi lượng B. Phân bón gồm 3 loại: Đạm, lân, kali C. Phân bón gồm 3 loại: Phân chuồng, phân hóa học, phân xanh D. Phân bón gồm 3 loại: Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh Câu 16: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí: A. Mưa lũ B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ
  3. C. Mưa rào D. Nắng nóng Câu 17: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót: A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm B. Phân xanh, phân kali, phân NPK C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh Câu 18: Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: A. Lai tạo giống B. Giâm cành C. Ghép mắt D. Chiết cành Câu 19: Tiêu chuẩn nào sau đây được đánh giá là một giống tốt? A. Sinh trưởng mạnh, chất lượng tốt B. Năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt C. Sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh D. Có năng suất cao và ổn định Câu 20: Trong trồng trọt thì giống cây trồng có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất cây trồng? A. Làm tăng chất lượng nông sản B. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng C. Quyết định đến năng suất cây trồng D. Làm tăng vụ gieo trồng Câu 21: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì? A. Phương pháp chọn lọc B. Phương pháp lai C. Phương pháp gây đột biến D. Phương pháp nuôi cấy mô Câu 22: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích: A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng B. Tăng năng suất cây trồng C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng D. Tăng vụ gieo trồng Câu 23: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt cần trải qua mấy năm? A. 3 B. 4
  4. C. 5 D. 6 Câu 24: Hạt giống tốt phải đạt chuẩn: A. Khô, mẩy. B. Tỉ lệ hạt lép thấp. C. Không sâu bệnh. D. Tất cả đều đúng. Câu 25: Nơi bảo quản hạt giống cần phải có điều kiện: A. Nhiệt độ thấp. B. Độ ẩm cao. C. Phải thông thoáng. D. Các con vật dễ xâm nhập. Câu 26: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh nhất? A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng Câu 27: Bộ phận cây trồng bị thối không do nguyên nhân nào? A. Nhiệt độ cao B. Vi rút C. Nấm D. Vi khuẩn Câu 28: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào? A. Sinh trưởng và phát triển giảm B. Tốc độ sinh trưởng tăng C. Chất lượng nông sản không thay đổi D. Tăng năng suất cây trồng Câu 29: Dấu hiệu nào không phải là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại: A. Cành bị gãy. B. Cây, củ bị thối. C. Quả bị chảy nhựa. D. Quả to hơn. Câu 30: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại? A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học Câu 31: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
  5. A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học Câu 32: Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường? A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh B. Biện pháp thủ công C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học Câu 33: Nhược điểm của biện pháp hóa học là: A. Khó thực hiện, tốn tiền B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch Câu 34: Muốn phòng, trừ sâu, bệnh đạt hiệu quả cao phải: A. Sử dụng biện pháp hóa học B. Sử dụng biện pháp sinh học C. Sử dụng biện pháp canh tác D. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Câu 35: Có bao nhiêu biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 36: Bừa và đập đất có tác dụng: A. Xáo trộn lớp mặt đất, làm đất tơi xốp. B. Làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng. C. Dễ chăm sóc cây, tránh ngập úng và tạo tầng đất dầy. D. Tất cả đều đúng Câu 37: Loại đất nào dưới đây không cần yêu cần cày sâu? A. Đất cát. B. Đất thịt. C. Đất sét. D. Đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Câu 38: Cầy, bừa đất bằng máy thay vì trâu, bò có ưu điểm: A. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp. B. Làm nhanh, ít tốn công. C. Giá thành cao. D. Dụng cụ đơn giản.
  6. Câu 39: Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa trên các yếu tố: A. Khí hậu. B. Loại cây trồng. C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi điạ phương. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 40: Các vụ gieo trồng trong năm ở nước ta tập trung vào các vụ sau, trừ: A. Vụ đông xuân. B. Vụ hè thu. C. Vụ chiêm. D. Vụ mùa. Câu 41. Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải: A. Chọn cây còn non để chặt. B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng. C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm. D. Phục hồi rừng sau khi khai thác. Câu 42. Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là: A. Khai thác rừng phòng hộ. B. Khai thác rừng ở nơi đất dốc. C. Khai thác trắng sau đó trồng lại. D. Tham gia phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Câu 43. Khai thác rừng có các loại sau: A. Khai thác trắng và khai thác dần. B. Khai thác dần và khai thác chọn. C. Khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn. D. Khai thác chọn và khai thác toàn bộ. Câu44. Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là A. Mùa xuân.
  7. B. Mùa thu. C. Mùa hạ. D. Cả A và B đều đúng. Câạo: Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm phải có các điều kiện sau: A. Gần nguồn nước và nơi trồng rừng. B. Mặt đất bằng hay hơi dốc. C. Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại. D. Tất cả đều đúng. Câu 46: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 47: Trong các loài sau, loài nào là động vật rừng quý hiếm ở Việt Nam? A. Voọc ngũ sắc, voọc mũi hếch, công, gà lôi. B. Voi, trâu rừng, bò nuôi, sói. C. Gấu chó, chó, vượn đen, sóc bay. D. Mèo tam thể, Cầy vằn, cá sấu, tê giác một sừng. Câu 48: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là: A. Cung cấp thực phẩm cho ngành sản xuất. B. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. C. Cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng trong nước. D. Cung cấp sức kéo và phân bón. Câu 49:. Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là: A. Sự sinh trưởng. B. Sự phát dục.
  8. C. Phát dục sau đó sinh trưởng. D. Sinh trưởng sau đó phát dục. Câu 50:. Yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi là A. Di truyền. B. Thức ăn. C. Chăm sóc. D. Cả 3 yếu tố trên B/ TỰ LUẬN: Câu 1: Vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng? Câu 2: Vai trò khoanh nuôi và bảo vệ rừng? Câu 3: Thế nào là giống vật nuôi?Nêu vai trò của giống vật nuôi trong phát triển nông nghiệp. Câu 4: Ở địa phương em nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Vì sao?