Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Trần Anh Tú

docx 695 trang thaodu 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Trần Anh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2020_tran_anh_tu.docx

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2020 - Trần Anh Tú

  1. HỌC NỮA HỌC MÃI Ôn thi THPTQG 2020 môn Hóa CHUYÊN ĐỀ 1:NGUYÊN TỬ A.LÝ THUYẾT I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử - Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm: + Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm:các hạt proton và nơtron + Vỏ nguyên tử gồm: các electron chuyển động xung quanh hạt nhân 1 Electron -31 - me= 9,1094.10 kg -19 - qe= -1,602.10 C kí hiệu là – eo qui ước bằng 1- 2 Proton - Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử,mang điện tích dương, kí hiệu p + m = 1,6726.10 -27 kg -19 + q = + 1,602.10 C kí hiệu eo, qui ước 1+ 3 Nơtron - Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, kí hiệu n. + m = 1,6726.10 -27 kg + không mang điện II.Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1.Kích thước Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. Đơn vị biểu diễn A(angstron) hay nm(nanomet) 1nm= 10 -9 m ; 1nm= 10A 1A= 10 -10 m = 10 -8 cm .Khối lượng Khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, p, n, e dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (đvc) 1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon-12 1u = 19,9265.10 -27 kg/12 = 1,6605.10 -27kg III-Hạt nhân nguyên tử 1. Điện tích hạt nhân Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ Trong nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e Ví dụ : nguyên tử Na có Z = 11+ ngtử Na có 11p, 11e 2. Số khối Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó A = Z + N Ví dụ 1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n → A = 8 + 8 = 16 Ví dụ 2: Nguyên tử Li có A =7 và Z = 3 → Z = p = e = 3 ; N = 7 - 3 =4 Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 1
  2. HỌC NỮA HỌC MÃI Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n IV- Nguyên tố hóa học 1.Định nghĩa Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e 2.Số hiệu nguyên tử Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z) 3.Kí hiệu nguyên tử Số khối A Z X Số hiệu nguyên tử 23 Ví dụ : 11 Na Cho biết nguyên tử của nguyên tố natri có Z=11, 11p, 11e và 12n (23-11=12) V - ĐỒNG VỊ Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau Ví dụ : Nguyên tố oxi có 3 đồng vị 16 17 18 8 O , 8 O , 8 O Chú ý: -Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau -Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau VI- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học 1.Nguyên tử khối Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như bằng số khối (Khi không cần độ chính xác) Ví dụ : Xác định nguyên tử khối của P biết P cóZ=15, N=16 Nguyên tử khối của P=31 2.Nguyên tử khối trung bình Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị(có số khối khác nhau) Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó. aX bY A 100 X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y Ví dụ : Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị 35 35 17 Cl chiếm 75,77% và 17 Cl chiếm 24,23% nguyên tử khối trung bình của clo là: Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 2
  3. HỌC NỮA HỌC MÃI 75,77 24,23 A 35.5 100 100 VII- Cấu hình electron nguyên tử 1.Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử: -Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. - Trong nguyên tử: Số e = số p = Z 2.Lớp electron và phân lớp electron a.Lớp electron: - Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp. - Các electron trên cùng một lớp có mức năng lương gần bằng nhau - Thứ tự lớp 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q b.Phân lớp electron: - Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau - Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường : s, p, d, f, - Só phân lớp = số thứ tự của lớp Ví dụ: + Lớp thứ nhất (lớp K,n=1) có 1 phân lớp :s + Lớp thứ hai (lớp L,n=2) có 2 phân lớp : s, p + Lớp thứ ba (lớp M,n=3) có 3 phân lớp :s, p, d + Lớp thứ tư (lớp N,n=4) có 4 phân lớp: s, p, d, f - Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, tương tự ep, ed, 3.Số electron tối đa trong một phân lớp , một lớp: a.Số electron tối đa trong một phân lớp : Phân Phân Phân Phân lớp s lớp p lớp d lớp f Số e tối đa 2 6 10 14 Cách ghi S2 p6 d10 f14 - Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa. b. Số electron tối đa trong một lớp : Lớp Lớp K Lớp L Lớp M Lớp N Thứ tự n=1 n=2 n=3 n=4 Sốphânlớp 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f Số e tối đa ( 2n2) 2e 8e 18e 32e - Lớp electron đã đủ số e tối đa gọi là lớp e bão hòa. Thí dụ : Xác định số lớp electron của các nguyên tử : 14N 4.Cấu hình electron nguyên tử 7 Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 3
  4. HỌC NỮA HỌC MÃI a.Nguyên lí bền vững - Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. - Mức năng lượng của : 1s2s2p3s3p4s3d5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d - Khi điện tích hạt nhân tăng lên sẽ xuất hiện sự chèn mức năng lượng giữa s và d hay s và f. + Lớp : tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất +Phân lớp: tăng theo thứ tự s, p, d, f. b. Cấu hình electron của nguyên tử: -Cấu hình electron của nguyên tử: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electrron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. -Quy ước cách viết cấu hình electron : + STT lớp e được ghi bằng chữ số (1, 2, 3. . .) + Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f. + Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp.(s2 , p6 ) -Một số chú ý khi viết cấu hình electron: + Cần xác định đúng số e của nguyên tử hay ion. ( số e = số p = Z ) + Nắm vững các nguyên lí và qui tắc, kí hiệu của lớp và phân lớp + Qui tắc bão hoà và bán bão hoà trên d và f : Cấu hình electron bền khi các electron điền vào phân lớp d và f đạt bão hoà ( d10, f14 ) hoặc bán bão hoà ( d5, f7 ) - Các bước viết cấu hình electron nguyên tử Bước 1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng. Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài. Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hoà hoặc bán bão hoà, thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp ( chủ yếu là d và f ) Ví dụ: Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau + H( Z = 1) + Ne(Z = 10) + Cl(Z = 17) 1s22s22p63s23p5 + Fe, Z = 26, 1s22s22p63s23p63d64s2 + Cu ( Z = 29); Cr ( Z = 24) -Cách xác định nguyên tố s, p, d, f: +Nguyên tố s : có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Na, Z =11, 1s22s22p63s1 +Nguyên tố p: có electron cuối cùng điền vào phân lớp p. Br, Z =35, 1s22s22p63s23p64s23d104p5 Hay 1s22s22p63s23p63d104s24p5 + Nguyên tố d: có electron cuối cùng điền vào phân lớp d. Co, Z =27, 1s22s22p63s23p64s23d7 Hay 1s22s22p63s23p63d74s2 + Nguyên tố f: có electron cuối cùng điền vào phân lớp f c. Cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu(sgk) d. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng: -Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 4
  5. HỌC NỮA HỌC MÃI - Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định đến tính chất hoá học của một nguyên tố. +Những nguyên tử khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng (ns 2np6) hoặc 2e lớp ngoài cùng (nguyên tử He ns 2 ) không tham gia vào phản ứng hoá học . +Những nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng. Ca, Z = 20, 1s22s22p63s23p64s2 , Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên Ca là kim loại. +Những nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng. O, Z = 8, 1s22s22p4, O có 6 electron lớp ngoài cùng nên O là phi kim. +Những nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim. Kết luận: Biết cấu hình electron nguyên tử thì dự đoán tính chất hoá học nguyên tố. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN CHƯƠNG 1 I-Một số điểm lưu ý khi giải toán chương nguyên tử. Trong nguyên tử ta luôn có: -Số e = số p -Số n = Số A – số p -p n 1,5p hay P N 1,5Z -n,p,e thuộc tập số nguyên dương. ( sau đó chúng ta biến đổi bất đẳng thức để từ đó kiểm tra nghiệm ) II- Một số bài toán ví dụ 1.Bài toán về các hạt: Đề xuất nhiều cách giải, chọn cách giải hay Ví dụ 1: Một nguyên tử có tổng số các loại hạt là 13 . Hãy xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử. Ví dụ 2: Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử là 9. Hãy xác định số lượng từng loại hạt trong nguyên tử. Ví dụ 3: Tổng số hạt trong nguyên tử bằng 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Xác định só hạt e của nguyên tử đó. Ví dụ 4: Ion M3+ được cấu tạo bởi 37 hạt. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 9. a.Xác định số lượng từng hạt trong M . b.Viết cấu hình electron và sự phân bố các e vào các AO. 2.Bài toán về đồng vị : Đề xuất nhiều cách giải, cách giải hay Ví dụ 1: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 63Cu chiếm 73 % và 65Cu chiếm 27%. Xác định khối lượng nguyên tử trung bình của đồng. Ví dụ 2: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 63Cu chiếm 73 % và A Cu. Xác định số khối A biết khối lượng nguyên tử trung bình của đồng bằng 63,54. Ví dụ 3: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị X Cu chiếm 73 % và Y Cu. Xác định X,Y biết khối lượng nguyên tử trung bình của đồng bằng 63,54 và số khối của đồng vị thứ hai lớn hơn đồng vị thứ nhất 2 đơn vị. Ví dụ 4: Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 5
  6. HỌC NỮA HỌC MÃI Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị 63 Cu và 65 Cu. Xác định % của đồng vị thứ nhất biết khối lượng nguyên tử trung bình của đồng bằng 63,54 . B.BÀI TẬP Dạng 1:Thành phần nguyên tử Câu 1: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất: A.Không mang điệnB.Mang điện tích âm C.Mang điện tích dươngD.Có thể mang điện hoặc không mang điện Câu 2: Vỏ nguyên tử là một thành phần của nguyên tử: A.Không mang điệnB.Mang điện tích âm C.Mang điện tích dươngD.Có thể mang điện hoặc không mang điện Câu 3: Hạt nhân của nguyên tử là một thành phần cấu tạo của nguyên tử: A.Không mang điệnB.Mang điện tích âm C.Mang điện tích dươngD.Có thể mang điện hoặc không mang điện Câu 4: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản? A.4B.3C.2D.1 Câu 5: Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. electron B. electron, nơtron C. proton, nơtron D. proton, electron Câu 6: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. nơtron, electron B. electron, nơtron, proton C. electron, proton D. proton, nơtron Câu 7: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại: A. proton B. nơtron. C. electron. D. nơtron và electron. Câu 8: Người ta đã xác định được khối lượng của electron là giá trị nào sau đây ? A. 1,6.10-19 kg. B. 1,67.10-27kg C. 9,1.10-31kg D. 6,02.10-23kg. Câu 9: Nếu cứ chia đôi liên tiếp viên bi sắt thì phần tử nhỏ nhất mang tính chất của sắt được gọi là A. vi hạt. B. ion sắt C. nguyên tử sắt. D. nguyên tố sắt. Câu 10: Đường kính của nguyên tử có cỡ khoảng bao nhiêu ? A. 10-17 m B. 10-9 m C. 10-10 m D. 10-14 m Câu 11: Khối lượng của nguyên tử vào cỡ: A. 10-26 g B. 10-27 g C. 10-27 kg D. 10-26 kg Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng ? A. Khối lượng electron bằng 1/1840 khối lượng của hạt nhân nguyên tử. B. Khối lượng electron bằng khối lượng proton C. Khối lượng electron bằng khối lượng nơtron. D. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, nơtron, electron Câu 13: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Khối lượng nguyên tử vào khoảng 10−26 kg. B. Khối lượng hạt proton xấp xỉ bằng khối lượng hạt nơtron. C. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử. D. Trong nguyên tử, khối lượng electron bằng khối lượng proton. Câu 14: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ? A. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron. B. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron. C. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm. D. Nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm. Câu 15: Chọn phát biểu đúng của cấu tạo hạt nhân nguyên tử: A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 6
  7. HỌC NỮA HỌC MÃI B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton không mang điện và các hạt nơtron mang điện dương. D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện. Câu 16: Electron được tìm ra năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn (J.J. Thomson). Đặc điểm nào dưới đây không phải của electron ? A. Có khối lượng bằng khoảng 1/1840 khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H B. Có điện tích bằng -1,6.10-19C C. Dòng electron bị lệch về phía cực âm trong điện trường D. Đường kính của electron vào khoảng 10-17 m Câu 17: Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Các nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân và vỏ electron. B. Tất cả các nguyên tử đều chứa đủ ba loại hạt cơ bản proton, electron và nơtron. C. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và nơtron. D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi các electron. Câu 18: Điều khẳng định nào sau đây là sai ? A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron. C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N). D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e. B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron. D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron. Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng khi nói về nguyên tử: A. Nguyên tử luôn có số e = số n. B. Nguyên tử mang điện tích dương hoặc điện tích âm C. Khối lượng hầu như tập trung ở vỏ nguyên tử. D. Nguyên tử có hạt p, hạt n tập trung ở hạt nhân và electron tập trung ở vỏ. Câu 21: Chọn câu phát biểu sai khi nói về nguyên tử A. Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là: proton, electron và nơtron (trừ hidro). B. Vỏ nguyên tử mang điện tích âm, hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương C. Trong nguyên tử số e bằng số p nên nguyên tử trung hòa về điện D. Hạt nhân nguyên tử có hạt nơtron mang điện tích dương và hạt proton không mang điện Câu 22: Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi. Vậy, một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro ? A. 3,968 B. 7,936 C. 11,904 D. 15,872 Câu 23: Biết 0,15 mol nhôm có khối lượng bằng 4,0455 g. Khối lượng mol nguyên tử của nhôm: A. 26,97 B. 26,97 g/mol C. 27,00 g/mol D. 27,00 Câu 24: Cho 1u = 1,6605.10-27 kg.Nguyên tử khối của Neon là 20,179. Vậy khối lượng (kg) của Neon A. 3,35.10-26 kgB. 183,6.10 -31 kg C. 32,29.10-19 kg D. 33,98.10-27 kg Câu 25: Một mol nguyên tử sắt có khối lượng bằng 55,85 g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Khối lượng electron tính ra gam có trong 0,5 kg sắt A. 1,2770 g B. 0,255 g C. 0,1277 g D. 2,250 g Dạng 2:Cấu hình electron Câu 1: a) Viết cấu hình electron của các cặp nguyên tử có số hiệu nguyên tử là : 3, 11 ; 4, 12 ; 7, 15 ; 8, 16 ; 10, 18 b) Nhận xét số electron lớp ngoài cùng của từng cặp. c) Những cặp nào là kim loại, phi kim, khí hiếm ? Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 7
  8. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 2: Tổng số hạt nơtron, proton và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40 . a) Xác định số khối của nguyên tử đó. b) Viết cấu hình electron của nguyên tố đó. Câu 3. Viết cấu hình electron của oxi (Z = 8) và lưu huỳnh (Z = 16), nitơ (Z = 7) và phot pho (Z = 15). Nhận xét về số electron ngoài cùng của từng cặp. Chúng là kim loại hay phi kim ? Câu 4: Nguyên tử X có 3 lớp electron. Lớp thứ 3 có 4 electron. a) Nguyên tử X có bao nhiêu electron ? Bao nhiêu proton ? b) Số hiệu nguyên tử của X là bao nhiêu? Câu 5:. Cho các nguyên tử sau: A: có điện tích hạt nhân là 36+. B: có số hiệu nguyên tử là 20. C: có 3 lớp electron, lớp M chứa 6 electron. D: có tổng số electron trên phân lớp proton là 9. a) Viết cấu hình e của A, B, C, D. b) Ở mỗi nguyên tử, lớp electron nào đã chứa số electron tối đa? Câu 6: Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy viết cấu hình electron và cho biết tên của chúng. Đáp án: 16: S, 17: Cl, 18: Ar Câu 7: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố là 21. a) Hãy xác định tên nguyên tố đó. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. c) Tính tổng số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 8: Viết cấu hình ecủa các nguyên tử và ion sau: O (Z=8); O2-; S (Z=16); S2-; Cl (Z=17); Cl-; K (Z=19); K+, Ca (Z=20); Ca2+, Fe (Z=26); Fe2+; Fe3+. Câu 9. Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 a. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R? b. Tính chất hh đặc trưng của R là gì? c. Anion X- có cấu hình e giống R+. Hỏi X là ntố gì? Viết cấu hình e ntử của nó Câu 10: a) Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử của nó có phân lớp ngoài cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp ngoài cùng là 4s (1) Trong 2 nguyên tố A,B. nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim. (2) Xác định cấu hình e của A, B và tên của A,B. Cho biết tổng số e có trong phân lớp ngoài cùng của A và B là 7. b) Cho các ion A+ và B2- đều có cấu hình e của khí trơ Ne[2s22p6]. Viết cấu hình e của A,B và dự đoán tính chất hóa học của 2 nguyên tố này. Câu 11: Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng số e của chúng là 51. Hãy viết cấu hình e và cho biết tên của chúng. Câu 12: Nguyên tử của một nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p 5. Tỉ số giữa số hạt không mang điện và mang điện là 0,6429. Tìm số điện tích hạt nhân và số khối của X? Câu 13: Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3p 1 ; 3d5 ; 4p3 ; 5s2 ; 4p6 a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử. b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu? c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích? Câu 14: Cho các nguyên tử và ion sau: Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p; Nguyên tử B có 12 e; Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp N; Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 6s 1; Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng 1/2 số e trên phân lớp p và số e trên phân lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt. a. Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E. b. Biểu diễn cấu tạo nguyên tử. c. Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa? Câu 15: Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng số e của hai phân lớp là 5 và hiệu số e của hai phân lớp là 3. a) Viết cấu hình e của chúng, xác định số hiệu nguyên tử, tìm tên nguyên tố Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 8
  9. HỌC NỮA HỌC MÃI b) Hai nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên tử là 71 đvC. Tính số n và số khối mỗi nguyên tử. Câu 16:Cho nguyên tử R có tổng số hạt là 115, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của R là A. [Ne] 3s23p3. B. [Ne] 3s23p5. C. [Ar] 4s24p5. D. [Ar] 3d104s24p5. Câu 17: Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Kết luận nào sau đây không đúng với R? A. R là phi kim. B. R có số khối là 35. C. Điện tích hạt nhân của R là 17+. D. Ở trạng thái cơ bản R có 5 lớp electron. Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là A. 26. B. 27. C. 28. D. 29 Câu 19: Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 26 là A. [Ar]3d54s2 B. [Ar]4s23d6 C. [Ar]3d64s2 D. [Ar]3d8 Câu 20: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử lượng tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần C. mức năng lượng. D. sự bão hòa các lớp electron Câu 21:Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có: A. 24 proton B. 11 proton, 13 nơtron C. 11 proton, số nơtron không định được D. 13 proton, 11 nơtron Câu 22: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào? A. nguyên tố s B. nguyên tố p C. nguyên tố d D. nguyên tố f Câu 23: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là: A. nguyên tố s B. nguyên tố p C. nguyên tố d D. nguyên tố f Câu 24: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất? A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N Câu 25: Nguyên tử của một nguyên tố có 4 lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất? A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N Câu 26; Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, N). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6 B. 8 C. 10 D. 2 Câu 27: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây? A. oxi (Z = 8) B. lưu huỳnh (Z = 16) C. Fe (Z = 26) D. Cr (Z = 24) Câu 28: Vi hạt nào sau đây có số proton nhiều hơn số electron? A. nguyên tử Na B. nguyên tử S C. ion clorua (Cl ) D. ion kali (K+) Câu 29: Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất của kim loại, phi kim hay khí hiếm là: A. các electron lớp K B. các electron lớp ngoài cùng C. các electron lớp L D. các electron lớp M. Câu 30: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn: A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng. B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 9
  10. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 31: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở phân mức cuối cùng là 3d 2.Số thứ tự của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. 18 B. 20 C. 22 D. 24 Câu 32: Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau: (X)1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;(Y)1s2 2s2 2p1; (Z)1s2 2s2 2p6 3s2 3p2; (T)1s2 2s2 2p6 3s2. Nguyên tử nào thuộc nguyên tố s? A. Y, Z B. X; T C. X, Y D. Z, T Câu 33: Cấu hình electron của các nguyên tử sau: 10Ne, 18Ar, 36Kr có đặc điểm chung là A. số lớp electron bằng nhau B. số phân lớp electron bằng nhau C. số electron nguyên tử bằng nhau D. số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau Câu 34: Nguyên tử K (Z = 19) có số lớp electron là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 35: Lớp thứ 4 (n = 4) có số electron tối đa là A. 32 B. 16 C. 8 D. 50 Câu 36: Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là A. 15 B. 16 C. 14 D. 19 Câu 37: Cấu hình e sau: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 là của nguyên tử nào sau đây: A. F B. Na C. K D. Cl Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây là phi kim. A. D(Z=11) B. A (Z = 6) C. B (Z = 19) D. C (Z = 2) Câu 39: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R A. 3 B. 15 C. 14 D. 13 Câu 40: Phát biểu nào sau đây là không đúng ? A. Những e có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp B. Lớp thứ n có n phân lớp C. Những e có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp D. Lớp thứ n có số electron tối đa là n2 Câu 41: Nguyên tử P (Z = 15) có số e ở lớp ngoài cùng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 7 Câu 42: Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d 1. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R: A. 21 B. 23 C. 25 D. 26 Câu 43: Lớp ngoài cùng có số e tối đa là A. 7 B. 8 C. 5 D. 4 Câu 44: Số e tối đa trong phân lớp d là: A. 2 B. 10 C. 6 D. 14 Câu 45: Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của X là: A. 2 B. 5 C. 7 D. 9 Câu 46: Cấu hình e: 4s2 là của nguyên tử nào sau đây ? A. Na B. C C. K D. Ca Câu 47: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại ? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 Câu 48: Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là: A. 28 B. 26 C. 27 D. 25 Câu 49: Cấu hình electron nào sau đây là của He ? A. 1s2 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s2 2s2 Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 10
  11. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 50: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 D.1s22s22p63s23p64s23d105s24p3 Câu 51: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 34 và số khối là 23. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng lần lượt là: A. 3 & 1 B. 2 & 1 C. 4 & 1 D. 1 & 3 Câu 52: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 34 và số khối nhỏ hơn 24. Số hạt electron của X là A. 11B.12 C. 10 D. 23 Câu 53: Cho cấu hình e nguyên tử các nguyên tố như sau : 1)1s2 2s2 2p6 3s23p4 ; 2)1 s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1; 3)1s2 2s2 2p5; 4) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p63d5 4s2 5) 1s2 2s2 2p2 6) 1s2 2s2 2p1; 7) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 Các nguyên tử phi kim là A. 1,3,5,6B.1,3,5,7 C. 1,3,5,6,7 D. 1,3,5 64 Câu 54: Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu A. 1s22s22p63s23p64s1 B. 1s22s22p63s23p64s2 C. 1s22s22p63s23p63d94s10 D. 1s22s22p63s23p63d10 4s1 Câu 55: Nguyên tử R có tổng số electron ở các phân lớp p bằng 7.Số proton của R là: A. 17B.15 C. 13 D. 14 Dạng 3:Cấu tạo vỏ nguyên tử Câu 1. Xác định cấu tạo hạt (tìm số electron, số proton, số nơtron), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết: a) Tổng số hạt là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. b) Tổng số hạt là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. c) Tổng số hạt là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm. d) Tổng số hạt là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Câu 2. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Tìm số hạt p, n, e và số khối của R? Câu 3. Nguyên tử R có tổng số hạt là 115 và có số khối là 80. Tìm điện tích hạt nhân của R? Câu 4. Tổng số hạt trong nguyên tử R là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tìm số p, n, e và điện tích hạt nhân của R ? Câu 5. Một cation R3+ có tổng số hạt là 37. Tỉ số hạt e đối với n là 5/7. Tìm số p, e, n trong R3+ ? Câu 6. Trong anion X3- tổng số hạt là 111, số e bằng 48% số khối. Tìm số p, n, e và số khối của X3-? Câu 7. Một kim loại M có khối lượng là 54. Tổng số các hạt trong M2+ là 78. Tìm các loại hạt của R + 2- Câu 8. Một hợp chất ion tạo ra từ ion M và ion X . Trong phân tử M2X, tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của M + lớn hơn số khối của X 2- là 23. Tổng số hạt cơ bản trong M+ nhiều hơn trong X2- là 31. Tìm đthn, số khối của M và X. Tìm công thức phân tử của M2X. Câu 9. Cho hợp chất MX 3. Trong phân tử MX3, tổng số hạt cơ bản là 196 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 8 hạt. a. Xác định hợp chất MX3? b. Viết cấu hình e của M và X? Câu 10. Tổng số hạt p, n, e trong 2 ntử kim loại A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của ntử B nhiều hơn của A là 12. Xác định 2 kim loại A, B. Câu 11. Cho hợp chất MX2. Trong phân tử MX2, tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn số khối của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. xác định kí hiệu nguyên tử M, X và công thức phân tử MX2? Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 11
  12. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 12. Hợp chất A được tạo thành từ ion M + và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X 2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Viết cấu hình electron của M+ và X2- và gọi tên chất A. + 2- Câu 13. Trong phân tử A2B gồm ion A và B có tổng số các hạt là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Mặt khác, người ta biết số khối của ion A + lớn hơn trong ion B2- là 23. Tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn trong ion B2- là 31. a. Xác định điện tích hạt nhân của A và B. b. Viết cấu hình electron của các ion A+ và B2-. 2 Câu 14. Tổng số hạt mang điện trong ion AB3 là 82.Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử B là 8.Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B Câu 15. Trong phân tử M2X có tổng số hạt p,n,e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. CTPT của M2X ? Câu 16. Trong phân tử MX2 .Trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX 2 là 58. CTPT của MX2 ? Cây 17. Hợp chất A có công thức phân tử M2X. * Tổng số các hạt trong hợp chất là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. * Khối lượng nguyên tử X lớn hơn M là 9. * Tổng số 3 loại hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. a. Xác định số hiệu, số khối của M và X. b. Cho 2,34g hợp chất A tác dụng với dung dịch M’(NO 3)2 thu được 2,8662g kết tủa B. Xác định khối lượng nguyên tử M’. c. Nguyên tố M’ ở trên có 2 đồng vị Y, Z biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị Y = 0,37 số nguyên tử đồng vị Z. Xác định số khối của Y ? Câu 18:Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét nào sau đây đúng? A. X, Y là phi kim; M, Q là kim loại. B. Tất cả đều là phi kim. C. X, Y, Q là phi kim; M là kim loại. D. X là phi kim; Y là khí hiếm; M, Q là kim loại. Câu 19: Phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tử X, Y lần lượt là 3p và 4s.Biết tổng số electron của hai phân lớp bằng 7 và phân lớp 4s của nguyên tử Y chưa bão hòa electron. Chọn câu đúng ? A. X: kim loại, Y: khí hiếm. B. X: phi kim, Y: kim loại. C. X: khí hiếm, Y: kim loại. D. X: khí hiếm, Y: phi kim. Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Cấu hình electron của nguyên tử Y là A.1s22s2 2p6 3s2 3p1.B. 1s 2 2s2 2p6 4s2 C.1s22s2 2p6 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 Câu 21: Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d 6. Tổng số electron của nguyên tử M A. 24 B. 25 C. 26 D. 27 Câu 22: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y lần lượt là các nguyên tố nào A. Al và Br. B. Al và Cl. C. Mg và Cl. D. Si và Br Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 12
  13. HỌC NỮA HỌC MÃI Cây 23: Nguyên tố X không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp e ngoài cùng là 3s. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Điện tích hạt nhân của X và Y lần lượt là A. X (18+);Y(10+). B. X (13+);Y(15+). C. X (12+);Y(16+). D. X (17+);Y(12+). Câu 24: Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X. A. F (Z = 9). B. P (Z = 15). C. S (Z = 16). D. Cl (Z = 17). Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Viết cấu hình electron và xác định khối nguyên tố của X. A. s. B. p. C. d. D. f. Câu 26: Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên bốn lớp electron (K, L, M, N), lớp ngoài cùng có 5 electron. Viết cấu hình electron và xác định số electron ở lớp M của X. A. 8. B. 18. C. 11. D. 13. Câu 27: Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 24, ZY = 29. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y. A. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d94s2. B. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d94s2. C. [Ar] 3d44s2 và [Ar] 3d104s1. D. [Ar] 3d54s1 và [Ar] 3d104s1. Câu 28: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 76, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X. A. [Ar] 3d54s1. B. [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 4s13d5. D. [Ar] 4s23d4. Câu 29: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại ? A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s2s2s2p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p1 Câu 30: Cấu hình e của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là: A. 1s22s22p63s23p44s1 B. 1s22s22p63s23d5 C. 1s22s22p63s23p5 D.1s22s22p63s23p34s2 Câu 31: Chọn cấu hình e không đúng: A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p34s2 Câu 32: Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 26 là: A. [Ar]3d54s2 B. [Ar]4s23d6 C. [Ar]3d64s2 D. [Ar]3d8 Câu 33: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là: A. 5 B. 10 C. 6 D. 14 Câu 34: Có bao nhiêu e trong các obitan s của nguyên tử Cl (Z = 17) ? A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 35: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là: A. nguyên tố s B. nguyên tố p C. nguyên tố d D. nguyên tố f Câu 36: Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là: A. 6 B. 8 C. 10 D. 2 Câu 37: Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là: A. 1s22s22p63s23p64s23d9 B. 1s22s22p63s23p63d94s2 C. 1s22s 22p63s23p63d104s1 D. 1s22s22p63s23p64s13d10 Câu 38: Tổng số hạt n, p, e trong nguyên tử của 2 nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. chúng tạo thành hợp chất MXa. Trong phân tử hợp chất này tổng số p là 77. Đáp án nào đúng ? A. M là Na; X là As; a = 2 B. M là Fe; X là Cl; a = 3 C. M là Ba; X là N; a = 3 D. M là Sn; X là F; a = 3 Câu 39: Cho biết cấu hình electron của X: 1s 22s22p63s23p3 của Y: 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây đúng A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim. C. X và Y đều là các khí hiếm. D. X là một phi kim còn Y là một kim loại. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 13
  14. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 40: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào? A. Nguyên tố s.B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 41: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là bao nhiêu ? A. 6. B. 8. C. 14. D. 16. Câu 42: Chọn mệnh đề sai: A. Trong cùng một phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa. B. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron có spin ngược chiều nhau. C. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron có spin cùng chiều D. Obitan nguyên tử là vùng không gian bao quanh hạt nhân, nơi đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất Câu 43: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 4 lớp, lớp N có 3 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là bao nhiêu ? A. 21. B. 23. C. 31. D. 33. Câu 44: Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên ba lớp electron (K, L, M), lớp ngoài cùng có 6 electron. Số electron ở lớp L trong nguyên tử X là A. 4. B. 6. C. 8. D. 10. Câu 45: Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng là 7. X là nguyên tố nào sau đây ? A. F (Z = 9). B. P (Z = 15). C. S (Z = 16). D. Cl (Z = 17). Câu 46: Nguyên tử của các nguyên tố X, Y đều có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng số electron ở phân lớp ngoài cùng của hai nguyên tử này là 3. Số hiệu nguyên tử của X, Y là A. 3 và 4. B. 5 và 6. C. 13 và 14. D. 16 và 17 Dạng 4:Bài toán về đồng vị 12 13 Câu 1. Tính thành phần % các đồng vị của C biết C ở trạng thái tự nhiên có 2 đồng vị bền là 6 C, 6C. Biết nguyên tử khối trung bình của C là 12,011. 79 Câu 2. Brom có 2 đồng vị bền trong đó đồng vị 35 Br chiếm 54,5%. Tìm đồng vị thứ 2 biết NTKTB của Brom là 79,91 65 63 63 65 Câu3. Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 29Cu, 29Cu với tỷ số Cu/ Cu = 105/ 245.Tính nguyên tử khối của Cu. 1 2 Câu 4. Cho 2 đồng vị hidro với tỷ lệ phần trăm số nguyên tử 1 H (99%) , 1 H (1%) và 35 37 17 Cl (75 ,53 %), 17 Cl (24 ,47 %) . a)Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố. b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau tạo ra từ 2 loại đồng vị của 2 nguyên tố đó? Tính phân tử khối của mỗi loại đồng vị nói trên. Câu 5. Nguyên tố X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân nguyên tử X có 35p. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron. Đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Tính nguyên tử khối trung bình của X? 63 65 Câu 6. Một thanh đồng chứa 2 mol Cu. Trong thanh đồng đó có 2 loại đvị là 29Cu và 29Cu với hàm lượng tương ứng là 25% và 75%. Hỏi thanh đồng đó nặng bao nhiêu gam? 109 Câu 7. NTKTB của Ag là 107,87. Trong tự nhiên Ag có 2 đồng vị, trong đó 47Ag chiếm 44%. Xác định số khối và viết kí hiệu nguyên tử của đồng vị còn lại. 63 65 Câu 8. Đồng có 2 đồng vị 29Cu và 29Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi loại đồng vị tồn tại trong tự nhiên. 107 Câu 9: Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị 44 Ag(56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 u. A. 109 B. 107 C. 106 D. 108 Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 14
  15. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 10: Trong tự nhiên hiđro có 2 đồng vị bền là 1H, 2H ; clo có hai đồng vị bền là 35Cl, 37Cl. Số loại phân tử HCl khác nhau có thể tạo thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu A. 2.B. 4C. 6.D. 8. Câu 11: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O ; còn cacbon có 2 đồng vị là 12C, 13C. Số loại phân tử khí cacbonic tối đa có thể tạo thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu A. 6.B. 12.C. 9.D. 18. Câu 12: Hiđro có 3 đồng vị 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị là 16O, 17O, 18O. Số loại phân tử nước khác nhau được tạo thành là bao nhiêu A. 9.B. 12.C. 18.D. 27. Câu 13: Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O ; nitơ có 2 đồng vị 14N, 15N. Số loại phân tử NO2 tối đa tạo thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu ? (biết NO2 có cấu tạo đối xứng) A. 6.B. 9.C.12D.18 Câu 14: Nguyên tố Mg có 3 đồng vị là 24Mg, 25Mg và 26Mg ; Cl có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Số phân tử MgCl2 tối đa có thể có là bao nhiêu. A. 3.B. 6.C. 9. D. 12 Câu 15: Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng 1,008. Tính nguyên tử khối trung bình của bạc A. 107,02.B. 107,88.C. 108,00 D. 108,86 Câu 16: Nguyên tố clo có 2 đồng vị bền 35Cl chiếm 75,77% và 37Cl chiếm 24,23%. Tính nguyên tử khối trung bình của Cl. A. 35,48.B. 35,50.C. 36,00.D. 36,52. Câu 17: Trong tự nhiên magie có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg A. 24,00.B. 24,11.C. 24,32 D. 24,89. Câu 18: Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 79,91. Biết X có hai đồng vị trong đó đồng vị 79X chiếm 54,5% số nguyên tử. Tìm nguyên tử khối của đồng vị còn lại A.80 B.81 C.82 D.83 Câu 19: Nguyên tử khối trung bình của Ne là 20,19. Biết Ne có ba đồng vị trong đó đồng vị 20Ne. chiếm 90,48% và đồng vị 21Ne chiếm 0,27% số nguyên tử. Tìm nguyên tử khối của đồng vị còn lại A.18 B.19 C.20 D.23 Câu 20: Nguyên tử khối trung bình của vàng bằng 16,40 lần nguyên tử khối của cacbon. Nguyên tử khối của cacbon bằng 12,011. Tính nguyên tử khối trung bình của vàng A. 196,00.B. 196,80.C. 196,98.D. 197,00 Câu 21: Nguyên tố cacbon có 2 đồng vị bền là: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%. Tí nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon A. 12,500.B. 12,011.C. 12,022. D. 12,055 Câu 22: Tính nguyên tử khối trung bình của Ni theo số khối của các đồng vị trong tự nhiên của Ni theo số liệu sau : 58Ni chiếm 68,27% ; 60Ni chiếm 26,10% ; 61Ni chiếm 1,13% ; 62Ni chiếm 3,59% ; 64Ni chiếm 0,91%. A. 58,75.B. 58,17C. 58,06. D. 56,53. Câu 23:Nguyên tử khối trung bình của K là 39,136. Biết K có ba đồng vị trong đó đồng vị 39K chiếm 93,26% và đồng vị 40K chiếm 0,012% số nguyên tử. Tính nguyên tử khối của đồng vị còn lại. A. 41.B. 37.C. 38.D. 42 Câu 24: Trong tự nhiên Ar có 3 loại đồng vị bền với tỉ lệ % nguyên tử là: 36Ar chiếm 0,337% ; 38Ar chiếm 0,063% và 40Ar chiếm 99,6%. Cho rằng nguyên tử khối của các đồng vị trùng với số khối của chúng. Tính thể tích của 20 gam Ar ở đktc. A. 1,121 dm3 B. 1,120 dm3 C. 11,2146 dm3 D. 11,204 dm3 Câu 25: Gali (với khối lượng nguyên tử 69,72) trong tự nhiên là hỗn hợp hai đồng vị, trong đó đồng vị 69Ga có khối lượng nguyên tử 68,9257 chiếm 60,47%. Tính khối lượng nguyên tử của đồng vị còn lại Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 15
  16. HỌC NỮA HỌC MÃI A. 69,9913. B. 70,2163 C. 70,9351D. 71,2158 Câu 26: Nguyên tố X có hai đồng vị X 1 và X2. Tổng số hạt không mang điện trong X1 và X2 là 90. Nếu cho 1,2 gam Ca tác dụng với một lượng X vừa đủ thì thu được 5,994 gam hợp chất CaX2. Biết tỉ lệ số 1 nguyên tử X : X2 = 9 : 11. Xác định số khối của X1, X2( biết NX1+NX2=90) A. 81 và 79 B. 75 và 85 C. 79 và 81 D. 85 và 75 Câu 27: Nguyên tố X có ba đồng vị X1 chiếm 92,3%, X2 chiếm 4,7% và X3 chiếm 3%. Tổng số khối của ba đồng vị là 87. Số nơtron trong nguyên tử X2 nhiều hơn trong nguyên tử X1 là một hạt. Nguyên tử khối trung bình của X là 28,107. Tìm số khối của ba đồng vị X1, X2, X3 A. 27, 28, 32B. 26, 27, 34C. 28, 29, 30D. 29, 30, 28 Câu 28: Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Tính nguyên tử khối trung bình của X A. 12. B. 12,5. C. 13. D. 14 Câu 29: Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,546. Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Tính % số nguyên tử của đồng vị 65Cu A. 27,3% B. 26,7%. C. 26,3%. D. 23,7%. Câu 30: Cho biết nguyên tử khối trung bình của Iriđi là 192,22. Iriđi trong tự nhiên có hai đồng vị là 191Ir và 193Ir. Tính phần trăm số nguyên tử của 193Ir A. 39,0%. B. 78,0%. C. 22,0%. D. 61,0%. Câu 31: Khí hiđro có thể coi là hỗn hợp các phân tử H2 được cấu thành từ hai đồng vị 1H và 2H (đơteri, D). Một lít khí hiđro giàu đơteri ở đktc nặng 0,10 gam. Tính % đồng vị của 2H A. 12,0% B. 24,0%. C. 76,0%. D. 88,0%. Câu 32: Nguyên tử khối trung bình của rubiđi là 85,559. Trong tự nhiên rubiđi có hai đồng vị 85Rb và 87Rb. Tính % số nguyên tử của đồng vị 85Rb. A. 27,95%. B. 44,10%. C. 55,90%. D. 72,05%. Câu 33: Silic (có khối lượng nguyên tử 28,0855) là hỗn hợp 3 đồng vị với các khối lượng nguyên tử lần lượt là 27,97693; 28,97649 và 29,97376. Thành phần % của đồng vị nhẹ nhất là 92,21%. Thành phần % của đồng vị nặng nhất là bao nhiêu ? A. 3,08%. B. 3,94%. C. 4,71%. D. 6,05%. Câu 34: Trong tự nhiên clo là hỗn hợp 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Cho H = 1, O = 16, nguyên tử khối trung 37 bình của clo là 35,5. Tinh thành phần % về khối lượng Cl có trong HClO4. A. 9,20%. B. 25,00%. C. 35,32%. D. 75,00%. Câu 35: Bo có 2 đồng vị là 10B và 11B với nguyên tử khối trung bình là 10,81. Tính thành phần % về khối 11 lượng của đồng vị B chứa trong H3BO3 A. 14,00%. B. 14,16%. C. 14,42%. D. 15,00%. Câu 36: Trong tự nhiên sắt gồm 4 đồng vị 54Fe chiếm 5,8%, 56Fe chiếm 91,72%, 57Fe chiếm 2,2% và 58Fe chiếm 0,28%. Brom là hỗn hợp hai đồng vị 79Br chiếm 50,69% và 81Br chiếm 49,31%. Tính thành phần % 56 khối lượng của Fe trong FeBr3 A. 17,36%. B. 18,92%. C. 27,03%. D. 27,55%. Câu 37: Trong tự nhiên đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. 63 Tính thành phần % khối lượng của Cu trong CuCl2 (cho Cl = 35,5). A. 12,64%. B. 26,77%. C. 27,00%. D. 34,19%. Câu 38: Trong tự nhiên clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Tính 37 thành phần % khối lượng của Cl trong KClO3 (cho K = 39, O = 16). A. 7,24%.B. 7,55%. C. 25,00%. D. 28,98%. Câu 39: Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị là 65Cu và 63Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27% về số 63 nguyên tử. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong Cu2O A. 73%. B. 64,29%. C. 35,71%. D. 27%. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 16
  17. HỌC NỮA HỌC MÃI CHUYÊN ĐỀ 2:BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN A.LÝ THUYẾT I- BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 1. Nguyên tắc sắp xếp : * Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. * Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. * Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn: a- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó . b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó. * Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3. * Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7. c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau , do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. d- Khối các nguyên tố: * Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. * Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA ( trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. * Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. * Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f. II-SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ 1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p * Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng. * Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. 2. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển tiếp). * Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da ns2(a=110) * Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng chưa bão hòa. * Đặt S = a + 2 , ta có : - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm. - 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B. 3. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý: a– Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng : * Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm. * Trong cùng nhóm A : bán kính tăng. b– Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng : * Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 17
  18. HỌC NỮA HỌC MÃI * Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. ( tính bằng Kj/mol) 4. Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Khi điện tích hạt nhân tăng: trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng. trong cùng nhóm, độ âm điện giảm. 5. Sự biến đổi tính kim loại–phi kim: a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: * tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: * tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. 6. Sự biến đổi hóa trị: Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1. Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố ( R : là nguyên tố ) R2On : n là số thứ tự của nhóm. RH8-n : n là số thứ tự của nhóm. Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Oxit R20 RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 Hiđrua RH4 RH3 RH2 RH 7. Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng: a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit tăng . b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit giảm. * Tổng kết : N.L ion Bán kính Độ âm Tính Tính Tính Tính hóa (I1) n.tử(r) điện kim loại Phi kim bazơ axit Chu kì (Trái sang phải) Nhóm A (Trên xuống ) 8. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tư.û Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 18
  19. HỌC NỮA HỌC MÃI III. QUAN HỆ HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ. 1. Quan hệ hệ giữa vị trí nguyên tố và tính chất của nguyên tố. Vị trí nguyên tố suy ra: Thuộc nhóm KL (IA, IIA, IIIA) trừ B và H. Hoá trị trong h/c oxit cao nhất và trong h/c với hiđro. H/C ôxit cao và h/c với hiđro. Tính axit, tính bazơ của h/c oxit và hiđroxit. Ví dụ: Cho biết S ở ô thứ 16: Suy ra: S ở nhóm VI, CK3, PK Hoá trị cao nhất với ôxi 6, với hiđro là 2. CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S. SO3 là ôxit axit và H2SO4 là axit mạnh. 2.So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các ng/tố lân cận. a.Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể về: Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần. Tính bazơ, của oxit và hiđroxit yêú dần, tính axit mạnh dần. b. Tong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể: Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần. Theo chu kỳ : Tính phi kim Si 10 (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm. + Nếu 8 a + b 10 nguyên tố thuộc nhóm VIII B b. Nguyên tố họ f : (n-2)fansb với a = 1 14 ; b = 1 2 + Nếu n = 6 Nguyên tố thuộc họ lantan. + Nếu n = 7 Nguyên tố thuộc họ actini. (a + b) – 3 = số thứ tự của nguyên tố trong họ Ví dụ : Z = 62 ; n = 6, a = 6, b = 2 6 + 2 – 3 = 5 , thuộc ô thứ 5 trong họ lantan. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN CHƯƠNG II a)Phương pháp và qui tắc hỗ trợ: - Qui tắc tam xuất. - Phương pháp đặt ẩn số và giải các phương trình. - Phương pháp giá trị trung bình. A,x mol, MA mhh x.MA +y.MB MA <M= = <MB ,sau đó dựa vào giả thiết để biện luận nhh x+y B,y mol, MB - Phương pháp bảo toàn số mol electron. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 19
  20. HỌC NỮA HỌC MÃI Nguyên tắc :  necho =  nenhan , trong các phản ứng có sự nhường và nhận electron - Cách xác định khối lượng muối trong dung dịch. Sơ đồ : A,B + dd axit,dư dd muối m gam Khí C. mmuối = mcation + manion = mkimloại + manion B-BÀI TẬP Dạng 1:Lý thuyết I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN 1. Ô nguyên tố Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố Đó.' 2. Chu kì - Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Số thứ tự chu ki bằng số lớp electron. - Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì, các chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; các chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn. 3. Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có sô electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chắt tương tự nhau. Mỗi nhóm được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Nhóm IA (trừ H) là các kim loại mạnh, gọi là các kim loại kiềm; Nhóm VIIA là các phi kim mạnh, gọi là nhóm halogen; Nhóm VIIIA là các khí hiếm (hay khí trơ). - Số thứ tự của các nhóm A bằng số electrdn ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó. Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s. Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p. Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d. Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini. Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f. III-SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ 1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng. Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. 2. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. (kim loại chuyển tiếp). Cấu hình electron nguyên tử có dạng: (n – 1)da ns2 (a = 1 → 10) Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n – 1)d nhưng chưa bão hòa. Đặt S = a + 2, ta có: - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm. - 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B. 3. Sự biến đổi một số đại lượng vật lý: a– Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng: Trong cùng chu kỳ: bán kính giảm. Trong cùng nhóm A: bán kính tăng. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 20
  21. HỌC NỮA HỌC MÃI b– Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi điện tích hạt nhân tăng: Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng. Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. (tính bằng Kj/mol) 4. Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Khi điện tích hạt nhân tăng: trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng. trong cùng nhóm, độ âm điện giảm. 5. Sự biến đổi tính kim loại - phi kim: a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng: * Tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần. b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: * Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần. 6. Sự biến đổi hóa trị: Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất với oxi tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1. Hóa trị đối với hidro = Số thứ tự nhóm – Hóa trị đối với oxi Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R: là nguyên tố) R2On: n là số thứ tự của nhóm. RH8-n: n là số thứ tự của nhóm. Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Oxit R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 Hiđrua RH4 RH3 RH2 RH 7. Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tương ứng: a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng: tính baz giảm, tính axit tăng. b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng: tính baz tăng, tính axit giảm. Mời các bạn học sinh tham khảo thêm: IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN 1. Biết vị trí của nguyên tô ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. Thí dụ: Nguyên tô A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tc A và so sánh với các nguyên tố bên cạnh. Giải: Số hiệu nguyên tử là 17, suy ra diện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron. - Ở chu kì 3, suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e. - Nguyên tố A (Cl) ở cuối chu kì 3 nên là một phi kim mạnh, tính phi kim của A mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì (là s có số hiệu là 16) và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm (là Br có số hiệu nguyên tử là 35) nhưng kém nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm (là F có số hiệu nguyên tử là 9). 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó. Thí dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó. Giải: - Vì nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và có le ở lớp ngoài cùng, suy ra nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA. - Nguyên tố A ở đầu chu kì nên tính chất hóa học cơ bản là tính kim loại. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 21
  22. HỌC NỮA HỌC MÃI Ngoài ra, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở khoa học quan trọng giúp ta có phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học một cách có hệ thống. Câu 1: Các nguyên tố Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa là: A. 3. B. 10 C. 8 D. 20 Câu 2: Tổng số hạt cơ bản (proton, notron, electron) trong ion M+ là 57. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở A. chu kì 4, nhóm IA B. Chu kì 3, nhóm IA C. chu kì 4, nhóm IIA D. Chu kì 3, nhóm IIA Câu 3: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào ? A.Tăng dần theo điện tishc hạt nhân B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột D.Cả A, B, C Câu 4:Electron hóa trị là: A. electron thuộc lớp ngoài cùng B. electron thuộc phân lớp ngoài cùng C/.toàn bộ electron trong cấu hình D. electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hoá học Câu 5: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 3 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là A. 3 và 3 B. 3 và 4 C. 4 và 3 D. 4 và 4 Câu 7: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là A. 8 và 8 B. 8 và 18 C. 18 và 8 D. 18 và 18 Câu 8: Tìm câu sai trong các câu sau đây A.Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm B.Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần C.Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử D.Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B Câu 9: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm không có chung đặc điểm nào dưới đây A. Cấu hình electron tương tự nhau B. Tính chất hoá học gần giống nhau C. Được xếp vào cùng một cột D. Có cùng số lớp electron Câu 10: Giá trị nào dưới đây không luôn luôn bằng số thứ tự của nguyên tố tương ứng ? A. Số đơn vị điện tích hạt nhân B. Số hạt proton C. Số hạt electron D. Số hạt nơtron Câu 11: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng A. số electron B. số lớp electron C. số electron hóa trị D. số electron ở lớp ngoài cùng Câu 12: Mỗi chu kì lần lượt bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở loại nguyên tố nào? A. Kim loại kiềm và halogen B. Kim loại kiềm thổ và khí hiếm C. Kim loại kiềm và khí hiếm D. Kim loại kiềm thổ và halogen Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 22
  23. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 13:Ý tưởng về việc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn dựa vào tính chất vật lí và hóa học của chúng là của nhà bác học nào dưới đây A. Lothar Mayer B. De Chancourtois C. Dimitri Mendeleev D. John Newlands Câu 14: Mendeleev nhận thấy tính chất của các nguyên tố thường lặp lại một cách tuần hoàn khi sắp xếp chúng theo chiều tăng dần của A. điện tích hạt nhân B. hoạt tính hóa học C. khối lượng riêng D. khối lượng nguyên tử Câu 15: Định luật tuần hoàn phát biểu rằng tính chất vật lí và tính chất hóa học của nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo A. khối lượng nguyên tử B. bán kính nguyên tử C. điện tích hạt nhân D. cấu trúc nguyên tử Câu 16: Trong những câu sau đây, câu nào sai ? A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần B. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần C. Nguyên tử của các nguyên tố cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau D. Chu kì bao giờ cũng bắt đầu là một kim loại kiềm, cuối cùng là một khí hiếm Câu 17: Các nguyên tố hoá học trong cùng một nhóm A có đặc điểm nào chung về cấu hình electron nguyên tử? A. Số e hoá trị B. Số lớp e. C. Số e lớp K. D. Số phân lớp Câu 18: Số thứ tự chu kì bằng A. số electron B. số lớp electronC. số electron lớp ngoài cùngD. số electron hóa trị Câu 19: Các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. các nguyên tố s và các nguyên tố p. B. các nguyên tố p và các nguyên tố d. C. các nguyên tố d và các nguyên tố f. D. các nguyên tố s và các nguyên tố f. Câu 20: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột Câu 21: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột. D. Cả A, B, C. Câu 22: Chu kì là A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần. C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số nơtrron tăng dần. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 23
  24. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 23: Nhóm nguyên tố là A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột. B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột. C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột. D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột. Câu 24: Tìm câu sai trong những câu sau đây: A. Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. B. Trong 1 chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần. C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau. D.Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành). Câu 25: Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 11, 19, 29 có đặc điểm gì giống nhau? A. Có cùng 1 e lớp ngoài cùng.B. Cùng kết thúc bằng phân lớp 4s. C. Cùng số lớp e. D. Cùng có số e lẻ Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Chu kỳ gồm các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau. B. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử. C. Các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau xếp cùng một hàng. D. Các nguyên tử có số electron hoá trị bằng nhau xếp cùng một cột. Câu 27: Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 3B. 4C. 5 D. 6. Câu 28: Số nguyên tố thuộc chu kỳ 2 là A. 8B. 18C. 32 D. 50 Câu 29: Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây? A. 1B. 2C. 3 D. Cả 3 chu kỳ 1, 2, 3. Câu 30: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kỳ 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là: A. 13+ B. 14+C. 15+ D. 16+ Câu 31: Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào? A. Nguyên tố s B. Nguyên tố pC. Nguyên tố d D. Nguyên tố f Câu 32: Cho cấu hình electron của Zn [Ar] 3d10 4s2. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là A. Ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIAC. Ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIA B. Ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB.D. Ô 31, chu kỳ 4, nhóm IIB. Câu 33: Có các hợp chất NaF, NaCl, NaBr, MgO, CaO, BaO. Những hợp chất nào mà trong thành phần của nó chỉ có những ion có cấu hình electron lớp bên ngoài là 2s2 2p6 ? A. NaF, MgO. B. NaCl, CaO.C. NaBr, BaO. D. NaF, CaO. Câu 34: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là : A. 19.B. 11.C.18. D. 8. Câu 35: Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s 22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là : A. chu kì 2, nhóm VA, HXO3.B. chu kì 2, nhóm VA, XH 4. C. chu kì 2, nhóm VA, XH3 D. chu kì 2, nhóm VA, XH2. Câu 36: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron ở phân lớp p là 5, Vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn là A. Nhóm VA, chu kì 3 B. VIIA, chu kì 2 C. VIIB, chu kì 2 D. VIA, chu kì 3. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 24
  25. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 37: Nguyên tử nguyên tố M có electron cuối cùng ở lớp electron thứ 3, phân lớp p, ô lượng tử thứ nhất và là electron ghép đôi. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn và công thức hiđroxit cao nhất của M là A. chu kì 3, nhóm VA, HXO3.B. chu kì 3, nhóm VIA, H 2XO4. C. chu kì 3, nhóm IVA, H2XO3. D. chu kì 3, nhóm VIA, H 2XO3. Câu 38: X là một nguyên tố nguyên tố p. Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Ô 40, chu kỳ 5, nhóm IVB. B. Ô 14, chu kỳ 3, nhóm IIA. C. Ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA. D. Ô 15, chu kỳ 3, nhóm VA. Câu 39: Nguyên tố Se (Z=34). Vị trí của Se là A. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIA. B. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VIB C. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VA. D. Ô 34, chu kỳ 4, nhóm VB. Câu 40: Nguyên tử của nguyên tố kim loại X có tổng số hạt là 58. X có thể là nguyên tố nào A. Na B. Zn. C. Cu D. I. Câu 41:. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có khuynh hướng nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học? A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn. B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn. C. Al ở ô 13 trong bảng tuần hoàn. D. Si ở ô 14 trong bảng tuần hoàn. Câu 42: Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm? A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. B. Số electron lớp K = 2. C. Số lớp electron như nhau.D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2. Câu 43: Nguyên tố Ca thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây là sai ? A. Số electron lớp vỏ nguyên tử của nguyên tố là 20. B. Vỏ nguyên tử có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron. C. Hạt nhân nguyên tử có 20 proton. D. Hoá trị cao nhất với oxi là 1. Câu 44: Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là ? A. STT 23, chu kì 4, nhóm VA.B. STT 23, chu kì 4, nhóm VB. C. STT 22, chu kì 4, nhóm IIA. D. STT 21, chu kì 4, nhóm IIIB Câu 45: Cho cấu hình electron của các nguyên tố X1, X2, X3, X4 như sau 2 2 6 1 2 2 6 2 1 2 2 6 2 6 2 2 2 6 2 X1 : 1s 2s 2p 3s X2 :1s 2s 2p 3s 3p X3 :1s 2s 2p 3s 3p 4s X4 :1s 2s 2p 3s Các nguyên tố kim loại cùng nhóm gồm có A. X1, X2. B. X 1, X4. C. X 4, X2. D. X4, X3. Câu 46: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s 22s22p63s23p4, công thức hợp chất của R với hiđro và công thức oxit cao nhất là: A. RH2, RO.B. RH 2, RO3. C. RH2, RO2. D. RH5, R2O5. Câu 47: Nguyên tố ở chu kỳ 5, nhóm VIA có cấu hình electron hóa trị là A. 4s24p4. B. 4s24p5.C. 5s 25p5.D. 5s 25p4. Câu 48: Cho nguyên tố có STT là 19, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là: A. Ô số 19, chu kì 4, nhóm IA. B. Ô số 19, chu kì 3, nhóm IA. C. Ô số 19, chu kì 4, nhóm IIA.D. Ô số 19, chu kì 3, nhóm IIA. Câu 49: Nguyên tử Cu có Z = 29, vậy A. Cu thuộc chu kỳ 3, nhóm IB.B. Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm I B. C. Cu thuộc chu kỳ 3, nhóm IA.D. Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm I A. Câu 50 Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 60. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là A. STT 20, chu kì 3, nhóm IIA.B. STT 20, chu kì 4, nhóm IA. C. STT 20, chu kì 4, nhóm IIA.D. STT 19, chu kì 4, nhóm IA. Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 25
  26. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 51: Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có 11 proton và 12 nơtron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. Chu kì 3, nhóm IA B. chu kì 3, nhóm IIA C. Chu kì 4, nhóm VA D. chu kì 4, nhóm VB Câu 52: Nguyên tố K ở chu kì 4, nhóm IA. Số hiệu nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của K là A. Z = 19, tính phi kim B. Z = 29, tính phi kim C. Z = 19, tính kim loại D. Z = 29, tính kim loại Câu 53: Nguyên tố Si có Z = 14. Vị trí của Si trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm IIA. B. chu kì 3, nhóm IIA C. chu kì 2, nhóm IVA D. chu kì 3, nhóm IVA Câu 54: Nguyên tố Cl ở chu kì 3, nhóm VIIA. Số hiệu nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của Cl là A. Z = 17, tính phi kim B. Z = 17, tính kim loại C. Z = 24, tính phi kim D. Z = 24, tính kim loại Câu 55: Nguyên tố X có cấu hình electron hóa trị là 4s1. Số hiệu nguyên tử có thể có của X là A. 19. B. 24. C. 29. D. 19, 24 hoặc 29 Câu 56: Nguyên tố X ở chu kì 4, nhóm VA. Cấu hình electron hóa trị của X là A. 3d34s2. B. 3d54s2. C. 4s24p3 D. 4s24p5 Câu 57: Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s2s2s2p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p1 Câu 58: Cấu hình e của nguyên tử Y ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p5. Vậy Y thuộc nhóm nguyên tố A. kim loại kiềm B. halogen C. kim loại kiềm thổ D. khí hiếm Câu 59: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là: 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về nguyên tử X. A. Lớp ngoài cùng của X có 6 electron B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3 D. X nằm ở nhóm IVA Câu 60: Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s 22s22p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là A. ô số 16, chu kì 3 nhóm IVA B. ô số 16 chu kì 3, nhóm VIA C. ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB D. ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB Câu 61: Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở A. chu kì 2 và nhóm VA. B. chu kì 2 và nhóm VIIIA C. chu kì 3 và nhóm VIIA D. chu kỉ 3 và nhóm VA Câu 62: Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt là ZX = 13, ZY = 17. Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. X và Y đều là nguyên tố kim loại B. X và Y đều là nguyên tố phi kim C. X là nguyên tố kim loại, Y là nguyên tố phi kim D. X là nguyên tố phi kim, Y là nguyên tố kim loại Câu 63: Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 A. Chu kì 4, nhóm IB B. Chu kì 4, nhóm IA C. Chu kì 4, nhóm VIA D. Chu kì 4, nhóm VIB Câu 64: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt là X : [Ar] 3d104s2. Y : [Ar] 3d64s2 Z : [Ar] 3d84s2 T : [Kr] 5s2. Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là A. X và T B. Y và Z C. X, Y và Z D. X, Y, Z và T Câu 65: Có các nguyên tử của các nguyên tố lần lượt có cấu hình electron như sau X : [Ar] 4s1 Y : [Ar] 3d54s1 Z : [Ar] 3d104s1 T : [Kr] 5s1 Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm là A. X và T B. Y và Z. C. X, Z và T D. X, Y, Z và T Câu 66: Ion X2+ và Y2 đều có cấu hình là 1s22s22p6. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là: Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 26
  27. HỌC NỮA HỌC MÃI A. X : chu kì 2, nhóm IVA ; Y : chu kì 3, nhóm IIA B. X : chu kì 2, nhóm VIA ; Y : chu kì 3, nhóm IIA C. X : chu kì 3, nhóm IIA ; Y : chu kì 2, nhóm IVA D. X : chu kì 3, nhóm IIA ; Y : chu kì 2, nhóm VIA Câu 67: Anion X và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 23p6. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là A. X : ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA ; Y : ô 16, chu kì 3, nhóm VIA B. X : ô 19, chu kì 4, nhóm IA ; Y : ô 16, chu kì 3, nhóm VIA C. X : ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA ; Y : ô 20, chu kì 4, nhóm IIA D. X : ô 19, chu kì 4, nhóm IA ; Y : ô 20, chu kì 4, nhóm IIA Câu 68: Cho các thông tin sau:  Ion X2- có cấu trúc electron: 1s22s22p63s23p6  Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29. Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là A. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); (Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IB) B. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); (Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IIB) C. (X: ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA); (Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 29, chu kì 4, nhóm IB). D. (X: ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA); (Y: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA); (Z: ô 31, chu kì 4, nhóm IIIA) Câu 69: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số phần tử cấu tạo (p, n, e) là 40. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn (ô, chu kì, nhóm) là A. 12, chu kì 3, nhóm IIA B. 20, chu kì 4, nhóm IIA C. 19, chu kì 4, nhóm IA D. 13, chu kì 3, nhóm IIIA Câu 70: Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong ion M+ là 57. Trong bảng tuần hoàn M nằm ở A. chu kì 4, nhóm IA B. Chu kì 3, nhóm IA C. chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm IIA Dạng 2:Định luật tuần hoàn Câu 1:“Tuần hoàn” là A. sự biến đổi theo hướng tăng dần B. sự biến đổi theo hướng giảm dần C. sự lặp đi lặp lại sau mỗi nhóm A D. sự lặp đi lặp lại có tính chu kì Câu 2: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. số electron như nhau B. số lớp electron như nhau C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau. D. cùng số electron s hay p. Câu 3: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau được lặp lại tương tự như chu kì trước là do A. Sự lặp lại tính chất kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước B. Sự lặp lại tính chất phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước (ở ba chu kì đầu). D. Sự lặp lại tính chất hoá học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước Câu 4: Nguyên tố s chủ yếu thuộc những nhóm nguyên tố nào ? A. Nhóm A. B. Nhóm B C. Nhóm IA và IIA D. Nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA và VIIIA Câu 5: Nguyên tố p thuộc những nhóm nguyên tố nào ? Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 27
  28. HỌC NỮA HỌC MÃI A. Nhóm A. B. Nhóm B C. Nhóm IA và IIA D. Nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA và VIIIA Câu 6: Nguyên tố d thuộc những nhóm nguyên tố nào ? A. Nhóm A. B. Nhóm B C. Nhóm IA và IIA D. Nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA và VIIIA Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, nhóm A bao gồm các nguyên tố A. khối s và khối p. B. khối s C. khối p D. khối d Câu 8: Trong số các nguyên tố dưới đây, nguyên tố nào thể hiện tính kim loại rõ nhất ? A. Na B. Mg C. Ca D. K Câu 9: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng A. hút electron. B. đẩy electron. C. nhận proton D. nhường proton. Câu 10: Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại biến đổi theo chiều nào cho dưới đây? A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi. D. Không biến đổi một chiều. Câu 11: Độ âm điện của các nguyên tố trong dãy: 11Na; 12Mg; 13Al; 15P;17Cl biến đổi theo chiều nào cho sau đây? A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi. D. Không biến đổi một chiều. Câu 12: Tính bazo trong dãy hidroxit NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào cho dưới đây A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi. D. Không biến đổi một chiều. Câu 13: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử của các nguyên tố A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không thay đổi. D. Không biến đổi một chiều. Câu 14: Trong bảng tuần hoàn, nhóm B bao gồm các nguyên tố A. khối d và khối B. khối p C. khối s và khối p C. khối s và khối p Câu 15: Trong các nguyên tố sau, nguyên tử của nguyên tố có bán kính lớn nhất là A. Al.B. PC. S.D. K. Câu 16: Trong các nguyên tố sau, nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là A. B. B. N C. O D. Mg Câu 17: Theo quy luật biến đồi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì A. phi kim mạnh nhất là iot B. kim loại mạnh nhất là liti C. phi kim mạnh nhất là flo D. Kim loại yếu nhất là xesi Câu 18: Trong các hiđroxit dưới đây, chất nào có tính axit mạnh nhất ? A. H2SO4 B. H2SeO4 C. HClO4 D. HBrO4 Câu 19: Cho các nguyên tố: K (Z = 19); N (Z = 7); Si (Z = 14); Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. N, Si, Mg, K B. K, Mg, Si,N C. K, Mg, N, Si D. Mg, K, Si, N Câu 20: Các kim loại X, Y, Z có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là 1s22s22p63s1 1s22s22p63s2; 1s22s22p63s23p1. Dãy gồm các kim loại xếp theo thứ tự tăng dần tính khử là A. X, Y, Z. B. Z, X, Y. C. Z, Y, X D. Y, Z, X Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 28
  29. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 21: Nhóm gồm những nguyên tố phi kim điển hình là: A. IA B.VIIIA C. VIA D. VIIA Câu 22: Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là A. Nhóm halogen B. Nhóm khí hiếm C. Nhóm kim loại kiềm thổ D. Nhóm kim loại kiềm Câu 23: Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A. 5 B. 3 C. 4 D. 7 Câu 24: Ngày nay định luật tuần hoàn vẫn còn là sợi chỉ dẫn đường và là lí thuyết chủ đạo của hóa học. Trên cơ sở đó, sau những năm gần đây các nguyên tố sau urani đã được điều chế nhân tạo và được xếp sau urani sau bảng tuần hoàn, Một trong những nguyên tố đó là nguyên tố 101 được điều chế đầu tiên vào năm 1955 được đặt tên là Menđelevi để tỏ lòng kính trọng nhà bác học người Nga vĩ đại. Kí hiệu hóa học của nguyên tố đó là A. Mv B. Me C. Ml D. Md Câu 25:Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là R2O5. Vậy công thức hợp chất khí với hiđro là: A. RH4 B. RH3 C. RH2 D. RH5 Câu 26: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O5. Nguyên tố R đó là: A. Magie B. Nitơ C. Lưu huỳnh D. Cacbon Câu 27: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có: A. số lớp electron như nhau B. cùng số electron s hay p C. số electron lớp ngoài cùng như nhau D. số electron như nhau Câu 28: Tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn (đối với 20 nguyên tố đầu bảng)? A. Số electron lớp ngoài cùng B. Số proton trong hạt nhân nguyên tử C. Khối lượng nguyên tử D. Hóa trị cao nhất với oxi Câu 29: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là ? A. Độ âm điện B. Tính phi kim C. Tính kim loại D. Điện tích hạt nhân Câu 30: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 4 và 4 B. 3 và 5 C. 3 và 4 D. 4 và 3 Câu 31: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số nguyên tố thuộc chu kì 2 và 5 lần lượt là? A. 2 và 8 B. 8 và 32 C. 8 và 18 D. 8 và 16 Câu 32: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nhóm A bao gồm các nguyên tố A. Nguyên tố p B. Nguyên tố d và nguyên tố f. C. Nguyên tố s và nguyên tố p D. Nguyên tố s Câu 33: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. Tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần B. Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần C. Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần D. Tính phi kim và tính kim loại đều giảm dần Câu 34: Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn A. của điện tích hạt nhân B. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 29
  30. HỌC NỮA HỌC MÃI C. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử D. của số hiệu nguyên tử Câu 35: Tìm câu sai trong các câu sau: A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm B. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B C. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần D. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử Câu 36: Thời Trung Hoa cổ đại loài người đã biết các nguyên tố vàng, bạc, đồng, chì, sắt, thủy ngân và lưu huỳnh. Năm 1649 loài người đã tìm ra nguyên tố photpho. Đến năm 1869, mới có 63 nguyên tố được tìm ra. Vây nguyên tố ở ô thứ 35 là nguyên tố nào sau đây? A. Kr B. Rb C. Br D. Sr Câu 37: Trong bảng hệ thống tuần hoàn nguyên tố nào dưới đây có độ âm điện lớn nhất? A. I B. Cs C. F D. Li Câu 38: X và Y là 2 nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì. Biết tổng số proton của X và Y là 31. Xác định cấu hình electron của Y (ZY > ZX)? A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p63s23p3 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p6 39 2 2 6 2 6 1 Câu 39: Cấu hình e của 19K:1s 2s 2p 3s 3p 4s .Kết luận nào sau đây sai? A. Nguyên tử có 7e ở lớp ngoài cùng B. Có 20 nơtron trong hạt nhân C. Là nguyên tố mở đầu chu kỳ 4 D. Thuộc chu kỳ 4, nhóm IA Câu 40: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là: A. 1s2 2s2 2p5 3p2 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 Câu 41: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. 1s22s22p63s23p63d104s24p1 B. 1s22s22p63s23p63d34s2 C. 1s22s22p63s23p64s24p1 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p3 Câu 42: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 11. X thuộc A. chu kì 3, nhóm IIA B. chu kì 2, nhóm IVA C. chu kì 2, nhóm IIIA D. chu kì 3, nhóm IA Câu 43: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 17, nguyên tố X thuộc A. Chu kì 3, nhóm IIA B. Chu kì 3, nhóm VIIA C. Chu kì 3, nhóm VA D. Chu kì 4, nhóm VIIA Câu 44: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron trong nguyên tử X là: A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p3 C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p2 Câu 45: Cho dãy nguyên tố nhóm VA: N - P - As - Sb - Bi. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính nhỏ nhất là: A. Bitmut B. Asen C. Nitơ D. Photpho Câu 46: Cấu hình electron của một số nguyên tố như sau: (a) 1s22s22p63s23p64s2 (b) 1s22s22p63s23p63d54s2 (c) 1s22s22p5 (d) 1s22s22p63s23p63d104s2 Số electron hóa trị trong nguyên tử của các nguyên tố trên lần lượt là A. 2; 7; 7; 12 B. 2; 2; 5; 2 C. 2; 7; 7; 2 D. 8; 7; 7; 2 Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 30
  31. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 47: Số hiệu nguyên tử các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 4, 12, 19, 20. Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Q thuộc nhóm IIA B. M thuộc chu kì 4 C. X thuộc nhóm IVA D. A thuộc chu kì 3 Câu 48: Dãy các nguyên tố nhóm IIA gồm: Mg (Z=12), Ca (Z=20), Sr (Z=38), Ba (Z=56). Từ Mg đến Ba, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại thay đổi theo chiều A. giảm dần B. tăng dần C. giảm rồi tăng. D. tăng rồi giảm Câu 49: Các nguyên tố thuộc chu kì 2 được xếp theo chiều giảm dần độ âm điện từ trái qua phải như sau : A. F, O, N, C, B, Be, Li B. Be, Li, B, C, N, O, F C. Li, B, Be, N, C, O, F D. Li, Be, B, C, N, O, F Câu 50: Các nguyên tố B (Z = 5), Al (Z = 13), C (Z = 6), N (Z = 7) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử theo dãy nào trong các dãy sau? A. C > B > Al > N B. N > C > B > Al C. B > C > N > Al D. Al > B > C > N Câu 51: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: X: 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s1; Y: 1s2 2s22p6 3s1 ; Z: 1s2 2s22p6 3s2 3p4 ; T: 1s2 2s22p4. Dãy các nguyên tố nào sau đây xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính phi kim: A. X < Z < Y < T B. X < Y < Z < T C. X < Y < T < Z D. Y < X < Z < T Câu 52: X, Y, M là 3 nguyên tố liên tiếp nhau (với Z X < Z Y < Z M) trong cùng 1 chu kì. Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh các axit tương ứng với các hiđroxit cao nhất của X, Y, M là: A. H2XO4 < H3YO4 < HMO4 B. H2YO4 < HMO4 < H3XO4 C. HMO4 < H2YO4 < H3XO4 D. H3XO4 < H2YO4 < HMO4 Câu 53: Cho 6,0 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với nước thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). R là kim loại nào sau đây: A. Canxi B. Bari C. Magie D. Stronti Câu 54: Hòa tan 0,3 gam hỗn hợp 2 kim loại X và Y thuộc 2 chu kì liên tiếp của nhóm IA vào H 2O thì thu được 0,224 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. X và Y là A. Li và Na. B. K và Rb C. Na và K. D. Rb và Cs Câu 55: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH 3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 74,07 %. Tên gọi của X là A. Nitơ B. Asen C. Lưu huỳnh D. Photpho Câu 56: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO 3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Nguyên tử khối của nguyên tố R là A. 27 B. 32. C. 16. D. 31 Câu 57: Khi cho 2,4 gam kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với clo cho 9,5 gam muối clorua.Kim loại là: A. Zn (65) B. Mg (24) C. Ca (40) D. Cu (64) Câu 58: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố A. Si (28u). B. S (32u). C. C (12u). D. Ge (73u). Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 31
  32. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 59: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất đối với oxi gấp 3 lần hóa trị đối với Hidro. Hợp chất oxit cao nhất của X có tỉ khối hơi so với Nitơ là 2,857. Vậy, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kỳ 3 nhóm IVA B. Chu kỳ 3 nhóm VIA C. Chu kỳ 4 nhóm VIA D. Chu kỳ 3 nhóm IIA Câu 60: Y là một nguyên tố phi kim thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn, Y tạo được hợp chất khí với Hidro và có công thức oxit cao nhât là YO3. Hợp chất tạo bởi Y và kim loại M là MY2 trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là: A. Mg (24u) B. Zn (65u) C. Fe (56u) D. Cu (64u) Câu 61: Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A. số lớp electron B. số electron hóa trị C. số hiệu nguyên tử D. số electron lớp ngoài cùng Câu 62: Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi A. Nhóm kim loại kiềm B. Nhóm kim loại kiềm thổ C. Nhóm khí hiếm D. Nhóm halogen Câu 63: Đại lượng không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là A. bán kính nguyên tử B. hóa trị cao nhất với oxi C. tính kim loại, tính phi kim D. nguyên tử khối. Câu 64: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là A. 18 và 18. B. 18 và 8 C. 8 và 18 D. 8 và 8 Câu 65: Các nguyên tố ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 7 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 66: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có A. số electron như nhau B. số lớp electron như nhau C. cùng số elctron s hay p D. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau Câu 67: Theo định luật tuần hoàn, tính chất hóa học của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của A. nguyên tử khối B. điện tích ion C. số oxi hóa D. điện tích hạt nhân nguyên tử Câu 68: Nguyên tố R có công thức cao nhất trong hợp chất với oxi là R2O7. Công thức hợp chất khí với hidro : A. HR B. RH4 C. H2R. D. RH3 Câu 69: Nguyên tố X thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Công thức oxit cao nhất của X là A. XO3. B. X2O5 C. XO2. D. X2O3. Câu 70: Đối với các nguyên tố nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại tương tự như chu kì trước là do A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. Câu 71: Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì A. tính kim loại giảm, tính phi kim tang B. tính kim loại tăng, tính phi kim tăng C. tính kim loại giảm, tính phi kim giảm D. tính kim loại tăng, tính phi kim giảm Câu 72: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai? Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 32
  33. HỌC NỮA HỌC MÃI A.Trong 1 chu kỳ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần B. Độ âm điện của các nguyên tố trong 1 nhóm A nói chung giảm dần theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới. C. Trong 1 chu kỳ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử của các nguyên tố nói chung giảm dần đồng thời độ âm điện cũng giảm theo D. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng Câu 73: Anion X‒ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 2, nhóm VIIA B. chu kì 2, nhóm VIA C. chu kì 6, nhóm IIA D. chu kì 3, nhóm VIIIA Câu 74: Nguyên tử nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s22s22p63s23p64s2 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p5 Câu 75: Nguyên tử của nguyên tố ở chu kỳ 4, nhóm IA có số hiệu nguyên tử là : A. 21 B. 19 C. 13 D. 22 Câu 76: Nguyên tố X (Z = 17). Hợp chất của X với Hidro là A. H4X B. H2X C. HX D. H3X Câu 77: Trong bảng tuần hoàn, M ở nhóm IIIA, X ở nhóm VA còn Y ở nhóm VIA. Oxit cao nhất của M, X, Y có công thức A. MO3, X5O2, YO2 B. MO, XO3, YO C. M2O3, XO5, YO6 D. M 2O3, X2O5, YO3 Câu 78: Nguyên tử X của nguyên tố R có 19 proton trong hạt nhân, chọn phát biểu sai về X: A. X thuộc chu kỳ 4 B. Công thức oxit cao nhất của X là X2O C. X là một kim loại thuộc nhóm IA D. X tạo được hợp chất khí với hiđrô Câu 79: Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo tính phi kim giảm dần như sau: A. F, Cl, Br, I B. I, Br, Cl, F C. Br, I, Cl, F D. Br, F, Cl, I Câu 80: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng? A. Cl, F, P, Al, Na B. Cl, P, Al, Na, F C. F, Cl, P, Al, Na. D. Na, Al, P, Cl, F Câu 81: Cho các nguyên tố sau: A (Z = 2), B (Z = 6), M (Z = 4), N (Z = 14). Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn là A. M, N B. A, M C. B, M D. B, N Câu 82: Các nguyên tố: F, Si , P , O được sắp xếp theo thứ tự giảm dần hoá trị với hiđro. Đó là A. Si , P , O, F B. F, Si , P , O C. F, Si , O, P D. O, F, Si , P Câu 83: Các nguyên tố 12X, 19Y, 20Z, 13T xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là A. T, X, Y, Z B. X, Y, Z, T C. T, X, Z, Y D. X, Z, Y, T Câu 84: Các chất trong dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tính axit giảm dần ? A. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SO4 B. H2SiO3 ; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SO4 C. H2SO4; Al(OH)3 ; H3PO4 ; H2SiO3 D. H2SO4; H3PO4; H2SiO3; Al(OH)3 Câu 85: Nguyên tố A (Z = 8), B (Z = 13), C (Z = 16). Nhận định nào đúng? A. Bán kính nguyên tử A < B < C B. Tính kim loại của A < B <C C. Độ âm điện của B < C < A D. Tính kim loại của B < C < A. Câu 86: 3 nguyên tố : X( Z = 11), Y( Z = 12), T( Z = 19) có hiđroxit tương ứng là X 1, Y1, T1. Chiều giảm tính bazơ các hiđroxit này lần lượt là Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 33
  34. HỌC NỮA HỌC MÃI A. T1, X1, Y1 B. Y1, X1, T1 . C. T1, Y1, X1 D. X1, Y1, T1 Câu 87: X và Y ở 2 nhóm kế tiếp thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y là 31. Tìm 2 nguyên tố đó? A. Al và Mg B. Na và Ca C. Ne và Na D. Al và Si Câu 88:Một loại nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 40.Trong hạt nhân của nguyên tố này có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Ô số 13, CK 3, nhóm IIIA B. Ô số 13, CK 3, nhóm III B. C. Ô số 12, CK 3, nhóm IIB D. Ô số 11, CK 3, nhóm IA Câu 89: Nguyên tố M ở chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tố G ở chu kì 2, nhóm VIA. Vậy tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử M và G là A. 19. B. 11. C. 8. D. 18. Câu 90: Cho 4,8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X là A. Mg B. Ba C. Be D. Ca. Câu 91: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp và thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thấy có 3,36 lít khí H2 bay ra(đktc). (cho Mg = 24, Ca = 40, Sr = 87, Ba = 137). Hai kim loại đó là A. Mg, Ca B. Ba, Sr C. Be, Mg D. Ca, Ba Câu 92: Nguyên tố R ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxit cao nhất của R, thì R chiếm 43,662 % khối lượng. Cho N = 14; P = 31; As = 75; S = 32; O = 16. R là A. N B. As C. P D. S Câu 93: Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là A. SiO2 B. NO2 C. SO2 D. CO2 Dạng 3:Xác định nguyên tố hóa học Câu 1: Hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4p a và 4sb. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết X không phải là khí hiếm. Vậy Y và X lần lượt là: A. K và Br B. Ca và Br C. K và S D. Ca và S Câu 2: Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y A. N, O B. N, S C. P, O D. P, S Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron: [Ne] 3s 23p4. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của X là A. XO2 và XH4 B. XO3 và XH2 C. XO2 và XH2 D. XO3 và XH3. Câu 4: Nguyên tố X có cấu hình electron nguyên tử: [Kr] 4d105s25p2. Công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hiđro của X lần lượt là A. XO2 và XH4 B. XO và XH2 C. XO2 và XH2 D. XO và XH4 Câu 5: Cấu hình e của nguyên tử X: 1s 22s22p63s23p5. Hợp chất với hiđro và oxit cao nhất của X có dạng là: A. HX, X2O7 B. H2X, XO3 C. XH4, XO2 D. H3X, X2O5 Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 34
  35. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 6: Hợp chất khí với H của nguyên tố R là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 46,7% R về khối lượng.R là A. C B. Si C. O D. S Câu 7: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X (nhóm A) có công thức HX, oxit cao nhất của X chứa 38,8% X về khối lượng. X là: A. Iot B. Brom C. Clo D. Flo Câu 8: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH 2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Nguyên tố R là A. Mg B. Ca C. S D. Se Câu 9: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH3. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17 : 71. Nguyên tố R A. N. B. P C. S D. B Câu 10: Tỉ lệ khối lượng phân tử giữa oxit cao nhất của nguyên tố R và hợp chất khí của nó với hiđro bằng 11 : 4. Khối lượng mol nguyên tử của R là: A. 32 B. 12 C. 28 D. 19 Câu 11: Tổng hoá trị trong oxit cao nhất và trong hợp chất khí với hiđro của S bằng A. 8. B. 7 C. 5. D. 6 Câu 12: Nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm VIIA của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxit cao nhất của R là: A. R2O B. R2O3 C. R2O5 D. R2O7 Câu 13: Tổng các electron trong các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố X là 10. Công thức oxit cao nhất của X là: A. X2O7 B. XO3 C. XO2 D. X2O5 Câu 14: Oxit cao nhất của nguyên tố R có khối lượng phân tử là 108. Nguyên tố R là: A. Si B. N C. P D. C Câu 15: Oxit cao nhất của nguyên tố R có khối lượng phân tử là 80. Nguyên tố R là A. Si B. N C. P D. Cu và S Câu 16: X là nguyên tố halogen, hợp chất oxit cao nhất của X có phân tử khối khoảng 180. Nguyên tố X là A. F. B. Cl C. Br D. I. Câu 17: Các ion X2 và Y2 đều có cấu hình bền của khí hiếm. Số hiệu nguyên tử hơn kém nhau 8 đơn vị, thuộc 2 chu kì liên tiếp. X và Y lần lượt là A. C và Si B. N và P C. S và Se D. O và S Câu 18: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X có công thức XH 3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là A. 14 B. 31 C. 32 D. 52 Câu 19: Oxit cao nhất của nguyên tố Y là YO 3. Trong hợp chất với hiđro của Y, hiđro chiếm 5,88% về khối lượng. Y là nguyên tố A. O B. P C. S D. Se Câu 20: Hợp chất với hiđro của nguyên tố X (nhóm A) có công thức XH 2, oxit bậc cao nhất của X chứa 60% oxi về khối lượng. X là A. Mg B. S C. Ca D. Se Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 35
  36. HỌC NỮA HỌC MÃI Câu 21: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng RO 2. Trong hợp chất với hiđro, R chiếm 87,5% về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây ? A. C. B. N. C. Si D. S. Câu 22: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2O7. Hợp chất khí cuả R với hiđro chứa 2,74% hiđro về khối lượng. Tên của R và vị trí trong bảng HTTH là A. Clo, chu kì 3 nhóm VIIA B. Flo, chu kì 2 nhóm VIIA C. Crom, chu kì 4 nhóm VIB D. Mangan, chu kì 4 nhóm VIIB Câu 23: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Nguyên tố R là: A. Mg B. Ca C. S D. Se Câu 24: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng: mR : mH=16 :1. Nguyên tố R là A. O B. S. C. Se D. Te Câu 25: Hợp chất R được tạo bởi 2 nguyên tố X, Y đều thuộc nhóm A có M R = 76 đvC. Hóa trị trong hợp chất với hiđro của X, Y lần lượt là n, m ; hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là n và 3m. Biết rằng trong R nguyên tố X có hóa trị cao nhất. Công thức của R là A. SiO2 B. CaF2 C. CS2 D. Na2S Câu 26: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 32. A, B lần lượt là : A. N, PB. Mg, Ca. C. P, Cl.D. O, Si. Câu 27: Hợp chất M2X có tổng số hạt là 116. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn là A. M (STT 11, chu kì 3, nhóm IA); X( STT8, chu kì 2, nhóm VIA). B. M (STT19, chu kì 4, nhóm IA); X (STT8, chu kì 2, nhóm VIA). C. M ( STT11, chu kì 3, nhóm IA); X (STT16, chu kì 3, nhóm VIA). D. M (STT19, chu kì 3, nhóm IA); X (STT16, chu k ì 3, nhóm VIA). Câu 28: Một nguyên tố có oxit cao nhất là RO3. Nguyên tố ấy tạo với hiđro một chất khí trong đó R chiếm 94,23% về khối lượng. Nguyên tố đó là: A. Flo. B. Lưu huỳnh.C. Oxi. D. Iot. Câu 29: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 30. Hai nguyên tố A và B là: A. Na và Mg. B. Mg và Al. C. Mg và Ca. D. Na và K. Câu 30: X, Y là 2 nguyên tố ở cùng nhóm A hoặc nhóm B và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử X và Y bằng 32. Cấu hình electron của 2 nguyên tố đó là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 C. 1s2 2s2 2p5 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 D. 1s2 2s2 2p2 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 Câu 31:Biết các ion X+ và Y- có cấu hình electron giống nhau, nghĩa là A. nguyên tử X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ trong bảng tuần hoàn. B. số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 2. C. số proton trong nguyên tử X, nguyên tử Y như nhau. D. nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 2 nơtron. Câu 32: X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ của bảng tuần hoàn. Biết oxit của X khi tan trong nước tạo thành một dung dịch làm hồng quỳ tím, Y phản ứng với nước được dung dịch làm xanh giấy quỳ tím, Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 36
  37. HỌC NỮA HỌC MÃI còn Z phản ứng được với cả axit và kiềm. Số thứ tự các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần theo chiều A. X < Y < Z. B. X < Z < Y. C. Y < Z < X. D. Z < Y < Z. Câu 33: Biết số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, Y, P, Q lần lượt là 11, 13, 16,19. Kết luận nào đúng? A. Cả 4 nguyên tố đều thuộc cùng 1 chu kỳ. B. X, Y thuộc chu kỳ 3; P, Q thuộc chu kỳ 4. C. X, Y, P thuộc chu kỳ 3; Q thuộc chu kỳ 4. D. X, Y thuộc chu kỳ 3; P thuộc chu kỳ 4; Q thuộc chu kỳ 5. Câu 34: Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH 4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R có số khối là: A. 12. B. 28. C. 32. D. 31. Câu 35: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2O5. Trong hợp chất của R với hiđro ở thể khí có chứa 8,82 % hiđro về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là ( C = 12, N= 14, P= 31, S= 32) A. NH3. B. H 2S. C. PH 3. D. CH 4. Câu 36: Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kỳ kế tiếp nhau, ở hai nhóm A cạnh nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hạt proton bằng 23. Ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau. X, Y có số hạt proton lần lượt là A. 7 và 16. B. 8 và 15. C. 8 và 18. D. 7 và 17. Câu 37: Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kỳ ở hai ô kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số hạt proton bằng 23. X, Y có số hạt proton lần lượt là: A. 11 và 12. B. 10 và 13. C. 9 và 14. D. 12 và 13. Câu 38: Cho 4,8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X là A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Câu 39: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố: A. C. B.Si. C. Ge. D. S. Câu 40: Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là A. CO2. B. NO 2. C. SO 2. D. SiO 2. Câu 41: Hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA. Cho 6,4 gam hỗn hợp trên phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X và Y là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 42: Hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA. Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp vào nước, toàn bộ khí thu được cho qua ống đựng CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 6,4 gam Cu. X và Y là A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs. Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại X và Y liên tiếp nhau trong nhóm IIA bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 3,36 lít khí (đktc). X và Y là A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba. Câu 44: Cho 2 nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 15). Nhận định nào đúng? A. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X nhỏ hơn Y. B Tính kim loại của X nhỏ hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X nhỏ hơn Y. C. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X lớn hơn Y, bán kính nguyên tử X lớn hơn Y. D. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X lớn hơn Y. Câu 45: Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số proton là 25. A, B là Biết thêm 1 môn là sống thêm 1 cuộc đời Trang 37