Đề thi học kì I môn Địa lý chương trình THCS - Trường THCS Nghi Đức (Có đáp án)

doc 10 trang thaodu 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn Địa lý chương trình THCS - Trường THCS Nghi Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_dia_ly_thcs_truong_thcs_nghi_duc_co_dap.doc

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Địa lý chương trình THCS - Trường THCS Nghi Đức (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: a. Nêu đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất. (2 điểm) b. Phân tích vai trò của lớp vỏ Trái Đất (2 điểm) Câu 2: Nêu nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất (1 điểm). Câu 3: Trình bày tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất (1 điểm). Câu 4: Con người đã thực hiện những biện pháp nào để hạn chế tác hại của động đất, núi lửa? (1 điểm). Câu 5: So sánh sự khác nhau giữa núi già với núi trẻ? Nêu giá trị kinh tế của địa hình núi, cao nguyên, bình nguyên và đồi? (3 điểm). Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Trình bày đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa? Tại sao dân cư lại tập trung đông đúc ở môi trường này? Câu 2: (3 điểm) Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Vì sao lại phân bố ở đó? Câu 3: (2 điểm) Nêu nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng? Để hạn chế sự phát triển của hoang mạc trên thế giới ta có thể thực hiện những biện pháp nào? Câu 4: a. Trình bày đặc điểm khí hậu của Châu Phi (1 điểm). b. Nêu những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của Châu Phi (2 điểm).
  2. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: a. Trình bày khái quát các đặc điểm dân cư – xã hội của Châu Á? (2 điểm). b. Dân số đông và tăng nhanh có những thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Châu Á? (1 điểm) Câu 2: So sánh sự khác nhau về địa hình của khu vực Tây Nam Á với khu vực Nam Á? (2 điểm). Câu 3: Tại sao Tây Nam Á có nhiều biển bao quanh nhưng khí hậu lại khô hạn và cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc? (1 điểm). Câu 4: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế-xã hội? (2 điểm). Câu 5: Cho bảng số liệu: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ Các ngành kinh tế Tỉ trọng trong cơ cấu GDP (%) 1995 1999 2001 Nông-Lâm-Thủy sản 28,4 27,7 25,0 Công nghiệp-Xây dựng 27,1 26,3 27,0 Dịch vụ 44,5 46,0 48,0 a.Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ năm 2001. b. Nhận xét về thay đổi tỉ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP của Ấn Độ giai đoạn 1995-2001. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  3. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? (1 điểm). Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và phân bố sản xuất nông nghiệp? (1 điểm). Câu 3: Trình bày đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ nước ta? (2 điểm) Câu 4: Trung du miền núi Bắc Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành công nghiệp? Tại sao cây chè ở đây lại chiếm diện tích và sản lượng lớn so với cả nước? (2 điểm). Câu 5: Cho bảng số liệu: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải năm 2002(%) Loại hình vận tải Khối lượng hàng hóa vận chuyển Tổng số 100,0 Đường sắt 2,92 Đường bộ 67,68 Đường sông 21,70 Đường biển 7,67 Đường hàng không 0,03 a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo các loại hình vận tải nước ta năm 2002 và rút ra nhận xét? (3 điểm) b. Giải thích vì sao đường bộ lại chiếm khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất? (1 điểm) Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  4. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 6 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Năm học: 2016 – 2017 . Câu Nội dung Điểm a. Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian, 0,5đ lớp lõi: - Lớp vỏ: độ dày 5 – 70km; trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu 0,5đ nhiệt độ càng tăng, tối đa chỉ tới 10000C. Câu 1 - Lớp trung gian: độ dày gần 3000km; trạng thái từ quánh dẻo đến 0.5đ (4 điểm) lỏng, nhiệt độ từ 15000C - 47000C. - Lớp lõi: độ dày trên 3000km; trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong; 0.5đ nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C. b. Vai trò của lớp vỏ: vỏ Trái Đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi 2.0đ tồn tại các thành phần tự nhiên khác như không khí, nước, sinh vật, và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. -Nguyên nhân sinh ra hiện tượng các mùa trên Trái Đất: do trục Câu 2 Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong quá trình chuyển động (1 điểm) quanh Mặt Trời nên có lúc nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc 1.0đ nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó và là mùa lạnh của nửa cầu còn lại. - Tác động của nội lực và ngoại lực đối với việc hình thành địa hình Câu 3 bề mặt Trái Đất: (1 điểm) + Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. 1.0đ + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. + Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nới thấp, có nơi bằng phẳng, nơi gồ ghề. - Biện pháp hạn chế tác hại: Câu 4 + Không nên sống xung quanh vùng gần núi lửa. 1.0đ (1 điểm) + Xây nhà chịu chấn động lớn. + Lập các trạm nghiên cứu để dự báo trước cho dân sơ tán . - Phân biệt: Núi già Núi trẻ - Hình thành cách đây hàng - Hình thành cách đây vài chục trăm triệu năm, bị bào mòn triệu năm, tiếp tục được nâng 1.0đ mạnh. cao. Câu 5 - Đỉnh tròn, sườn thoải, t ung - Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung
  5. (3 điểm) lũng rộng. lũng hẹp. Núi - Giá trị kinh tế: + Núi cao thì phát triển loại hình du lịch, thể thao leo núi. + Núi đá vôi có nhiều hang động đẹp nên phát triển du lịch tham quan. ao - Phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. nguyên Bình - Phát triển các loại cây lương thực và thực phẩm. nguyên Đồi - Phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả 2.0đ vàchăn nuôi gia súc.
  6. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Năm học: 2016 – 2017 . Câu Nội dung Điểm - Môi trường nhiệt đới gió mùa: + Khí hậu: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió (mùa hạ 1.0đ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình năm Câu 1 trên 20 độ C, biên độ nhiệt năm khoảng 8 độ C, lượng mưa trung (2 điểm) bình năm trên 1000mm), thời tiết diễn biến bất thường (có năm rét ít, có năm rét đậm, rét hại; có năm mùa mưa đến sớm, có năm mùa mưa đến muộn). + Thảm thực vật phong phú, đa dạng. - Dân cư tập trung đông đúc ở môi trường nhiệt đới gió mùa vì khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực 1.0đ nhiệt đới, nhất là cây lúa nước và cây công nghiệp nên có thể nuôi sống được nhiều người. - Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở: + Dọc theo hai chí tuyến vì ở đây quanh năm chịu thống trị của áp 1.0đ Câu 2 cao chí tuyến nên khí hậu khô hạn, ít mưa. (3 điểm) + Sâu trong nội địa vì ảnh hưởng của biển rất ít nên khí hậu cũng 1.0đ khô hạn. + Các dòng biển lạnh ven bờ vì dòng biển lạnh làm cho khí hậu 1.0đ vùng ven bờ nơi nó đi qua khô hạn, ít mưa. -Nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng: + Do tác động tiêu cực của con người: chặt phá rừng bữa bãi, quá 0.5đ Câu 3 mức; canh tác đất không hợp lí, (2 điểm) + Cát lấn, biến động khí hậu toàn cầu. 0.5đ -Biện pháp hạn chế sự mở rộng của hoang mạc: + Cải tạo hoang mạc thành đất trồng. 0.25đ + Khai thác nước ngầm. 0.25đ + Trồng và bảo vệ rừng. 0.25đ + Bảo vệ môi trường. 0.25đ - Đặc điểm khí hậu Châu Phi: khô và nóng vào loại bậc nhất thế 1.0đ Câu 4 giới, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, thời tiết ổn định. (3 điểm) - Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Châu Phi: + Bùng nổ dân số. 0.5đ + Xung đột tộc người. 0.5đ + Đại dịch AIDS. 0.5đ + Sự can thiệp của nước ngoài. 0.5đ
  7. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 8 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Năm học: 2016 – 2017 . Câu Nội dung Điểm a. Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á: + Dân số đông nhất thế giới, gia tăng nhanh. 0.5đ + Mật độ dân cư cao, phân bố không đều. 0.5đ + Dân cư thuộc nhiều chủng tộc, nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-it 0.5đ và Ơ-rô-pê-ô-it. Câu 1 + Văn hóa đa dạng, có nhiều tôn giáo (các tôn giáo lớn: Phật giáo, 0.5đ (3 điểm) Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Thiên Chúa giáo). b. Thuận lợi: + Cung cấp nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 0.5đ + Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển được các ngành kinh 0.5đ tế cần nhiều lao động. Tây Nam Á Nam Á + Phía đông bắc là hệ thống + Phía Bắc là hệ thống núi Hi- núi cao chạy dọc bờ Địa Trung ma-lay-a hùng vĩ chạy theo Hải nối hệ thống An-pi với hệ hướng Tây Bắc-Đông Nam dài thống Hi-ma-lay-a, bao quanh gần 2600km, rộng trung bình sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn 320-400km. nguyên I-ran. Câu 2 + Ở giữa là đồng bằng Lưỡng + Nằm giữa là đồng bằng Ấn- 2.0đ (2 điểm) Hà được phù sa sông Ti-gro và Hằng rộng lớn và bằng phẳng, Ơ-phrat bồi đắp. chạy từ bờ biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, rộng 250-350km. + Phía tây nam là sơn nguyên + Phía Nam là sơn nguyên Đê- A-rap chiếm gần toàn bộ diện can tương đối thấp và bằng tích của bán đảo A-rap. phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông. - Khí hậu Tây Nam Á khô hạn và cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hhoang mạc vì: Câu 3 + Nằm trên đường chí tuyến nam, là vùng áp cao nên nóng và khô. 0.25đ (1 điểm) + Địa hình nhiều núi và sơn nguyên cao nên ngăn chặn ảnh hưởng 0.25đ của biển vào đất liền. + Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch từ trung tâm 0.25đ lục địa Á-Âu thổi ra. + Khí hậu khô hạn nên cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc 0.25đ chiếm ưu thế.
  8. - Thuận lợi: Câu 4 + Tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện: kinh tế 1.0đ (2 điểm) đất liền và kinh tế biển. + Dễ dàng giao lưu và hội nhập với các nước Đông Nam Á và thế 1.0đ giới. a. Vẽ biểu đồ đúng, chính xác, đẹp 1.0đ b. Nhận xét: cơ cấu các ngành kinh tế Ấn Độ từ 1995-2001 có sự chuyển biến, cụ thể: + Tỉ trọng nành nông, lâm, ngư nghiệp giảm: từ 28,4% xuống 25% 0.5đ Câu 5 (giảm 3,4%). (3 điểm) + Tỉ trọng ngành công nghiệp-xây dựng từ 1995 đến 1999 giảm 0.5đ 0,8%; từ 1999 đến 2001 lại có xu hướng tăng – tăng 0.7%. + Tỉ trọng dịch vụ tăng từ 44,5% lên 48%. 0.5đ + Ấn Độ là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á; 0.5đ cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ thay đổi theo hướng tích cực.
  9. PHÒNG GD & ĐT TP. VINH ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS NGHI ĐỨC Năm học: 2016 – 2017 . Câu Nội dung Điểm - Đặc điểm phân bố dân cư nước ta: phân bố không đồng đều theo Câu 1 lãnh thổ: 0,5đ (1 điểm) + Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, còn Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. + Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: 74% sống ở nông thôn và 0,5đ 26% sống ở thành thị. - Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đến sự phát triển và 0,25đ phân bố sản xuất nông nghiệp: là yếu tố quyết định đến sự phát Câu 2 triển: (1 điểm) + Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, giàu kinh nghiệm 0,25đ sản xuất nông nghiệp. + Cơ sở vật chất - kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện. 0,25đ + Chính sách phát triển nông nghiệp: có nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, 0,25đ nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, - Đặc điểm phát triển ngành dịch vụ nước ta: + So với các nước phát triển và một số nước trong khu vực thì 0,5đ ngành dịch vụ nước ta chưa thật phát triển. + Cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, các hoạt động dịch vụ ngày càng thu hút nhiều lao động và chiếm tỉ trọng cao 0,5đ Câu 3 trong GDP. (2 điểm) + Do yêu cầu của nền kinh tế và khả năng thu lợi nhuận cao nên 0,5đ ngành dịch vụ ngày càng phát triển mạnh. + Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình 0,5đ hoạt động dịch vụ đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. - Điều kiện phát triển ngành công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ: + Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất cả nước thuận lợi cho phát 0,25đ triển công nghiệp đa ngành: công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, . + Vùng có nhiều sông ngòi, độ dốc lớn, lắm thác ghềnh nên trữ 0,25đ năng thủy điện lớn, thuận lợi phát triển thủy điện. + Giàu tài nguyên rừng nên phát triển công nghiệp khai thác và chế 0,25đ biến lâm sản. Câu 4 + Vùng có nhiều nông phẩm nên thuận lợi cho phát triển công (2 điểm) nghiệp chế biến.Vùng biển có nhiều thuận lợi cho nuôi trồng, đánh 0,25đ
  10. bắt thủy sản cung cấp nguyên liệu công nghiệp chế biến. - Cây chè chiếm diện tích và sản lượng lớn ở Trung du miền núi Bắc Bộ vì: + Phần lớn diện tích là đất feralit nên thuận lợi cho cây chè phát 0,25đ triển. + Diện tích rộng lớn, địa hình đa dạng nên có thể sản xuất với quy 0,25đ mô khác nhau. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh phù hợp với sinh 0,25đ thái cây chè. + Khí hậu phân hóa theo độ cao tạo điều kiện để trồng nhiều loại 0,25đ chè khác nhau. a. Vẽ biểu đồ chính xác, chú giải đầy đủ, đẹp. 1,5đ - Nhận xét: + Nước ta phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải. 0,5đ + Trong cơ cấu vận chuyển hàng hóa thì chiếm tỉ trọng cao nhất là 1,0đ Câu 5 đường bộ (67,68%), tiếp đến là đường sông (21,70%), đường biển (4 điểm) (7,7%), đường sắt (2,92%), không đáng kể là đường hàng không (0,03%). b.Giải thích: - Đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là loại hình giaio thông phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển cự li ngắn và 1,0đ trung bình, giá rẻ, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, chuyên chở vừa phải.