Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng giáo dục và đào tạo Duy Tiên (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3841
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng giáo dục và đào tạo Duy Tiên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2013_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng giáo dục và đào tạo Duy Tiên (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DUY TIÊN Năm học 2013- 2014 Môn thi: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1 (4 điểm): a. Nêu các thành phần câu Tiếng Việt. b. Thế nào là thành phần biệt lập? Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học. Chỉ ra các thành phần biệt lập (cụ thể) trong những đoạn trích sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho các câu chứa nó. 1. Đã nghe nước chảy lên non Đã nghe đất chuyển thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thổi lại Đã nghe hồn thời đại bay cao (Tố Hữu- Ba mươi năm đời ta có Đảng) 2. Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu. ( Tố Hữu- Đi đi em!) 3. Cô bé nhà bên (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) (Giang Nam- Quê hương) 4. Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu! Trong khổ đau, Người đẹp hơn nhiều (Tố Hữu- Chào xuân 67) Câu 2 (6 điểm): Ở một số trường học danh tiếng, học sinh được đón chào bằng một câu châm ngôn: Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại của bạn. Hãy viết bài luận trình bày suy nghĩ của em từ câu châm ngôn trên. Câu 3 (10 điểm): “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. (Để gió cuốn đi - Trịnh Công Sơn ) Hãy khám phá vẻ đẹp của những tấm lòng trong các tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ kí giám thị số 1: Chữ kí giám thị số 2:
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM DUY TIÊN BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2013- 2014 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1: (4 điểm) a. Các thành phần câu Tiếng Việt: (0,75đ) - Thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) - Thành phần phụ (Trạng ngữ, khởi ngữ) - Thành phần biệt lập ( Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần phụ chú, thành phần gọi-đáp). b. * Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. (0,25đ) - Các thành phần biệt lập đã học: Thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần phụ chú, thành phần gọi-đáp. (1,0 đ) * Xác định các thành phần biệt lập và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho các câu chứa nó: 1. Đã nghe (trong bốn câu thơ): thành phần tình thái - dùng để tỏ thái độ xác nhận, khẳng định sự việc được nói đến trong câu. (0,5 đ) 2. em: thành phần gọi đáp - nhằm thiết lập cuộc thoại, tạo sự gần gũi trong lời khuyên nhủ kêu gọi. (0,5 đ) 3. có ai ngờ, thương thương quá đi thôi: thành phần phụ chú – trình bày, thể hiện thái độ của người nói: ngạc nhiên trước việc cô gái tham gia du kích, xúc động trước nụ cười và đôi mắt của cô bạn, người đồng chí của mình. (0,5 đ) 4. Ôi: thành phần cảm thán- thể hiện sự xúc động, tự hào về Tổ quốc. (0,5đ) (Ở mỗi câu, hs xác định đúng các thành phần biệt lập cho 0,25đ, xác định đúng ý nghĩa cho 0,25 đ) Câu 2 (6,0 điểm): I. Yêu cầu kĩ năng: - Có kĩ năng viết bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, một quan điểm. - Biết xác định được vấn đề nghị luân: ý nghĩa, tác dụng của việc học và của trường học: học để trở thành người thông thái, có ích cho bản thân, cho đất nước, xã hội, nhân dân. - Biết kết hợp tốt các phương pháp lập luận: giải thích, bình luận, chứng minh,
  3. - Có bố cục mạch lạc, chặt chẽ, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, luận cứ xác đáng, thuyết phục, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc rất ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận II. Yêu cầu kiến thức: 1. Mở bài: (0,5đ) - Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn được câu châm ngôn. 2. Thân bài: * Giải thích câu châm ngôn: (1,5đ) - Vào đây (trường học) để lớn lên trong sự thông thái: trường học là nơi mang lại cho mỗi người tri thức và nhân cách làm người giúp con người học tập, rèn luyện và phát triển toàn diện về tất cả các mặt: tri thức, đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp ứng xử Học tập sẽ giúp con người lớn lên trong sự hiểu biết, lớn lên trong sự “thông thái” - Ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại của bạn: + Qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng trong trường sẽ giúp mỗi người hiểu hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, xã hội, nhân dân + Rời khỏi nhà trường họ sẽ đóng góp, đem những gì đã học tập, tích lũy được để phục vụ cho bản thân, gia đình, xã hội và nhân dân, trở thành những người có ích cho dân tộc, cộng đồng. * Bình luận: Khẳng định và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. (2,0 đ) - Câu châm ngôn đã khái quát được ý nghĩa của trường học, khái quát được cả quá trình học tập và rèn luyện của người học, lợi ích và kết quả của việc học. Kết quả ấy là sự hiểu biết, thông thái, biết sống có ích cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân (học sinh dùng lí lẽ, dẫn chứng chứng minh). * Bàn luận, mở rộng vấn đề: (1,5 đ) - Dân tộc ta từ xưa rất đề cao việc học, coi trọng hiền tài - Những người có may mắn được đi học, được đến trường-đặc biệt có điều kiện học ở 1 trường danh tiếng, điều kiện học tập tốt-cần tận dụng cơ hội, xác định tốt mục đích và nhiệm vụ học tập của mình để tạo dựng một tương lai tốt đẹp cho bản thân, không ngừng phấn đấu trở thành người công dân có ích cho xã hội, cộng đồng. - Cần phê phán nghiêm khắc đối với những người lười nhác, có thái độ học tập không nghiêm túc, những người có động cơ học tập không đúng đắn 3. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề, bày tỏ suy nghĩ của bản thân (0,5 đ) Câu 3 (10 điểm): I .Yêu cầu kĩ năng: - HS có kĩ năng viết bài nghị luận văn học mang tính luận đề, khai thác vẻ đẹp nội dung, tư tưởng của các tác phẩm văn học. - Biết xác định được vấn đề nghị luân: vẻ đẹp của những con người, những tấm lòng, những tình cảm, cảm xúc trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
  4. - Có bố cục mạch lạc, chặt chẽ, luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, luận cứ xác đáng, thuyết phục, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc rất ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận II. Yêu cầu kiến thức: Cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Mở bài (0,5đ): Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. Thân bài (9 đ): * Giải thích tấm lòng và ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống (1,5đ) - Tấm lòng là những tình cảm, cảm xúc đẹp; là những hành động thể hiện sự quan tâm, sự yêu thương, sẻ chia; là những khát vọng nhân văn, vì mọi người, vì cuộc đời chung - Có tấm lòng sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, ấm áp hơn, ý nghĩa hơn và đáng sống hơn * Phân tích khám phá vẻ đẹp của những tấm lòng thể hiện trong hai tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: (3,0 đ) - Đó là tấm lòng ngây ngất đắm say, gắn bó tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên đất trời. - Đó là tấm lòng yêu mến, tự hào với vẻ đẹp của quê hương, đất nước, cách mạng. - Đó là tấm lòng khao khát được cống hiến cho quê hương, cho đất nước, cho cuộc đời chung; được làm một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân lớn của dân tộc. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: (3,0đ) - Đó là tấm lòng của những người lao động vô danh đang thầm lặng, miệt mài làm việc, cống hiến, dựng xây quê hương đất nước.(phân tích những người con của mảnh đất Sa Pa như anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ông kĩ sư trồng rau, anh cán bộ nghiên cứu khoa học ) - Đó là tấm lòng của những con người yêu nghề, say mê sáng tạo, biết phát hiện, trân trọng vẻ đẹp từ con người, cuộc sống (ông họa sĩ). - Đó là tấm lòng nhạy cảm, có hoài bão, ước mơ đẹp dám dấn thân vào khó khăn gian khổ để cống hiến cho đất nước (cô kĩ sư). * Đánh giá chung: (1,5 đ) - Dù mỗi tác phẩm thuộc những thể loại khác nhau, có cách thể hiện khác nhau, nhưng cả Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đều đem đến những tình cảm, cảm xúc, những con người, những tấm lòng thật đẹp, có sức khơi gợi sâu sắc, giúp bạn đọc thêm cuộc sống, yêu con người, ý thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cuộc đời chung 3. Kết bài(0,5 đ): Khái quát lại vấn đề nghị luận, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân.
  5. (HS cần phân tích cảm xúc của nhân vật trữ tình trong Mùa xuân nho nhỏ và vẻ đẹp các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa để làm sáng tỏ vấn đề). (Lưu ý chung: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm. Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc rất ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích. Điểm toàn bài giữ nguyên đến 0,25; không làm tròn số)