Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa Lớp 9 TP. Hà Nội - Năm học 2018-2019 - Đỗ Kiên
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa Lớp 9 TP. Hà Nội - Năm học 2018-2019 - Đỗ Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_hoa_lop_9_tp_ha_noi_nam_hoc_2018_2.pdf
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa Lớp 9 TP. Hà Nội - Năm học 2018-2019 - Đỗ Kiên
- [ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HÓA LỚP 9 TP HÀ NỘI 2018 – 2019] KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: HÓA HỌC Ngày thi: 08/01/2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1: (4,0 điểm) 1. Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo như sau: a. Trong sơ đồ thí nghiệm trên có những điểm nào chưa chính xác, giải thích tại sao. b. Khi sơ đồ thí nghiệm là đúng, chỉ rõ các chất Y, Z, A, B và viết phương trình hóa học xảy ra. 2. Tại sao khi bón phân ure hoặc phân đạm amoni không nên bón cùng với vôi. 3. Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau: a. Nhỏ 1 – 2 ml dung dịch axit clohidric vào ống nghiệm đựng một ít bột sắt (III) oxit, lắc nhẹ. b. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch natri hidroxit vào ống nghiệm đựng dung dịch nhôm clorua. c. Cho dung dịch bari hidroxit vào ống nghiệm đựng dung dịch amoni sunfat, đun nóng nhẹ. Câu 2: (4,0 điểm) 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, notron, electron là 60. Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Số hạt mang điện trong nguyên tử của nguyên tố Y ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử của nguyên tố X là 6. a. Xác định tên các nguyên tố X, Y. b. Viết phương trình hóa học tương ứng với các nguyên tố X, Y theo sơ đồ chuyển hóa sau: X → XO → X(OH)2 → XCO3 → X(HCO3)2 → XY2 → NaY → Y2 → Br2 [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 1
- [ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HÓA LỚP 9 TP HÀ NỘI 2018 – 2019] 2. Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: HCl, NaHSO4, BaCl2, NaHSO3. Để xác định hóa chất đựng trong mỗi lọ, người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau: - Cho dung dịch ở lọ A vào dung dịch ở lọ B thấy xuất hiện kết tủa. - Cho dung dịch ở lọ B hay lọ D vào dung dịch ở lọ C đều thấy có bọt khí X không màu, X có khả năng làm mất màu cánh hoa; - Cho dung dịch ở lọ D vào dung dịch ở lọ A thì không thấy hiện tượng gì. Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 3: (4,0 điểm) 1. Cho hỗn hợp bột Cu và CuO với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 94%, thu được khí SO2 duy nhất và dung dịch X. Trong dung dịch X, nồng độ phần trăm của muối đồng và của axit dư bằng nhau. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Xác định nồng độ phần trăm của muối đồng trong dung dịch X. 2. Cho hỗn hợp A gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ, đun nóng thu được khí NO duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Xác định giá trị của tỉ lệ x : y. Câu 4: (4,0 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 bằng dung dịch H2SO4 20% vừa đủ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dung dịch Z chỉ chúa một muối trung hòa có nồng độ 25,725% (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Cô cạn dung dịch Z, thu được 8,52 gam chất rắn khan. Tìm giá trị của m. 2. Cho 0,765 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 160 ml dung dịch H2SO4 0,25M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 340 ml dung dịch NaOH 0,25M vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,65 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác, cho từ từ dung dịch chứa KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Tìm giá trị của m. Câu 5: (4,0 điểm) 1. Trong thực tế người ta thường đốt bột lưu huỳnh tạo ra khí X để xông cho đông dược, trái cây nhằm bảo quản được lâu hơn. a. Giải thích cách làm trên. b. Hấp thụ hoàn toàn a gam khí X vào 200 ml dung dịch NaOH bM thu được dung dịch Y. Chia Y làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: cho tác dụng với dung dịch CaCl2 dư thấy xuất hiện c gam kết tủa. - Phần 2: cho tác dụng với dung dịch nước vôi trong dư xuất hiện d gam kết tủa. Biết d > c, tìm khoảng giá trị b : a. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 2
- [ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HÓA LỚP 9 TP HÀ NỘI 2018 – 2019] 2. Nung nóng 4,48 gam Fe trong 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 thu được 7,065 gam hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 tới dư vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa gồm AgCl và Ag. Tìm giá trị của m. [THẦY ĐỖ KIÊN – 0948.20.6996] – HÀ NỘI 3