Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2014-2015

doc 6 trang Hoài Anh 17/05/2022 6460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_thanh_pho_mon_dia_li_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2014-2015

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP 9 LÀO CAI Môn: ĐỊA LÍ Năm học 2014-2015 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 1 trang, 6 câu) Câu 1 (2,5 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy: a. Giải thích câu ca dao: “ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”? b.Trình bày và giải thích các hiện tượng địa lí xảy ra vào các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân, thu phân? Câu 2 (4,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Giải thích vì sao miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đến muộn và kết thúc sớm? b. Đặc điểm khác biệt nổi bật của khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là gì? c. Những ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đối với khí hậu của bộ phận Bắc Trung Bộ? Câu 3 (3,5 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a/ Trình bày và giải thích về đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta? b/ Tình hình phân bố dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội? Câu 4 (4,5 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: a. Nêu đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng? Vị trí địa lí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng? b. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng là nơi có dân cư đông đúc nhất nước ta. Vì sao dân cư lại tập trung đông ở đây? c. Giải thích tại sao cây cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên? Câu 5 (3,5 điểm): Cho bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) (Theo giá hiện hành) ĐVT (tỷ đồng) Năm Tổng số N-L-Ngư nghiệp CN-XD Dịch vụ 1990 41.955 16.252 9.513 16.190 1995 228.892 62.219 65.820 100.853 2000 441.646 107.320 161.643 172.683 1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP các năm 1990, 1995, 2000. 2. Nêu nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ 1990-2000. Câu 6 (2,0 điểm): Một máy bay cất cánh ở Hà Nội lúc 7 giờ, ngày 20 tháng 11 năm 2014 đến Luân Đôn (nước Anh) sau 12 giờ bay. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng với ngày, giờ nào tại các địa điểm sau: Vị trí Tô-ki-ô Xit-ni Oa-sinh-tơn Lốt An-giơ-let Kinh độ 1350 Đ 1500 Đ 750 T 1200 T Giờ Ngày
  2. Hết (Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ LỚP LÀO CAI 9 MÔN: ĐỊA LÍ ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đáp án - thang điểm gồm có 04 trang) Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 Trả lời: (2,5 điểm) a. Giải thích: Từ tháng 7 đến thánh 12 vùng ven biển Đông nước ta 0,5
  3. thường xuất hiện vào buổi chiều tối nhiều đám mây nóng ẩm, gây sấm chớp. Quá nửa đêm (gà gáy sáng) đất liền trở lạnh, khối không khí ẩm tiến sâu vào đất liền sẽ ngưng tụ thành mưa. b. Ngày hạ chí 22/6: NCB ngả nhiều về phía Mặt Trời, NCB có ngày 0,75 dài hơn đêm, NCN có đêm dài hơn ngày. Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở chí tuyến Bắc. Các địa điểm nằm trên vòng cực Bắc có ngày dài suốt 24 giờ, các địa điểm nằm trên vòng cực Nam có đêm dài suốt 24 giờ. 0,75 - Ngày đông chí 22/12: NCN ngả nhiều về phía Mặt trời, NCN có ngày dài hơn đêm, NCB có đêm dài hơn ngày. Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở chí tuyến Nam. Các địa điểm nằm trên vòng cực Nam có ngày dài suốt 24 giờ, các địa điểm nằm trên vòng cực Bắc 0,5 có đêm dài suốt 24 giờ. - Ngày 21/3 và 23/9: tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống mặt đất ở Xích đạo, mọi địa điểm trên Trái Đất có ngày đêm dài bằng nhau. a. Giải thích: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đến muộn Câu 2 và kết thúc sớm, vì: (4,0 điểm) - Do ảnh hưởng của địa hình miền này có nhiều núi cao, dãy Hoàng 0,75 Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam đã hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với miền này. Vì vậy, thường những đợt gió mùa Đông Bắc lạnh, yếu vào đầu và cuối mùa đông không thể vượt qua hàng rào núi cao để xâm nhập vào miền này. - Mặt khác, do vị trí của miền nằm sâu trong lục địa (hoặc vĩ độ thấp) 0,75 nên những đợt gió mùa Đông Bắc cuối mùa đông phải vượt qua miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mới tới được miền này, nên khi xâm nhập được vào nội bộ của miền khối khí lạnh đã bị biến tính và nóng lên. Trái lại, mùa hạ của miền lại chịu ảnh hưởng sớm của khối khí nóng từ phía Tây Nam di chuyển tới. Vì vậy, mùa đông của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đến muộn và kết thúc sớm. b. Đặc điểm khác biệt nổi bật của khí hậu miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ so với khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đến muộn và kết thúc 0,5 sớm, ít lạnh, không có hiện tượng mưa phùn. Mùa hạ nóng, khô, mùa mưa chậm dần sang tận thu đông (Tây Bắc mưa từ tháng 5->8; Bắc Trung Bộ mưa từ tháng 9 ->11). - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đến sớm và kết 0,5 thúc muộn hơn so với các miền khác, có hiện tượng mưa phùn về cuối mùa đông, mưa nhiều về mùa hạ. c. Ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đối với khí hậu của bộ phận Bắc Trung Bộ: - Dãy núi Trường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có 0,5 ảnh hưởng đến chế độ nhiệt, ẩm, mưa, gió của hai bên sườn dãy núi, tạo nên sự trái ngược nhau theo mùa ở bộ phận Bắc Trung Bộ. - Mùa hạ: Gió mùa Tây và Tây Nam từ Ấn Độ Dương qua vịnh Thái 0,5
  4. Lan mang theo nhiều hơi nước gặp dãy Trường Sơn Bắc đã ngưng tụ và gây mưa ở sườn Tây. Sau khi trút mưa gió này vượt qua sườn Tây sang sườn Đông (thuộc Bắc Trung Bộ) đã biến tính trở lên khô và nóng (còn gọi là gió Lào). 0,5 - Mùa thu và mùa đông: Gió mùa thổi theo hướng ngược lại gió Đông và Đông Bắc qua biển Đông gặp sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc ngưng tụ và gây mưa nhiều về mùa thu và mùa đông. Vì vậy, bộ phận Bắc Trung Bộ mùa mưa chậm sang thu, đông. a/ Trình bày và giải thích về đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta: Câu 3 - Việt Nam thuộc nhóm các nước có mật độ dân số cao trên thế giới. 0,75 (3,5 Nguyên nhân là do diện tích lãnh thổ không thay đổi nhưng cùng với sự điểm) gia tăng của dân số, mật độ dân số nước ta ngày một tăng lên. Năm 1989 mật độ dân số là 195 người /Km2, năm 2003 là 246 người /Km2, đến năm 2005 đã là 252 người /Km2 (mật độ dân số thế giới năm 2005 là 48 người /Km2 ). - Dân cư nước ta lại phân bố không đều: 0,7 5 + Những nơi có điều kiện sống thuận lợi như vùng đồng bằng, ven biển, trong các đô thị thì mật độ dân số rất cao. Ngược lại, ở các vùng trung du, miền núi và nông thôn mật độ dân cư thưa thớt. Năm 2003 mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng là 1192 người /Km2, thành phố Hồ Chí Minh là 2664 người /Km2 , Hà Nội là 2830 người /Km2 , trong khi ở Tây Bắc chỉ có 67 người /Km2, Tây Nguyên là 84 người /Km2. 0,5 + Phần lớn dân cư nước ta sinh sống ở nông thôn, chiếm 74 % dân số, còn lại 26 % dân số sinh sống ở thành thị (năm 2003). Nguyên nhân là do nước ta xuất phát từ một nền nông nghiệp và hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp. b/ Tình hình phân bố dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát 0,5 triển kinh tế - xã hội? - Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc 0,5 sử dụng LĐ và khai thác tài nguyên ở nước ta. - Vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị dân cư tập trung đông đúc dẫn 0,5 tới sự quá tải về quỹ đất, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. -Trong khi đó, ở vùng trung du, miền núi và nông thôn nơi đất đai rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú thì dân cư lại thưa thớt dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác, nguồn tài nguyên bị lãng phí. a. Đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng: 0,5 Câu 4 Nằm ở trung tâm của miền Bắc, gồm đồng bằng châu thổ và dải đất rìa (3,5 điểm) trung du; giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. * Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng: 0,25 - Nằm ở trung tâm của miền Bắc, là cầu nối giữa vùng Trung du và
  5. miền núi Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, đồng thời là đầu mối giao lưu của 0,5 toàn miền Bắc. - Phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lại có thủ đô Hà Nội là trung tâm hành chính, chính trị lớ nhất cả nước, tạo 0,5 điều kiện thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. - Tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, thuận lợi cho các ngành kinh tế biển. Đồng thời có cảng Hải Phòng là cửa ngõ thông ra bên ngoài, tạo điều kiện để giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng khác trong nước và các 0,25 vùng châu Á - Thái Bình Dương. - Nằm kề với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, nơi giàu có về tài nguyên thiên nhiên, có điều kiện cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và 0,75 là nơi tiêu thụ của đồng bằng sông Hồng. b. Đồng bằng sông Hồng là nơi có dân cư đông đúc nhất nước ta: - Dân số 17,5 triệu người (2002) chiếm gần 22% dân số của cả nước. - Mật độ dân số TB là 1.179 người / Km2 (2002), gấp 4,9 lần mật độ dân số TB của cả nước, 10,3 lần mật độ dân số của Trung du và miền núi 0,75 Bắc Bộ và 14,6 lần mật độ dân số của Tây Nguyên. * Dân cư lại tập trung đông ở đây vì: + Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động cư trú và sản xuất của con người. Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời. + Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước của vùng chủ yếu đòi hỏi phải có nnhiều lao động. + Có trình độ phát triển kinh tế cao với nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. 0,25 c. Giải thích cây cà phê được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên, vì: - Hiện nay, diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên chiếm tỉ trọng 0,5 cao nhất cả nước (85,1% diện tích và 90,6% sản lượng của cả nước năm 2001). 0,25 - Diện tích đất ba dan màu mỡ, rộng lớn và khí hậu cao nguyên có 2 0,5 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài, thuận lợi cho thu hoạch, chế biến và bảo quản. - Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cà phê. - Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước để giúp Tây Nguyên khai thác tốt nguồn tài nguyên này. 1. Xử lý số liệu: 0,5 Câu 5 - Tính cơ cấu GDP (%) (3,5 điểm) Năm Tổng số N-L-Ngư CN-XD Dịch vụ Nghiệp 1990 100 38,47 22,67 38,59 1995 100 27,18 28,76 44,06 2000 100 24,30 36,60 39,10 - Tính bán kính 3 hình tròn: Theo quy tắc tính ta có:
  6. Bán kính vòng tròn: 1990 = 1 Bán kính vòng tròn: 1995 = 2,33 Bán kính vòng tròn: 2000 = 3,24 - Quy đổi % ra góc hình quạt của biểu đồ. (1% = 3,6 0 ). 2. Vẽ biểu đồ: Vẽ đúng qui tắc, chia tỉ lệ biểu đồ chính xác, có kí hiệu 2,0 và chú thích đầy đủ, tên biển đồ (Thiếu mỗi lỗi trừ 0,25 điểm) 3. Nhận xét và giải thích: - Trong thời gian từ 1990-2000 GDP đã không ngừng tăng lên. 0,25 - Nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm đần tỷ trọng của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Đó là sự thể hiện của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất 0,25 nước. - Nông-lâm-ngư nghiệp: năm 1990 chiếm tỷ trọng cao 38,47% đã giảm khá nhanh, đến năm 2000 còn 24,30% thấp hơn tỷ trọng của ngành dịch vụ. Sự giảm tỷ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP là xu hướng tiến bộ, phản ánh quá trình nước ta chuyển từ một nước nông nghiệp là chính thành một nước công nghiệp. 0,25 - Công nghiệp-xây dựng: tăng nhanh từ 22,67% năm 1990 lên 36,6% năm 2000. Do ngành công nghiệp-xây dựng dần dần thích ứng với cơ chế thị trường và nhu cầu hiện đại hoá nền kinh tế nên ngành xây dựng tăng trưởng nhanh. 0,25 - Dịch vụ: tỷ trọng còn thấp nhưng cũng không ngừng tăng, năm 2000 đã đạt tỷ trọng là 39,1% cao nhất cơ cấu GDP. Câu 6 Khi máy bay hạ cánh tại Luân-đôn thì sẽ tương ứng với ngày, giờ tại 2,0 (2,0 các địa điểm sau: điểm) Vị trí Tô-ki-ô Xit-ni Oa-sinh- Lốt An-giơ-let tơn Kinh độ 1350 Đ 1500 Đ 750 T 1200 T Giờ 21 h 22 h 7 h 4 h Ngày 20/11/201 20/11/2014 20/11/2014 20/11/2014 4