Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

docx 2 trang thaodu 11310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_van_hoa_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP TỈNH BẮC GIANG NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN THI: HÓA HỌC - LỚP 9 Ngày thi: 30/5/2020 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1 (4,0 điểm). 1. Hòa tan Fe3O4 vào HCl loãng, vừa đủ thu được dung dịch X. Cho kim loại Cu dư vào X, thu được dung dịch Y. Cho NaOH loãng dư vào, Y thu được kết tủa Z. Lọc, tách kết tủa Z đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và xác định thành phần của dung dịch X, Y, kết tủa Z và chất rắn T. 2. Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: KOH, HC1, NaHSO 4, Ba(NO3)2, K2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (các điệu kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ), hãy trình bày phường pháp hóa học nhận biết 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có). 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X bằng lượng O 2 vừa đủ, thu được sản phẩm gồm 4,48 lít CO 2 (đktc) và 5,4 gam H2O (ngoài ra không có sản phẩm khác). Mặt khác, hóa hơi m gam X, thu được thể tích đúng bằng thê tích của 2,8 gam N2 trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Biêt răng tỉ khối của X so với H 2 nhỏ hơn 35. Xác định công thức phân tử của X và tính m. Câu 2 (4,0 điểm). 1. Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 500 ml dung dịch X chứa đồng thời A12(SO4)3, K2SO4 và lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tổng khối lượng kết tủa (m ↓ gam) theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M (V lít) như sau: m↓ (gam) 102,6 V (lít) V1 a. Giải thích sự thay đổi khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 ở đồ thị trên. b. Dựa vào đồ thị, tính giá trị của V. c. Mặt khác, cho BaCl2 dư vào 450 ml X, thu được 88,074 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/1 của các chất trong X. 2. Hỗn hợp rắn X gồm BaO, Fe2O3 và MgO. Bằng phương pháp hóa học, trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi X mà không làm thay đổi lượng chát của chúng. Viết các phương trinh phản ứng hóa học xảy ra. Câu 3 (4,0điểm). 1. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A (C nH2n+2) và B (CmH2m), tỉ khối của X so với H 2 bằng 11,25. Đốt cháy hết 0,2 mol X, thu được sản phẩm Y gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Y qua dung dịch Ba(OH)2, thu được dung dịch Z và 19,7 gam kết tủa. Cho từ từ NaOH vào Z, để thu được kết tủa cực đại cần dùng tối thiểu 0,1 mol NaOH. Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn. a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra? b. Xác định công thức phân tử của A và B? 2. Hòa tan hoàn toàn 5,52 gam Mg trong 500 ml dung dịch HNO3 1,4M, phản ứng kết thúc thu được 134,4 ml một khí X duy nhất (đktc) và dung dịch Y có khối lượng lớn hơn khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu là 5,352 gam. a. Xác định X và viết các phương trình hóa học xảy ra. b. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2,0M. Tính V. Trang 1/2
  2. Câu 4 (4,0 điểm). 1. Cho sơ đồ điều chế khí O2 trong phòng thí nghiệm như sau: (2) (4) (5) (3) O2 (1) (6) Từ hình vẽ trên, hãy cho biết: a. Tên các dụng cụ thí nghiệm đã được đánh số trong hinhg vẽ. b. Chỉ ra hai chất có thể là X trong sơ đồ trên, viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. c. Giải thích tại sao trong thí nghiệm trên: - Khí O2 lại được thu bằng phương pháp đẩy nước? - Khi kết thúc thí nghiệm phải tháo ống dẫn khí trước khi tắt đèn cồn? 2. Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon mạch hở A (CnH2n+2), B (CmH2m+2) và E (CpH2p) đều là chất khí ở điều kiện thường, trong đó có 2 chất có số mol bằng nhau. Trộn m gam X với 2,688 lít O2, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí Y (các thể tích khí đều đo ở đktc). Bật tia lửa điện để Y cháy hoàn toàn, thu được hỗn hợp Z. Dẫn toàn bộ Z qua m1 gam dung dịch chứa a mol Ca(OH)2, thu được (m1 + 0,036) gam dung dịch T và 3,0 gam kết tủa. Đun nóng toàn bộ T, thu được 0,6 gam kêt tủa. Cho biêt các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn. a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Tính m và a. c. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hiđrocacbon. Câu 5 (4,0 điểm). 1. Hỗn hợp X gồm hai oxit: CuO và RO có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 (trong đó R là kim loại chỉ có hóa trị II). Cho 8,64 gam X tác dụng với lượng dư khí H2 (đun nóng), thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần dùng tối thiểu 720 ml HNO3 0,5M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại R và tính V. 2. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với O2, sau một thời gian, thu được m1 gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn trong 400 ml HC1 0,5M, thu được dung dịch B chứa FeCl2, FeCl3 (ngoài ra không còn chất tan nào khác) và 0,224 lít khí H2 (đktc). Cho dung dich AgNO3 dư vào B, thu được m2 gam kết tủa. Tính m1 và m2. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! (Thí sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Họ và tên thí sinh Số báo danh Cán bộ coi thi 1 (Họ tên và chữ ký) Cán bộ coi thi 2 (Họ tên và chữ ký) Trang 2/2