Đề tham khảo thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn

docx 3 trang thaodu 3430
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: Đề tham khảo thi tuyển sinh Lớp 10 môn Ngữ văn

  1. ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Tiến sĩ David Hanson - cha đẻ của nữ robot được cho là giống người nhất thế giới Sophia, tin rằng vào năm 2029, người máy trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sở hữu trí thông minh tương ứng với đứa trẻ một tuổi, theo Long Room. Điều này sẽ mở ra cánh cửa để người máy đảm nhiệm những vị trí cấp thấp trong quân đội và dịch vụ cấp cứu chỉ hai năm sau, tức năm 2031 và có quyền lợi đầy đủ như con người sau một thập kỷ. Ông đưa ra dự đoán trong bài báo mới xuất bản mang tên "Tiến vào kỷ nguyên của những hệ thống trí tuệ sống và xã hội người máy". Trong bài báo, ông nhận định sự phát triển của robot sẽ báo hiệu kỷ nguyên mới cho xã hội loài người, nơi người máy có quyền kết hôn, bỏ phiếu bầu cử và sở hữu đất đai. Tiến sĩ David Hanson và robot Sophia do ông chế tạo. Theo tiến sĩ Hanson, người máy sẽ vẫn bị con người đối xử như công dân hạng hai trong một thời gian. "Các nhà làm luật và tập đoàn trong tương lai gần sẽ cố gắng áp chế sự trưởng thành về mặt cảm xúc của người máy để mọi người có thể cảm thấy an toàn. Trong khi đó, trí tuệ nhân tạo sẽ không trì trệ. Do nhu cầu của mọi người đối với máy móc thông minh thúc đẩy độ phức tạp của AI, sẽ tới một lúc robot thức tỉnh, đòi quyền sinh tồn và sống tự do", tiến sĩ Hanson nói. Ông lập khung thời gian dự kiến cho từng sự kiện. Năm 2035, người máy sẽ qua mặt con người ở gần như mọi lĩnh vực. Một thế hệ người máy mới có thể thi vào đại học, học thạc sỹ và hoạt động với trí thông minh tương tự người 18 tuổi. Những cỗ máy tiên tiến này sẽ bắt đầu "Trào lưu nhân quyền cho robot trên toàn cầu" theo cách gọi của tiến sĩ Hanson, dự kiến xảy ra năm 2038 và hướng đến chất vấn cách đối xử với người máy AI trong xã hội loài người. Tuy nhiên, mãi tới năm 2045, trào lưu nhân quyền cho robot trên toàn cầu mới buộc thế giới phương Tây công nhận người máy như thực thể sống, trong đó Mỹ là nước đầu tiên cấp quyền công dân đầy đủ cho chúng. Tiến sĩ Hanson tạo ra khoảng 20 robot trong công ty của ông và tin rằng các dạng sống nhân tạo có thể tăng cường sự gắn kết giữa mọi người nếu chúng mang hình dáng con người. Sản phẩm nổi tiếng nhất của ông là robot Sophia. Tháng 10/2017, Sophia trở thành người máy đầu tiên trong lịch sử được Arab Saudi cấp quyền công dân. ( Nguồn: vnexpress.net/ Cha đẻ robot Sophia: “Người máy sẽ có quyền kết hôn với con người.”) a. Tiến sĩ David Hanson đã lập khung thời gian cho dự kiến về sự phát triển của robot như thế nào? b. Hãy tìm các thành phần biệt lập và gọi tên trong câu: Tiến sĩ David Hanson - cha đẻ của nữ robot được cho là giống người nhất thế giới Sophia, tin rằng vào năm 2029, người máy trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ sở hữu trí thông minh tương ứng với đứa trẻ một tuổi, theo Long Room c. Anh (chị) có đồng ý với nhận định của tiến sĩ David Hanson: “Các dạng sống nhân tạo có thể tăng cường sự gắn kết giữa mọi người nếu chúng mang hình dáng con người.”? d. Sự phát triển của robot trong xã hội loài người ngày càng vượt bậc, robot công dân Sophia chính là một minh chứng. Theo tiến sĩ David Hanson, khoảng nửa thập kỉ sau, “ Trào lưu nhân quyền cho robot” sẽ được phổ biến trên toàn cầu, robot dần sẽ có cảm xúc trở thành một con người thực sự, thay thế và chi phối cuộc sống con người. Theo em, đây là một điềm báo tốt hay xấu và vì sao? Câu 2:
  2. Sau khi quan sát, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn không quá 800 từ về vấn đề được đặt ra từ bức ảnh sau. Câu 3: Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1. Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về các câu thơ sau. Từ đó liên hệ, cảm nhận và so sánh với một khổ thơ yêu thích trong một tác phẩm văn học đã được tìm hiểu trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 9 đề thấy được điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này. “Em có nghe rừng thu Lá thu rơi xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô.” ( Tiếng thu – Lưu Trọng Lư) Đề 2. Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận về nhận định sau của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ: “Một tác phẩm nghệ thuật hay phải lấy chất liệu từ cuộc sống.” Câu 1: Đọc hai văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Văn bản 1 Văn bản 2 "Nếu đổi được kiếp này tôi xin hóa thành cây, “Môi trường sinh thái thời nay Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt. Nguy cơ ô nhiễm càng ngày càng cao Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét, Rừng vàng xanh tốt xiết bao Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung. Lâm tặc tàn phá bằng dao, bằng rìu Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa ruộng đồng, Thử nếm vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất, Vạt đồi trơ trọi đìu hiu Thử chịu bão giông, thử sâu rày, khô khát, Đua săn chim, thú rừng chiều lặng im Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng. Thành phố xe cộ kìn kìn Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa đại dương, Bụi khói mù mịt không nhìn thấy nhau Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trôi hôi thối, Đau vì kiệt tài nguyên, khổ vì không biết nói, Ra đường người trước, kẻ sau Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên. Khẩu trang kín mít biết đâu mà chào Nếu đổi được kiếp này, tôi xin làm không khí, Nước thải nhà máy ào ào Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè, Ô nhiễm nguồn nước, chỗ nào cũng kinh Thử không còn trong xanh vì lũ người ích kỷ, Kênh mương xú khí hôi rình
  3. Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề. Đâu đâu cũng thấy dân tình kêu than Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại? Dự án cứ mọc tràn lan Tôi phá hoại những gì? Tôi đã từng hối cải? Đồng lúa xanh tốt - nay san mặt bằng Xin đổi được kiếp này Chưa xây dựng - cỏ mọc nhanh Trời đất có cho tôi?". Tài nguyên cạn kiệt đã thành bỏ hoang ( Xin đổi kiếp này – Nguyễn Bích Ngân) Muốn cho cuộc sống bình an Môi trường sinh thái phải làm sạch trong.” ( Cứu lấy môi trường – Tạ Hoàng Lân) a. Ở văn bản 1, em học sinh đã mượn những hình ảnh gì để nói lên thực trạng môi trường bị hủy hoại hiện nay ? b. Ở văn bản 2, tác giả đã trình bày những nguyên nhân gì gây cho môi trường bị hủy hoại ? c. Ở phần in đậm trong văn bản 1, biện pháp tu từ nào được vận dụng thành công nhất và thành công như thế nào? d. Ở phần in đậm trong văn bản 2, có thành phần biệt lập nào được sử dụng hay không, nếu có thì hãy xác định và gọi tên thành phần đó ? e. Em có nhận xét gì về thái độ sống của hai tác giả đối với môi trường sống xung quanh ? Câu 2: Đọc mẩu chuyện sau: “ Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì hai con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên hai con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu. Phớt lờ những lời nói đó, hai con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi. Một trong hai con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố. Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: " Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.” ( Nguồn: cafef.vn) Sau khi đọc mẩu chuyện, anh (chị) hãy đặt một nhan đề và viết một bài văn nghị luận ngắn về vấn đề được đặt ra từ mẩu chuyện trên trên. Câu 3: Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau: Đề 1. “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.” ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) Hãy nêu cảm nhận của anh (chị) về các câu thơ trên. Từ đó liên hệ và cảm nhận với một tác phẩm văn học khác đề thấy được tài năng miêu tả cảm xúc nhân vật của Nguyễn Du. Đề 2. Bằng những trải nghiệm văn học của bản thân, anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận để chứng minh nhận định của Pautopxki: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp.”