Đề thi giao lưu chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

doc 2 trang thaodu 2950
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giao lưu chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giao_luu_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop.doc

Nội dung text: Đề thi giao lưu chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 11 THPT - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2019 – 2020 ĐỀ THI GIAO LƯU Môn thi: HÓA HỌC – LỚP 11 THPT Số báo danh Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 12/01/2020 Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang Câu 1. (2 điểm): 1. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Xác định X và Y. 2. Ion M2+ hơn ion X- 6 electron, X là một phi kim có công thức hợp chất khí với hidro là HX, X thuộc chu kỳ 3. Hãy lập luận để xác định X, M và vị trí của M trong bảng tuần hoàn. Câu 2 ( 2 điểm): 1. Lập phương trình phản ứng oxi hóa khử sau: a) M + HNO3 → M(NO3)n + N2O + H2O b) FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 0 4 2. Tại 400 C, P = 10atm phản ứng N2(k) + 3H2(k)  2NH3 (k) có Kp = 1,64 10 . Tìm % thể tích NH3 ở trạng thái cân bằng, giả thiết lúc đầu N2(k) và H2(k) có tỉ lệ số mol theo đúng hệ số của phương trình. Câu 3 (2 điểm): 1. A là một phi kim thuộc chu kì 2 hoặc 3. Đơn chất A phản ứng với hiđro có xt được khí B làm xanh quỳ tím ẩm. B phản ứng với oxi có xúc tác được khí C; trong không khí C chuyển thành D. Cho D vào dd KOH thu được hai muối G và H. G có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO 4 trong dung dịch H2SO4. H là thành phần của thuốc nổ đen. Tìm công thức của các chất trên và viết phản ứng xảy ra? 2. Hai muối X, Y của cùng một axit với một kim loại kiềm, tạo kết tủa với nước vôi trong dư. Theo Bronsted thì cả X và Y đều lưỡng tính. Lập luận để tìm X, Y và viết phản ứng xảy ra? Câu 4 ( 2 điểm): 1. Hãy giải thích tại sao? a) Phân tử NO2 có thể nhị hợp tạo thành phân tử N2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng nhị hợp. · 0 · 0 b) Góc liên kết HSH (92 15’) trong phân tử H2S lại nhỏ hơn góc liên kết HOH (104 29’) trong phân tử H2O. 2. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi a) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. b) Sục từ từ đến dư khí Cl2 vào dung dịch NaBr. Câu 5 ( 2 điểm): 1. Hidrocacbon A mạch hở khi cộng hợp với HBr tạo ra hỗn hợp D gồm các chất là đồng phân cấu tạo của nhau. D có chứa 79,2% khối lượng brom, còn lại là cacbon và hiđro. Tỉ khối của D so với O2 nhỏ hơn 6,5. Xác định công thức cấu tạo có thể có của A và của các sản phẩm trong D tương ứng với A. 2. Từ CH4, các chất vô cơ và điều kiện có đủ, hãy viết các phản ứng điều chế ra: caosubuna và poli stiren (PS)? Câu 6 ( 2 điểm): 1. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon R, thu được tỉ lệ số mol H2O và CO2 tương ứng bằng 1,125. a) Xác định công thức phân tử của R. b) R1 là đồng phân của R, khi tác dụng với Cl2, điều kiện thích hợp, tỉ lệ mol 1:1 thì thu được một dẫn xuất mono clo duy nhất (R2). Gọi tên R1, R2 và viết phương trình phản ứng xảy ra. 2. Một hỗn hợp lỏng gồm 3 chất: C 6H5OH, C6H5CH3, C2H5OH. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. 1
  2. Câu 7 ( 2 điểm): Cho X là một muối nhôm khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan a gam hỗn hợp cùng số mol hai muối X và Y vào nước được dung dịch A. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch A cho tới dư được dung dịch B, khí C và kết tủa D. Axit hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Khi thêm Ba(OH)2 vào A, lượng kết tủa D đạt giá trị lớn nhất (kết tủa E), sau đó đạt giá trị nhỏ nhất (kết tủa F). Nung các kết tủa E, F tới khối lượng không đổi thu được 6,248 gam và 5,126 gam các chất rắn tương ứng. F không tan trong axit mạnh. 1. Hỏi X, Y là các muối gì? 2. Tính a và thể tích khí C ở đktc ứng với giá trị D lớn nhất. Câu 8 ( 2 điểm): Hòa tan 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe 3O4 trong dung dịch HCl loãng dư thấy còn lại 6,4 gam Cu không tan. Mặt khác hòa tan hết 24,16 gam hỗn hợp trên trong 240 gam dung dịch HNO3 31,5% (dùng dư) thu được dung dịch Y ( không chứa muối amoni). Cho 600 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 78,16 gam rắn khan. Tính nồng độ C% của Fe(NO 3)3 có trong dung dịch Y ? Câu 9 ( 2 điểm): Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm axetilen, vinyl axetilen và H 2 được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 : 2 và một ít bột Ni (thể tích không đáng kể). Nung bình ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít hỗn hợp Y (đktc) gồm 7 hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp Y đi qua bình đựng một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 16,77 gam kết tủa vàng nhạt và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối hơi so với H 2 là 22,6 thoát ra khỏi bình. Hãy xác định công thức của 7 hidrocacbon trong Y và tích dung dịch Br2 0,5M nhỏ nhất cần dùng để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z? Câu 10 ( 2 điểm): 1. Vẽ sơ đồ điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm? Kể tên các hóa chất và viết phương trình hóa học xảy ra? 2. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế C 2H4 bằng cách đun nóng hỗn hợp ancol etylic với H 2SO4 đặc, nếu cho khí thoát ra đi qua một lượng ít dung dịch KMnO 4 ta không thấy xuất hiện kết tủa MnO2 như khi dẫn khí C2H4 đi qua dung dịch KMnO4. Tạp chất gì đã gây ra hiện tượng đó? Muốn loại bỏ tạp chất để thu được C2H4 tinh khiết, hãy đề nghị một hóa chất? Cho số hiệu nguyên tử: Na= 11; K=19; Ca=20; Cr=24; Mn=25; Fe=26; Cu=29; Zn=30; O=8 Khối lượng mol nguyên tử: H = 1; C = 12; N = 14; O =16; Na = 23; S = 32; Cl=35,5; Fe = 56; Ag=108; Chú ý:Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giám thị không giải thích gì thêm. HẾT 2