Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 1 (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3150
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_dia_ly_de_so_1_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Địa lý - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN SỐ 1 Họ và tên : số câu sai: Câu 1: Đường bờ biển nước ta chạy từ A. Lạng Sơn đến Cà Mau. B. Lạng Son đến Kiên Giang. C. Quảng Ninh đến Kiên Giang. D. Quảng Ninh đến Cà Mau. Câu 2: Ở nước ta, đồng bằng hạ lưu các sông được bồi tụ nhanh là do A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. sông ngòi nhiều nước. C. quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi. D. chế độ nước sông theo mùa. Câu 3: Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây là đúng trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Hoa Kì? A. Tăng tỷ trọng dịch vụ. B. Giảm tỷ trọng nông nghiệp. C. Công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất. D. Tăng tỷ trọng công nghiệp. Câu 4: Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là A. không còn mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên. B. chế độ chính trị các quốc gia thành viên tương đối giống nhau. C. hệ thống cơ sở hạ tầng đã được hiện đại hóa. D. 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên. Câu 5: Vùng TDMN Bắc Bộ nước ta có mùa đông lạnh kéo dài là do A. có vị trí giáp biển. B. ảnh hưởng của vị trí, địa hình và các núi cánh cung. C. có đồng bằng đón gió. D. có nhiều đồi núi thấp. Câu 6: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2016 Năm Tổng số dân Sản lượng lương Bình quân lương (nghìn người) thực thực theo đầu người (nghìn tấn) (kg/ người) 1990 66016 19879,7 301,1 2000 77635 34538,9 444,9 2005 82392 39621,6 480,9 2010 86947 44632,2 513,4 2016 92692 48416,2 522,3 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta, giai đoạn 1990-2016, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp (cột và đường). Câu 7: Ở vùng TDMN Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò là do A. trong vùng có nhiều giống trâu quý. B. trâu thích nghi với khí hậu lạnh hơn bò. Trang 1/4 – ON1_ 132
  2. C. nhu cầu sử dụng thịt bò trong vùng không cao. D. trâu thích nghi với điều kiện chăn thả hơn bò. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Là vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ hai cả nước. B. Là vùng chuyên canh cây điều lớn nhất nước. C. Là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất nước. D. Là vùng chuyên canh cây dừa lớn nhất nước. Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, loại đất có diện tích lớn nhất nước ta là A. đất feralit trên các loại đá khác. B. đất feralit trên đá ba dan. C. đất feralit trên đá vôi. D. đất phù sa. Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp chưa xuất hiện ở vùng A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. TDMN Bắc Bộ. Câu 11: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, các nước, vùng lãnh thổ mà nước ta nhập khẩu hàng hóa có giá trị trên 6 tỉ USD là A. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Liên Bang Nga. B. Hoa Kì, Nhật Bản, Ôxtralia, Ấn Độ C. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Singapo. D. Nhật Bản, Singapo, Hoa Kì, Hàn Quốc. Câu 12: Những khu vực chịu tác động khô hạn nhất nước ta vào mùa khô là A. Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên và ĐBSCL D. Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ. Câu 13: Ngành có tính truyền thống trong sản xuất nông nghiệp ở Đông Nam Á là A. chăn nuôi gia súc, gia cầm. B. nuôi trồng thủy sả. C. trồng cây cn nhiệt đới. D. trồng lúa nước. Câu 14: Yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là A. địa hình, đất đai đa dạng. B. nguồn nước và sinh vật phong phú. C. khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh. D. chế độ nhiệt, ẩm dồi dào. Câu 15: Cho biểu đồ Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014? A. Sản lượng lúa có xu hướng tăng nhưng không ổn định. B. Diện tích lúa có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 1990 – 2000 và không ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014. C. Giai đoạn 2000 – 2005, diện tích lúa của nước ta có xu hướng tăng. D. Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta có sự tăng – giảm tương đồng. Trang 2/4 – ON1_ 132
  3. Câu 16: Địa phương về nông nghiệp thuộc vùng TDMN Bắc Bộ, về công nghiệp lại thuộc vùng ĐBSH là A. Tuyên Quang. B. Thanh Hóa. C. Quảng Ninh. D. Bắc Giang. Câu 17: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên là A. công nghiệp .B. nông-lâm-ngư nghiêp .C. dịch vụ. D. thương mại. Câu 18: Giải pháp quan trọng nhất để hạn chế rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. đa dạng hóa cây công nghiệp . B. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm. C. tìm thị trường xuất khẩu ổn định. D. tạo ra tập quán sản xuất mới cho nguồn lao động. Câu 19: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GPD PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA LÀO, NĂM 2010 VÀ NĂM 2016 (Đơn vị:%) 2010 2016 Khu vực I 31,4 19,5 Khu vực II 32,3 32,5 Khu vực III 36,3 48,0 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Lào, giai đoạn 2010-2016? A. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng. B. Khu vực III có tỉ trọng lớn nhất và tăng lên. C. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất nhưng đang giảm. D. Khu vực I , khu vực II giảm, khu vực III tăng. Câu 20: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp khác. B. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp khác. C. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt, giảm tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp khác. D. tăng tỉ trọng công nghiệp trọng điểm, giảm tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp khác. Câu 21: Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và đời sống ở Đồng bằng sông Cửu Long về mặt tự nhiên là A. khí hậu nóng khô quanh năm. B. cháy rừng diễn ra phổ biến. C. sự xâm nhập mặn vào đất liền. D. bão, lũ thường xuyên xảy ra. Câu 22: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, địa điểm nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 200C? A. Sapa. B. Điện Biên Phủ. C. Lạng Sơn. D. Hà Nội. Câu 23: Loại khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn nhất ở Lào Cai là A. đá hoa cương. B. apatit. C. than D. Boxit Câu 24: Trong cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng giữ vai trò chủ đạo là A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. B. kinh tế ngoài nhà nước. C. kinh tế tư nhân. D. kinh tế nhà nước. Câu 25: Tỉ trọng các nhóm tuổi trong dân số nước ta đang thay đổi theo hướng A. nhóm tuổi 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm. B. nhóm tuổi 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi giảm, nhóm 60 tuổi trở lên tăng. C. nhóm tuổi 0-14 tuổi giảm, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên tăng. D. nhóm tuổi 0-14 tuổi tăng, nhóm 15-59 tuổi tăng, nhóm 60 tuổi trở lên giảm. Câu 26: Khó khăn lớn nhất về kinh tế- xã hội của Tây Nguyên là A. nền văn hóa đa dạng. B. tập quán lao động chưa được đổi mới. C. có nhiều dân tộc sinh sống. D. nguồn lao động hạn chế về trình độ. Trang 3/4 – ON1_ 132
  4. Câu 27: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, vùng có nhiều tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 10% là A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 28: Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường là do A. chế độ mưa thất thường. B. lòng sông bị phù sa bồi lấp C. độ dốc lòng sông lớn, nhiều thác ghềnh. D. có hệ thống đê bao bọc. Câu 29: Ý nào sau đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua? A. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm. B. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất xuất hiện ngày càng nhiều. C. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành. D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động. Câu 30: Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu do sự phân hóa của A. sinh vật. B. khí hậu. C. địa hình. D. đất đai. Câu 31: Ở ĐBSCL, phân bố thành các giồng đất ven sông Tiền, sông Hậu là A. đất cát. B. đất phù sa ngọt. C. đất phèn. D. đất mặn. Câu 32: Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng ĐBSH là A. nguồn nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng. B. đất đai ngày càng xấu đi. C. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm. D. khí hậu ngày càng khắc nghiệt Câu 33: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh nào có biên giới với Lào và Trung Quốc? A. Sơn La. B. Hòa Bình. C. Lai Châu. D. Điện Biên. Câu 34: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì A. mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa. B. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ có trữ lượng hải sản lớn, năng suất sinh học cao. C. nguồn lợi hải sản ven bờ đang có nguy cơ cạn kiệt. D. nguồn lợi hải sản xa bờ có giá trị kinh tế cao. Câu 35: Giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là: A. phát triển thủy lợi. B. thay đổi cơ cấu cây trồng. C. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. D. phát triển công nghiệp chế biến. Câu 36: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng sản xuất muối nhiều nhất ở nước ta là do A. nền nhiệt cao, nắng nhiều, ít cửa sông.B. nhiệt độ trung bình cao, có nhiều tỉnh giáp biển. C. có nhiều tỉnh giáp biển nhất nước ta. D. nắng nhiều, nhiều cửa sông. Câu 37: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân số nước ta hiện nay? A. Dân cư phân bố chưa hợp lý. B. Đông dân, có nhiều dân tộc. C. Mật độ dân cư toàn quốc tăng nhanh. D. Dân số tăng, cơ cấu dân số trẻ. Câu 38: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản nào sau đây không phải là mỏ than đá? A. Phong Thổ. B. Nông Sơn. C. Quỳnh Nhai. D. Vàng Danh. Câu 39: Khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng A. đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ. B. đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. C. đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. D. đồng bằng sông Hồng. Câu 40: Khô hạn kéo dài đến 6-7 tháng trong năm thường diễn ra ở A. Tây Nguyên . B. cực Nam Trung Bộ. C. đồng bằng Nam Bộ. D. các thung lũng khuất gió ở Tây Bắc. HẾT Trang 4/4 – ON1_ 132
  5. ON1_132 1 C 11 C 21 A 31 B 2 C 12 A 22 A 32 C 3 A 13 D 23 B 33 D 4 D 14 D 24 D 34 A 5 B 15 B 25 C 35 A 6 B 16 C 26 D 36 A 7 B 17 B 27 A 37 C 8 D 18 C 28 A 38 A 9 A 19 B 29 D 39 D 10 C 20 A 30 B 40 B Trang 5/4 – ON1_ 132