Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thanh (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thanh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề thi giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thanh (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NAM THANH ĐỀ THI, ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC: 2016-2017 Phần I : Trắc nghiệm (2.đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng để chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu1: Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Nhớ rừng D. Bình ngô đai cáo Câu2; Tác phẩm nào sau đây thể hiện rõ tình yêu quê hương trong sáng mặn nồng và tha thiết của nhân vật trữ tình ? A. Nhớ rừng B. Quê hương C.Khi con tu hú D. Ngắm trăng Câu 3: Những câu sau câu nào là câu phủ định? A. Tôi có đi chơi đâu. B. Mai chị có về không? C. Ngành hàng không nước ta đang phát triển. D. Hôm nay tôi đi học sớm Câu 4 : Bài thơ khi con tu hú được sáng tác khi nào? A. Tác giả mới tham gia hoạt động cách mạng B. Tác giả đang học ở trường quốc học Huế C. Tác giả đang ở Huế D. Tác giả mới bị Thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ Câu 5 : Xét theo mục đích nói , câu Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ ,nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng? A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến Câu 6 : Tác giả của văn bản Chiếu dời đô là ? A Trần Quốc Tuấn B. Lí Công Uẩn C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Thiếp Câu 7: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng phương tiện ? A. Nét mặt B. Cử chỉ C. Điệu bộ D. Ngôn Từ Câu 8 :Trong văn tự sự yếu tố miêu tả có vai trò gì? A. Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động phong phú B. Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình đối với sự việc được kể C. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể D. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sừ việc được kể
- Phần II. Tự luận Câu 1 : (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Ra đời trong hoàn cảnh nào b Trình bày cảm nhận đoạn thơ trên ? Câu 2 : (5,0 điểm) Thuyết minh về con trâu.
- Đáp án và biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm :1C, 2B, 3A, 4D, 5B, 6B, 7D, 8A Phần II: Tự luận Câu 1: (3,0 điểm) a. - Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Hịch tướng sĩ"(0,25đ) Tác giả Trần Quốc Tuấn(0,25đ) - Hoàn cảnh : Ra đời vào khoảng 1285 trước khi quân Mông- Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ 2(0,5đ) b. Cảm nhận đoạn văn 2đ: Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua đoạn văn - Về nội dung + Tâm trạng đau đớn ,uất ức , căm hận đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn ( quên ăn mất ngủ , thay đổi cả sinh hoạt đời thường ) + Lời thề không đội trời chung với lũ giặc ngoại xâm -Về nghệ thuật + Câu văn đối xứng theo thể văn biền ngẫu( Tới bữa quên ăn – Nửa đêm vỗ gối / Ruột đau như cắt – nước mắt đầm đìa ) + Hình ảnh so sánh , ẩn dụ + Cách nói khoa trương + Giọng văn lời văn hùng hồn , đanh thép Câu 2 (5đ) Lập dàn bài thuyết minh về con trâu. I – Mở bài: - Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu II – Thân bài: 1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu: - Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. - Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm - Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con 2. Lợi ích của con trâu: a. Trong đời sống vật chất: - Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo. - Là tài sản quý giá của nhà nông. - Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ b. Trong đời sống tinh thần:
- - Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu * Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu: Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: "Ai bảo chăn trâu là khổ ?" Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao - Con trâu với lễ hội ở Việt Nam: + Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. + Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên. + Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam. III – Kết bài: - Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam. - Nêu suy nghĩ, tình cảm của bảnr thân * BiÓu ®iÓm - §iÓm 4,5 -5 nh yªu cÇu của dàn bài - §iÓm 3,5- 4 ®¹t nh yªu cÇu,sơ sài ở một trong các ý - §iÓm 2,5-3 nh yªu cÇu, còn sơ sài ở các ý - §iÓm 1,5 - 2 cha ®¹t yªu cÇu cßn s¬ sµi, cÈu th¶. - §iÓm 0,5- 1 cha ®¹t yªu cÇu qu¸ s¬ sµi, cÈu th¶, sai lçi chÝnh t¶.