Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021

docx 27 trang Hoài Anh 12804
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh dịu dàng, lung linh như từng hạt tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.” (Theo Huỳnh Thị Thu Hương) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.(0,5đ) Câu 2.Tìm cụm danh từ trong câu văn sau: “Những bông hoa cúc xinh dịu dàng, lung linh như từng hạt tia nắng nhỏ.”. Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? ĐỀ 02 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi Cả nhà đi học Đưa con đến lớp mỗi ngày Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô" Chiều qua bố đón tình cờ Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy" Cả nhà đi học, vui thay! Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà Hèn chi mười điểm hôm qua Nhà mình như thể được ba điểm mười. ( Cao Xuân Sơn ) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì ? Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ. Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào? 1
  2. ĐỀ 03 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời (Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999) Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên ? Câu 2 (1,0 điểm): Từ “đọc” trong câu thơ “Em nghe thầy đọc bao ngày” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Câu 3 (2,0 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ “Nghe trăng thở động tàu dừa” Câu 4 (2,0 điểm): Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được gì về tài năng và tâm hồn của nhà thơ. - Qua đoạn thơ, ta thấy thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và cũng hết sức trong sáng, có khả năng ngôn ngữ phong phú, linh hoạt. Có tình yêu quê hương đất nước thiết tha. ĐỀ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi Tháng giêng của bé Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả – những mặt trời vàng mơ. Tháng giêng đến tự bao giờ? Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào. Đỗ Quang Huỳnh Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ ngọt ngào” trong câu thơ “Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Câu 3 (2,0 điểm): Tìm và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau 2
  3. “ Tháng giêng đến tự bao giờ? Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.” bài thơ trên. Câu 4 (2,0 điểm) : Khái quát nội dung chính của bài thơ trên ? Câu 2 (4,0 điểm): Nghĩ về người bà của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết: “Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy”. Em hãy nêu cảm nhận về hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (12 điểm) Trong khu vườn nhỏ bé, một bông hoa hồng nhung vừa hé nở. Nó đẹp rực rỡ, lộng lẫy và kiêu sa. Những cô bướm xinh đẹp bay lượn xung quanh, những loài hoa khác trầm trồ khen ngợi.Bên dưới gốc hoa hồng nhung, một khóm hoa dại cũng vừa chớm nở. Và tại đây, một câu chuyện giữa hoa hồng nhung và khóm hoa dại đã diễn ra . Em hãy tưởng tượng và kể lại 3
  4. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN VĂN 6 Năm hoc 2020-2021 A. YÊU CẦU CHUNG: - Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng ) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng. - Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá kiến thức – kĩ năng và năng lực của học sinh. - Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (8,0 điểm) Câu 1 (4,0) a. - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả 0,5 b. - Phó từ: cũng 0,5 - Ý nghĩa: chỉ sự tiếp diễn tương tự 0,5 c. - Mùa thu, vạt hoa cúc dại// cũng nở bung hai bên đường. 1,25 TN CN VN 0,25 - Cấu tạo vị ngữ: VN có cấu tạo là một cụm động từ. d. - Các từ láy: dịu dàng, lung linh, nôn nao, lích rích. 1,0 Câu 2 (4,0) *Yêu cầu về kĩ năng: 0,5 HS biết cách viết đoạn văn cảm thụ văn học, cảm xúc trong sáng, diễn đạt lưu loát. * Yêu cầu về kiến thức: HS chỉ ra được 2 câu thơ sử dụng phép so sánh rất tinh tế và phù hợp. 0,5 - Mái tóc trắng của bà được so sánh với đám mây bông trên trời. 0,5 -> Gợi vẻ đẹp hiền từ, cao quý, đáng kính trọng; gợi sự liên tưởng đến bà 0,75 tiên trong những câu chuỵện cổ tích. 4
  5. - Chuyện bà kể được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê 0,5 Việt Nam cứ cạn xong lại đầy. -> Kho chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết. Đó là những câu 0,75 chuyện bà kể cho các cháu nghe vói tình thương bao la, vô hạn. 0,5 => Bằng việc sử dụng phép so sánh, nhà thơ vừa khắc họa hình ảnh người bà đáng kính của mình vừa thể hiện tình cảm kính yêu dành cho bà. Hướng dẫn chấm phần tập làm văn (12 điểm): A- Yêu cầu về kĩ năng: - HS có kĩ năng làm một bài văn tự sự: có mở đầu, có diễn biến, có tình tiết truyện và các tình tiết phải được dẫn dắt, phát triển để tạo nên chuỗi sự việc có kết thúc hợp lí, câu chuyện phải gửi gắm thông điệp ý nghĩa; không sa đà vào kể lể những điều dông dài, vô nghĩa. - Biết kết hợp với miêu tả cho sinh động. - Lời kể linh hoạt, ngôn ngữ truyện phù hợp. - Dùng từ, đặt câu chuẩn ngữ pháp. B- Yêu cầu về kiến thức: 1. Mở đầu: - Giới thiệu, miêu tả khung cảnh vườn hoa. - Sự xuất hiện của hoa hồng nhung (miêu tả hình ảnh hoa hồng nhung rực rỡ, lộng lẫy, kiêu sa ), khóm hoa dại (nhỏ nhoi ) 2. Nội dung chính: Kể diễn biến câu chuyện giữa hoa hồng nhung và khóm hoa dại - Không áp đặt cứng nhắc một nội dung cụ thể nào, do đây là dạng đề mở nên để HS xây dựng, miễn là hợp lí, có ý nghĩa, thể hiện được sự sáng tạo của HS. - Truyện nên có kịch tính, có biến cố. Câu chuyện của hoa hồng nhung và khóm hoa dại có thể xoay quanh về cuộc sống, ý thích, ước mơ, về những người chủ đáng mến Những chi tiết được kể phải phù hợp với hai loài hoa này trong thực tế. - Có thể làm nổi bật bài học về lẽ sống: coi trọng đức tính nỗ lực, phấn đấu, đương đầu với thử thách, dũng cảm trải nghiệm, trân trọng hạnh phúc mà mình đang có 3. Kết thúc câu chuyện: Tình huống kết thúc phải hợp lí với diễn biến nội dung câu chuyện trước đó và phải có ý nghĩa, gửi gắm thông điệp của mình. 3
  6. MA TRẬN ĐỀ Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nội dung kiến thức TN TL TN TL Thấp Cao Nhận -Chỉ ra Xác định Nêu biết phó từ và thành cảm phương cho biết ý phần câu nhận Nội dung 1: thức nghĩa. và nêu cấu về Đọc hiểu văn biểu đạt tạo của vị hiệu bản chính ngữ. quả của Xác định của đoạn các từ láy biện văn pháp tu từ Số câu: 1 1 2 1 Số điểm: 0,5 1 2,5 4 4 Tỉ lệ %: 5% 10% 25% 40% 40% Nội dung 2: Kể chuyện tưởng tượng Số câu: 1 1 Số điểm: 6 6 Tỉ lệ %: 60% 60% Tổng số câu: 1 1 1 1 10 Tổng số 1 1 2 6 100% điểm: 5% 10% 20% 60% Tỉ lệ%: 4
  7. PHÒNG GIÁO DỤC $ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN ÂN THI - HƯNG YÊN NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Ngày thi 17/4/2021 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề I/ ĐỌC HIỂU ( 4,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa ( Trích trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương) Câu 1 ( 0,5 điểm). Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2 ( 1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa trong hai dòng thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Câu 3 ( 1,0 điểm). Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào? Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Câu 4 ( 1,0 điểm). Đoạn thơ gợi ra những ý nghĩa nào về lời ru của mẹ? Câu 5 ( 0,5 điểm). Qua đoạn thơ tác giả, gửi đến bạn đọc thông điệp gì? II / LÀM VĂN ( 16,0 ĐIỂM) Câu 1 ( 4,0 điểm). Bằng một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Câu 2 ( 12,0 điểm). Hãy kể lại câu chuyện sau bằng lời ngọn nến thứ tư CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người. Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu? Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. Hết . ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh Số báo danh . Chữ ký của giám thị: .Phòng số 5
  8. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD-ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1.(6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004) a) Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên. b) Tìm cụm danh từ có trong câu văn sau: Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. c) Bài học rút ra tù văn bản trên là gì? Câu 2. (4,0 điểm) a) Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Hãy ghi lại những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả. b) Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp cảu nhân vật Lượm? Câu 3. (10,0 điểm) “Suốt một đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, trong tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ rũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng bước ra ngoài. Hình như, chim mẹ muốn nhường chỗ cho những tia nắng ấm áp đầu tiên của buổi ban mai đang soi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ có vẻ hơi mệt mỏi vì thiếu ngủ nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ chợt nhớ lại ” Từ trong đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại một câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió. Hết 6
  9. PHÒNG GD&ĐT BỐ TRẠCH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2020-2021 Môn: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 01 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau: "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng". (Vũ Tú Nam) Câu 2: (3,0 điểm) Trong truyện Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê (Ngữ văn 6, tập II), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha-men đã nói: “ khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ”. Hãy trình bày suy nghĩ của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn. 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 6(2010-2021)=180k 200 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 7(2010-2021)=230k 190 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2021)=220k 210 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2021)=240k file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Câu 3: (5,0 điểm) Dựa vào bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ (Ngữ văn 6, tập II), em hãy đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm một đêm được ở bên Bác Hồ khi đi chiến dịch. Hết 7
  10. UBND THỊ XÃ CHÍ LINH ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề bài gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm) Kết thúc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ viết: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về "lẽ thường tình" trong lời thơ. Câu 2 (2,0 điểm). Tác giả Hồ Nguyên Trừng đã đặt tên cho tác phẩm của ông là Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Em hãy chỉ ra các chi tiết trong tác phẩm phản ánh ý nghĩa nhan đề trên. Câu 3 (6,0 điểm). Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều. ( Trích “ Quê hương” Đỗ Trung Quân) Em hãy viết một lá thư tả về quê hương em để trả lời cho bạn nhỏ trong lời thơ hiểu về quê hương. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 8
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HUYỆN CHƯƠNG MỸ HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học 2020 – 2021 Môn: Ngữ Văn Câu 1 (6 điểm) Đọc hai khổ thơ sau: “Con bắt gặp mùa xuân Trong vòng tay của mẹ Ước chi vòng tay ấy Ôm hoài tuổi thơ con.” (Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai) “Ánh mắt bố thân thương Rọi sáng tâm hồn bé Và trong bầu sữa mẹ Xuân ngọt ngào dòng hương”. (Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh) Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì tới người đọc qua hai khổ thơ trên? Em hãy cảm nhận và viết thành đoạn văn có độ dài khoảng 8 câu. Câu 2 (14 điểm) Dựa vào đoạn văn sau và bằng những quan sát cuộc sống, trí tưởng tượng phong phú, em hãy hóa thân thành hạt mưa xuân để kể chuyện đời mình. "Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất ( ). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, õu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho Chúng cỏi sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt." (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang) Hết 9
  12. UBND HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề ) (Đề gồm có 02 trang) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con. (Theo Quà tặng cuộc sống, nhà xuất bản Trẻ 2014). a) Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên. b) Tìm cụm danh từ có trong câu văn sau: Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. c) Bài học rút ra từ văn bản trên là gì? Câu 2. (2,0 điểm): a) Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Hãy ghi lại những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả. b) Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của nhân vật Lượm? Câu 3. (5,0 điểm): “Suốt một đêm mưa to, gió lớn. Sáng ra, trong cái tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ rũ lông cánh cho khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Hình như, chim mẹ muốn nhường chỗ cho những tia nắng ấm áp đầu tiên của buổi ban mai đang soi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ có vẻ hơi mệt mỏi vì thiếu ngủ nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ chợt nhớ lại ” Từ đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió. Hết 10
  13. PHÒNG GD& ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI - LỚP 6 KIM BẢNG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC : 2020-2021 Thời gian làm bài: 90 phút ( Đề này gồm 02 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm): Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: – Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.” (Theo Quà tặng cuộc sống) a) (0,5 điểm). Văn bản trên được sáng tác theo phương thức biểu đạt chính nào? Hãy đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp. b) (0,5 điểm). Từ đứng trong câu Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao? c) (1,0 điểm). Trong truyện hành động nào của anh thanh niên đã khiến em ấn tượng nhất? Em có suy nghĩ gì về hành động đó? Câu 2 ( 2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: “Quê hương là con diều biếc. Tuổi thơ con thả trên đồng” (“Quê Hương” - Đỗ Trung Quân) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm) Câu 1 ( 6,0 điểm). Trong giây phút kinh hoàng khi tai nạn ập đến, một học sinh nam trong chuyến phà Sewol( Hàn Quốc ) bị lật ngày 16/4/2014 đã gửi tới mẹ mình tin nhắn: Mẹ, con sợ rằng sẽ không kịp nói với mẹ nên gửi tin nhắn. Con yêu mẹ ! Đọc mẩu tin đó, Tuấn Jeon, biên tập viên chương trình tiếng Việt của Đài KBS, gợi mở trên Facebook của mình: Thông qua sự việc này, một lần nữa chúng ta cảm nhận được nhiều điều. Nhất là có thể cảm nhận được gia đình quý giá đến nhường nào Qua câu chuyện và những thông tin ở trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) nói về ý nghĩa, vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi người. Câu 2 ( 10 điểm). Chiếc bình nứt Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ: Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên. -HẾT- 11
  14. UBND HUYỆN KỲ SƠN ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 120 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC (Không tính thời gian giao đề) Phần I: Đọc - Hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa có một chàng trai tên là Hồ Mạnh, cha mất sớm, hai mẹ con lần hồi nuôi nhau. Người mẹ do hồi trẻ vất vả quá nên về già sinh ra nhiều bệnh, quanh năm ốm yếu. Một lần bà trở bệnh nặng, không ăn được gì, chỉ thèm ăn một bát canh măng tươi cho đỡ xót ruột. Hồ Mạnh thương mẹ, cầm dao lang thang hết rừng này đến cánh rừng khác mà không kiếm được một mầm măng nào. Ngặt một nỗi đây đang là mùa đông, thời tiết giá lạnh, tuyết phủ kín mặt đất nên măng không mọc, phải mấy tháng nữa, tiết trời ấm dần lên thời măng mới mọc. Hồ Mạnh không chịu trở về nhà, nhất định băng rừng, hi vọng sẽ kiếm được mầm măng tươi. Bây giờ làm thế nào? Cả khu rừng ngập tuyết, có thêm hai mắt nữa cũng không tìm được búp măng nào. Hồ Mạnh bụng đói, chân mỏi, nhìn trời đã sẩm tối, bèn sụp xuống ôm lấy một gốc cây tre bật khóc. Vừa khóc vừa xin: -Tre ơi, hãy cho ta một đọt măng, để ta về nấu cho mẹ ăn khỏi bệnh. Hồ Mạnh vừa dứt lời, bỗng nhiên ở gốc tre từ từ nhú lên một mầm măng. Hồ Mạnh quỳ xuống cảm tạ trời phật và cây tre, rồi lấy măng về nấu cho mẹ ăn. Ăn canh măng xong, bà mẹ cảm thấy dễ chịu, vài ngày sau dần dần khỏi bệnh. (Theo Nguyễn Bảo An - Kể chuyện gương hiếu thảo – NXB Văn học, 2016) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn trích. Câu 3. Xác định từ loại của các từ ngữ in đậm trong câu sau: “Tre ơi, hãy cho ta một đọt măng để ta về nấu cho mẹ ăn khỏi bệnh". Câu 4. Nêu ý nghĩa của đoạn trích trên. Phần II: Làm văn (16,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mặt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” (Trích: Vượt thác, Võ Quảng, Ngữ văn 6, tập 2) Em hãy viết đoạn văn ngắn cảm nhận vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn trích trên. Câu 2. (12,0 điểm) Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng. Hết Học sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 12
  15. PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI : NGỮ VĂN 6 Ngày thi : 12/04/2021 Thời gian làm bài : 150 phút I. Phần đọc hiểu(4.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : Có một nghề bụi phấn bám đầy tay Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất Có một nghề không trồng cây vào đất Mà cho đời những đóa hoa thơm. Có một nghề lặng thầm những đêm thâu Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy Đó là nghề, nghề giáo tôi yêu. Như vầng trăng tỏa sáng khắp muôn nơi Như hàng cây đã bao mùa lá rụng Đón thu về bâng khuâng tà áo trắng Khi hè về xôn xao tiếng ve ngân. Như dòng sông êm đềm trôi theo tháng năm Như cánh buồm chở đầy khát vọng Đưa đàn em thơ đến chân trời mơ ước Ôi tự hào nghề giáo tôi yêu. (Nghề giáo tôi yêu– theo thơ Đinh Văn Nhã) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Phương thức biểu đạt chính là gì ? Câu 2. Xác định các từ láy có trong đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ có trong câu thơ sau : Có một nghề không trồng cây vào đất Mà cho đời những đóa hoa thơm. Câu 4. Thông điệp mà nhà thơ gửi gắm tới người đọc qua đoạn thơ là gì ? Phần làm văn (16.0 điểm) Câu 1 (6.0 điểm) Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về công việc của thầy, cô giáo qua những dòng thơ sau: Có một nghề lặng thầm những đêm thâu Bên đèn khuya miệt mài trang giáo án Giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy [ ] Đưa đàn em thơ đến chân trời mơ ước (Nghề giáo tôi yêu– theo thơ Đinh Văn Nhã) Câu 2 (10.0 điểm) Cho hai đoạn thơ sau : - Quê hương là một tiếng gà, Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng. Quê hương là cánh đồng vàng, Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều. - Quê hương là tiếng sáo diều, Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê. (Theo Quê hương,Nguyễn Đình Huân) Từ ý của hai đoạn thơ trên và hiểu biết thực tế cùng sự tưởng tượng của bản thân, em hãy viết bài văn miêu tả bức tranh ngày hè trên quê hương. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh : Số báo danh: Giám thị 1 (Họ tên và ký): ; Giám thị 2 (Họ tên và ký): 13
  16. PHÒNG GDĐT LÝ NHÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút,không kể thòi gian giao đề PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN(6,0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới Đi qua thời ấu thơ Bao điều bay đi mất Chỉ còn trong đời thật Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con. (Sang năm con lên bảy- Vũ Đình Minh) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2 (1 điểm): Nêu nghĩa của từ đi trong câu thơ Đi qua thời ấu thơ. Từ đi ở đây được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu 3 (1 điểm): Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con điều gì khi con đi qua thời ấu thơ? Câu 4 (1,5 điểm): Trong bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương cũng dặn dò con: Lên đường Không bao giừ nhỏ bé được Nghe con Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong lời dặn dò con của người cha ở ba câu thơ trên và ở bài thơ Sang năm con lên bảy – Vũ Đình Minh. Câu 5 (2 điểm): Nếu em là người con trong các đoạn thơ trên, em sẽ trả lời cha như thế nào khi người cha dặn dò mình như thế? (Trả lời bằng một đoạn văn khoảng 10 câu). PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (5điểm) “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê ” (Thép Mới,Cây tre của Việt Nam) Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em. Câu 2 (9 điểm) Trong giấc mơ, em lạc vào thế giới cổ tích. Ở đó em được gặp chàng dung sĩ Thạch Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần. Em cùng cây đàn thần thực hiện cuộc phiêu lưu kỳ thú. Hãy kể về giấc mơ đó. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì them. 14
  17. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NAM TRỰC NĂM HỌC 2020- 2021 Môn: Ngữ Văn – lớp 6 (Thời gian làm bài : 120 phút) Phần I. Đọc hiểu văn bản (6.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới: “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” (Trích “Quê nội”- Võ Quảng) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và nếu nội dung của đoạn văn trên? Câu 2: Tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn văn. Giải nghĩa một từ láy và nêu cách giải nghĩa của từ đó? Câu 3: Chỉ ra các nghệ thuật tu từ trong đoạn văn và nêu tác dụng của các phép tu từ vừa tìm được? Câu 4: So sánh hình ảnh con thuyền trong đoạn văn với hình ảnh con thuyền trong hai câu thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” (Trích“ Quê hương” – Tế Hanh) Phần II. Tập làm văn (14.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon À ơi này cái trăng tròn À ơi này cái trăng còn nằm nôi Bàn tay mẹ thức một đời À ơi này cái mặt trời bé con Mai sau bểcạn non mòn À ơi tay mẹvẫncònhát ru”. (Trích “À ơi tay mẹ” – Bình Nguyên) Câu 2: (10.0 điểm) Nhiều người đã từng nói: “Hãy sống như một dòng sông”. Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy viết một câu chuyện ý nghĩa về lời tâm sự của dòng sông quê hương. 15
  18. PHÒNG GD&ĐTĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LÝ NHÂN NĂM HỌC 2020– 2021 Môn Ngữ Văn - Lớp 6 (Thời gian làm bài: 150 phút) Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la Áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trôi thơ thẩn áng mây Cài lên màu áo hây hây ráng vàng Rèm thêu trước ngực vầng trăng Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên Khuya rồi, sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa Ngước lên bỗng gặp la đà Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên? Câu 1 (1,0 điểm): Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên và phân loại chúng? Câu 2 (2 điểm): Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?. Câu 3 (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn miêu tả dòng sông trong trí tưởng tượng của em. Phần II. Làm văn (14 điểm): Câu 1(4 điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích sau: Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ Thầy Ha- men đứng dậy trên bục, người tái nhợt Thầy bèn quay người về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!” ( An-phông-xơ-Đô-đê – “ Buổi học cuối cùng”. SGK Ngữ văn 6, tập II trang 53) Câu 2 (10 điểm): Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy. Hết 16
  19. UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (8,0 điểm) (Đề thi gồm 02 phần, 01 trang) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách quả là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ” file word đề-đáp án Zalo 0946095198 (Trích Cô Tô của Nguyễn Tuân- SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1 (1,0 điểm): Cho biết trong các tổ hợp ngôn ngữ sau đây, tổ hợp nào là từ, tổ hợp nào là cụm từ: rọi lên, chân trời, lễ phẩm, chài lưới. Câu 2 (3,0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Câu 3 (1,5 điểm): Phân tích giá trị biểu đạt của các hình ảnh so sánh. Câu 4 (2,5 điểm): Trình bày cảm nhận của mình về đoạn văn trên. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (12,0 điểm) Đọc bài thơ sau: Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn Từng nhành lá mướt non màu áo mới Em có nghe xuân về vui phơi phới Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi Khắp không gian rộn rã như gọi mời Phố náo nức dòng người như trẩy hội. (Nguyễn Hưng, Tiếng xuân về) Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân. Hết 17
  20. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 6 THỊ XÃ QUẢNG YÊN CẤP THỊ XÃ NĂM HỌC 2020-2021 ––––––––––––– Thời gian giao lưu: Ngày 16/4/2021 ––––––––––––––––– MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề (Đề có 01 trang) Câu 1 : (4,0 điểm): –––––––––––––– Cho đoạn thơ sau: “ Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày ” (Trích Vàm Cỏ Đông – Hoài Vũ) a. Đoạn thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b. Giải nghĩa từ “ăm ắp” và cho biết từ “ăm ắp” thuộc từ loại nào? c. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của nó? d. Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn thơ trên? Câu 2 : (4,0 điểm): Văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài, có đoạn: “Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội của mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Từ chi tiết: “Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”, em hãy viết một đoạn văn (8-12 câu) về bài học cuộc sống rút ra cho bản thân. Câu 3 (12,0 điểm): Cho đoạn thơ sau: Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn Từng nhành lá mướt non màu áo mới Em có nghe xuân về vui phơi phới Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi Khắp không gian rộn rã như gọi mời Phố náo nức dòng người như trẩy hội ( Tiếng xuân về, Nguyễn Hưng) Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả. –––––––Hết–––––––––– 18
  21. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KSCL HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THANH CHƯƠNG NĂM HỌC 2020- 2021 Môn thi: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 19
  22. II. Tìm hiểu đề văn Đề 1. ĐỌC HIỂU. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?” Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo bên tay trái. Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình. Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”. (Trích: Quà tặng cuộc sống) Câu 1: Phương thức chính của văn bản trên là tự sự, ngôi kể là ngôi thứ ba. Câu 2: “Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo”vì bà buồn và thất vọng khi nghĩ rằng con mình ích kỉ, không biết chia sẻ. Câu 3: Các từ chia theo cấu tạo: - Từ đơn: ngọt - Từ ghép: mỉm cười, nụ cười. - Từ láy: gượng gạo Câu 4: Bài học em rút ra được từ câu chuyện trên là: Trong cuộc sống, ta nên dành những gì tốt đẹp nhất cho những người thân yêu của mình. Đó là lòng hiếu thảo, đồng thời câu chuyện cũng gợi mở cách nhìn nhận đánh giá người khác, không nên kết luận quá sớm chỉ qua một hành động của người khác. PHẦN II. LÀM VĂN Câu 1: (6,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng. ( Trích: Lượm của Tố Hữu, Ngữ văn 6, Tập 2) Câu 3: (10,0 điểm) 20
  23. Xuân về! Vạn vật đều đua nhau trổ tài, khoe sắc. Riêng các loài chim, ngoài việc đua nhau về đón xuân chúng còn thì thầm về kế hoạch , nhiệm vụ cho một năm mới. Em hãy tưởng tượng và ghi lại lời thì thầm của các loài chim trong những ngày đầu xuân Hết Họ và tên thí sinh SBD Lưu ý : Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 21
  24. PHÒNG GDĐT THANH OAIĐỀ OLYMPIC NGỮ VĂN 6 Năm học 2020 -2021 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Thi ngày 27 tháng 4 năm 2021 (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (8,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn (Trích Lục bát về cha, Thích Nhuận Hạnh) 1. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong trong hai câu thơ: Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn 2. Từ nội dung đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về những giá trị tích cực, tốt đẹp mà tình thương đem đến cho mỗi người, cho xã hội. Câu 2 (12,0 điểm) “Sau một đêm mưa to, gió lớn. Sáng hôm sau, người ta thấy ở tổ chim chót vót trên cành cây cao, chim mẹ khẽ giũ lông cánh cho mau khô rồi nhẹ nhàng khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn còn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng ngập tràn hạnh phúc. Âu yếm nhìn chim con, chim mẹ nhớ lại ” Từ đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong đêm mưa gió ấy. Hết Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: Họ, tên chữ ký GT2: 22
  25. PHÒNG GD VÀ ĐT YÊN THÀNH KỲ THI KSCL HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngữ văn 6 ( thời gian 60 phút) 23
  26. Đề 2 Phần I : Đọc hiểu ( 4điểm) Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Chiếc hộp giấy vàng Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con gái cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: "Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh.". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không. Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khi cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ." Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: "Cha ơi nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà." Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình. (Trích Hạt giống tâm hồn) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là tự sự. Câu 2: Tìm cụm danh từ trong câu văn sau: Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Cụm danh từ: một người bạn tôi, cuộn giấy gói hoa màu vàng, đứa con gái lên ba tuổi Câu 3: Bài học rút ra từ văn bản trên là: Trong cuộc sống ta nên trân trọng những gì người khác dành cho mình cho dù đó là vật chất hay tinh thần. Phần II: Làm văn ( 16 điểm) Cauu 1: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua đoạn thơ sau: Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người , từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Câu 2: Suốt đêm mưa to gió lớn. Sáng ra ở tổ chim chót vót trên cây cao, chim mẹ khẽ giữ lông cánh cho 24
  27. khô rồi nhẹ nhàng nhích ra ngoài. Tia nắng ấm áp vừa vặn rơi xuống chỗ chim non đang ngủ , lông cánh hầu như vẫn khô nguyên. Chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc. Âu yếm nhìn các con chim mẹ nhớ lại Từ đoạn văn trên , em hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện về mẹ con nhà chim trong một đêm mưa gió. 25