Đề thi cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 4

docx 3 trang Hoài Anh 24/05/2022 5230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: Đề thi cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 4

  1. ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I LỚP 4 Câu 1. Ông Trạng thả diều Nguyễn Hiền sống vào đời vua nào? a. Trần Nhân Tông. b. Trần Thánh Tông. c. Trần Thái Tông. Câu 2. Những chi tiết nào trong bài nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? a. Còn bé nhưng đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi, học đến đâu hiểu ngay đến đấy. b. Có trí nhớ lạ thường, có thể học thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3. Dòng nào dưới đây nói lên tính ham học của Nguyễn Hiền? a. Nhà nghèo không có điều kiện đi học, Hiền tranh thủ học khi đi chăn trâu, dù mưa gió chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng. b. Tối đến, Hiền mượn vở về học, dùng lưng trâu, nền cát làm giấy, ngón tay hay mảnh gạch vỡ làm bút, vỏ trứng thả đom đóm vào trong làm đèn, mỗi lần có kỳ thi, Hiền làm bài vào lá chuối và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên vào năm bao nhiêu tuổi? a. 12 tuổi b. 13 tuổi c. 14 tuổi Câu 5. Nội dung chính của bài đọc trên là gì? a. Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng thông minh, hiếu học nên đã thành đạt. b. Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng thông minh và thả diều rất giỏi. c. Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng thông minh và biết làm diều. Câu 6. Câu chuyện trên thuộc chủ đề nào? a. Măng mọc thẳng. b. Có chí thì nên c. Tiếng sáo diều. Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu tác dụng của các từ “ đã, sắp, đang” trong đoạn thơ sau? Sao cháu không về với bà Chào mào sắp hót vườn na mỗi chiều Sốt ruột, bà nghe chim kêu Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na Hết hè cháu vẫn đang xa Chào mào vẫn hót. Mùa hoa đã tàn a. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đứng ngay trước nó. b. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ kêu. c. Bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đứng ngay sau nó. Câu 8. Có bao nhiêu tính từ trong đoạn văn sau ? Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dãy đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét
  2. mây mỡ gà vút dài, thanh mảnh. a. 9 tính từ. b. 11 tính từ. c. 13 tính từ. Câu 9. Chi tiết nào trong bài nêu lí do Thái Bưởi mang họ Bạch? a. Thái Bưởi mồ côi, được gia đình họ Bạch nhận làm con nuôi. b. Thái Bưởi sinh ra trong gia đình họ Bạch. c. Cha đẻ của Thái Bưởi họ Bạch. Câu 10. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm gì? a. Làm chủ một hãng buôn lớn. b. Làm thư ký cho một hãng buôn. c. Làm giám đốc cho một công ty Câu 11. Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ. Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? a. Buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, mở hiệu ăn, khai thác mỏ. b. Buôn gỗ, buôn ngô, giúp việc gia đình, lập nhà in, khai thác mỏ. c. Buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ. Câu 12. Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải khi nào? a. Khi những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông. b. Khi những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường biển. c. Khi những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sắt. Câu 13. Bạch Thái Bưởi đã làm cách nào để thu hút khách? a. Đích thân mình ngày đêm đi đến các bến tàu diễn thuyết. b. Cho người đi đến các bến tàu diễn thuyết. c. Đích thân mình đứng ra bán vé tàu. Câu 14. Dòng nào dưới đây nêu sự đánh giá của người cùng thời về Bạch Thái Bưởi? a. Một bậc anh hùng kinh doanh b. Một bậc anh hùng đường sông c. Một bậc anh hùng kinh tế. Câu 15. Thứ tự nào chỉ mức độ giảm dần của màu đỏ? a. Đỏ hơn son -> đỏ như son -> đỏ nhất -> đỏ hơn -> đỏ. b. Đỏ -> đỏ hơn -> đỏ nhất -> đỏ như son -> đỏ hơn son. c. Đỏ hơn -> đỏ -> đỏ nhất -> đỏ như son -> đỏ hơn son. Câu 16. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người? a. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan. b. Quyết chí, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng. c. Kiên tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao. Câu 17. Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con thỏ à?” .Trong tình huống này, câu hỏi này dùng để làm gì? a. Dùng để hỏi điều chưa biết. b. Dùng để thể hiện thái độ khen, chê. c. Dùng để bộc lộ yêu cầu, mong muốn. Câu 18.Nối các thành ngữ với nghĩa của nó sao cho phù hợp.
  3. Thành ngữ Nghĩa. a. Chơi với lửa. 1. Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ. b. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn 2. Mất trắng tay c. Chơi dao có ngày đứt tay. 3. Làm một việc nguy hiểm. d. Chơi diều đứt dây. 4. Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống Câu 19. Đoạn văn sau có mấy câu kể? Lão Ba-ra-ba vớ lấy cái bình, ném bốp xuống sàn lát đá. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình.Thừa dịp mọi người đang há hốc mồm ngơ ngác, chú lao ra ngoài, nhanh như mũi tên. a. 1 câu kể. b. 2 câu kể. c. 3 câu kể. Câu 20. Có mấy câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau? Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc vòng vàng. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. a. 1 b. 2 c. 3