Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Dân tộc Nội trú (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Dân tộc Nội trú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019_truo.doc
Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Dân tộc Nội trú (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: Địa lí 8 Người ra đề: Bùi Thị Nguyên Thời gian 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Tổ: Khoa học Xã hội Đề bài: Câu 1: (3,0 điểm) 1. Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm? 2. Tại sao càng xa xích đạo độ dài ngày, đêm càng chênh lệch nhiều? Câu 2: (3,0 điểm) 1. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển ? 2. Biển nước ta đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với tự nhiên và đời sống kinh tế của nước ta? Câu 3: (3,0 điểm) 1. Chứng minh rằng nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng? Giải thích tại sao Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản? 2. Thanh hóa có những loại khoáng sản nào? Câu 4: (3,0 điểm): 1. Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Trình bày đặc điểm chính của từng khu vực địa hình? 2. Cho biếtđịa hình ảnh hưởng tới nhiệt độ của khí hậu nước ta như thế nào? Câu 5: (4,0 điểm) 1. Chứng minh rằng khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó? 2. Trình bày đặc điểm khí hậu Thanh Hóa?Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm có những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa? Câu 6: (4,0 điểm) Vẽ và nhận xét biểu đồ hình cột dựa vào bảng số liệu tỉ lệ dân cư biết chữ từ 15 tuổi trở lên của một số nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 1999. (Đơn vị % ) TT Tên quốc gia Tỉ lệ biết chữ TT Tên quốc gia Tỉ lệ biết chữ 1 Việt Nam 90,3 4 Malaixia 85,7 Trung2 Quốc 82,9 5 Ấn Độ 52,5 2 In3 đônê xia 85,0 6 Xingapo 91,4 3
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC 2018 - 2019 Câu Nội dung Điểm Câu 1 1. (3,0 * Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: điểm) + TĐ chuyển động quanh MT theo hướng tự quay từ Tây sang Đông 0,25đ trên một quỹ đạo có hình elíp gần tròn. + Thời gian TĐ chuyển động một vòng quanh MT là 365 ngày 6 giờ. 0,25đ Thời gian đó gọi là một năm thiên văn. + Năm lịch là 365 ngày 6 giờ. Để tiện cho tính lịch, người ta lấy môi năm lịch là 365 ngày. Cứ 4 năm dư ra một ngày, đó là ngày 29/2, năm 0,25đ đó gọi là năm nhuận, cứ 4 năm có 1 năm nhuận (Năm nhuận chia hết cho 4) + Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT, trục TĐ lúc nào 0,25đ cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó gọi là sự chuyển động tịnh tiến. * TĐ chuyển động quanh MT lại sinh ra hai thời kì nóng lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì: + Do TĐ có dạng hình cầu, do trục TĐ nghiên và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo, nên các NCB và NCN lần lượt 0,75đ ngả gần hoặc chếch xa mặt trời. Từ đó thời gian chiếu sáng và thu nhận lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi nửa cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kì của năm, sinh ra các mùa. + Nửa cầu nào hướng về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng của nửa cầu đó.nửa cầu nào chếch xa mặt trời sẽ nhận được ít nhiệt và ánh sáng là mùa lạnh của nửa cầu đó. Sự phân 0,75đ bố lượng nhiệt, ánh sáng và cách tính trái ngược nhau ở hai nửa cầu. 2. Càng xa xích đạo độ dài ngày, đêm càng chênh lệch nhiều, vì: - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, đường phân chia sang tối không trùng với trục Trái Đất 0,5đ - Tại xích đạo, đường phân chia sang tối chia đôi đường xích đạo, nên có ngày dài bằng đêm. Càng xa xích đạo, khoảng cách chênh lệch giữa trục Trái Đất và đường phân chia sang tối càng lớn, nên độ ngày 0,5đ đêm chênh lệch càng lớn. Câu 2: 1. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa: (3,0 - Chế độ nhiệt: Trung bình 230C. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn 0,25đ điểm) trong đất liền, biên độ nhiệt trong năm nhỏ - Chế độ gió: Gió hướng Đông Bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng từ 0,25đ tháng 10 -> tháng 4. Gió hướng Tây Nam từ tháng 5 -> tháng 9.
- Riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu gió hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, trung bình 5- 6 m/s cực đại tới 50m/s. Dông trên biển thường phát trển về đêm và sáng. 0,25đ - Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển ít hơn trên đất liền. Lượng mưa trung bình từ 1100 – 1300mm. Sương mù thường hay xuất hiện vào cuối hạ đầu đông. 0,25đ - Trên biển thường hay hình thành các tâm bão và áp thấp nhiệt đới. mùa bão nước ta thường từ tháng 6 đến tháng 12, sức gió của các trận bão thường giật trên cấp 12. 2. Những thuận lợi và khó khăn của biển đối với tự nhiên và đời sống kinh tế: *Thuận lợi: 0,25đ - Về tự nhiên: Điều hoà khí hậu và tạo nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp. 0,25đ - Về kinh tế: Vùng biển nước ta nhiều tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho sự phát triển nhiều ngành kinh tế. 0,25đ + khoáng sản có nhiều dầu như khí, ti tan, muối thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu, nhiên liệu. 0,25đ + Hải sản phong phú:cá, tôm, cua, rong biển thuận lợi phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến thuỷ sản. 0,25đ + Mặt biển có các tuyến đường giao thông trong và ngoài nước thuận lợi phát triển giao thông hàng hải. 0,25đ + Nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm đẹp (Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Mũi Né, Nha Trang ) thuận lợi phát triển ngành du lịch biển. * Khó khăn: - Nguồn lợi thuỷ sản có chiều hướng giảm sút. 0,25đ - Môi trường một số vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, thiên tai thường 0,25đ xuyên xảy ra. Câu 3: 1. (3,0 * Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng: điểm) - Khoáng sản nước ta tương đối phong phú về chủng loại, đa dạng về 0,25đ loại hình nhưng phức tạp khi khai thác và chế biến. - Qua khảo sát thăm dò nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ 0,25đ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau. - Số lượng các loại khoáng sản lớn có tới 60 loại đã được thống kê và 0,25đ đang được khai thác. - Khoáng sản nước ta khá đa dạng, bao gồm nhiều loại như than, sắt, 0,25đ dầu mỏ, khí đốt, mangan, crôm, bô xít, thiếc
- - Phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng 0,25đ sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatít, đá vôi, sắt, đồng, thiếc, crôm, bô xít. - Khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp, trên đất liền, dọc bờ biển, 0,25đ dưới thềm lục địa. *Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản vì: - Việt Nam có lịch sử phát triển qua hàng triệu năm, cấu trúc địa 0,25đ chất phức tạp, mỗi chu kì kiến tạo sinh ra một hệ khoáng sản đặc trưng. - Việt Nam ở vị trí tiếp xúc giữa 2 vành đai sinh khoáng lớn của thế 0,25đ giới: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. 2. Thanh hóa có những loại khoáng sản: Thanh Hóa có nhiều loại khoáng sản với 145 điểm quặng, gồm 42 0,25đ loại thuộc các nhóm khoáng sản kim loại, phi kim loại, nhiên liệu và nguyên liệu sản xuất: - Quặng Crom với trữ lượng 5 triệu tấn, chất lượng tốt, phân bố ở Cổ 0,25đ Định, Triệu Sơn. Quặng sắt – có trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, phân bố ở Quan Hóa, Bá Thước, Thạch Thành. - Secpentin với trữ lượng 15 triệu tấn phân bố ở Nông Cống. 0,25đ Đôlomit với trữ lượng 4,7 triệu tấn, phân bố ở thành phố Thanh Hóa, Nga Sơn. - Đá ốp lát có trữ lượng 2 – 3 tỉ m3, chất lượng tốt, màu sắc và độ bền 0,25đ cao, đá vôi làm xi măng có trữ lượng 370 triệu tấn. Đất Sét làm gạch ngói có trữ lượng khoảng 20 triệu m3. Cát thủy tinh có trữ lượng 547.000 tấn. Câu 4: 1. Địa hình nước ta chia thành 3 khu vực: (3,0 *Khu vực đồi núi: điểm): - Đồi núi nước ta có độ cao, độ dốc va hình dạng khác nhau tùy theo 0,25đ tính chất nham thạch cũng như cường độ hoạt động địa chất và chịu sự tác động của các yếu tố ngoại lực, được chia thành các vùng núi khác nhau: - Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông 0,25đ Hồng từ dãy Con Voi đến bờ biển Quảng Ninh. Vùng núi này nổi bật với những cánh cung lớn và vùngđồi phát triển rộng. Các cánh cung mở rộng về phía Bắc đầu chụm lại ở Tam Đảo. Địa hình cacxtơ khá phổ biến tạo nên các cảnh đẹp hùng vĩ như Ba Bể, vịnh Hạ Long. - Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả là những dải 0,25đ núi cao hùng vĩ, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và
- kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng còn có những đồng bằng nhỏ nằm giữa núi : Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ - Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch 0,25đ Mã dài khoảng 600km chạy theo hướng TB – ĐN là vùng núi thấp có 2 sườn không đối xứng , sườn Đông hẹp và dốc có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ - Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi và cao nguyên bazan hùng vĩ, xếp thành từng tầng với độ cao 400m, 800m, 0,25đ 1000m điển hình là các cao nguyên Kon Tum, Playku, Đăklăk, Di Linh. Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi Trung du Bắc bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ *Khu vực Đồng Bằng Đồng bằng phù sa châu thổ hạ lưu các sông lớn gồm: + Đồng bằng sông Cửu Long diện tích khoảng 40.000km 2,do phù sa 0,25đ của sông Mê Kông bồi đắp, có nhiều vùng trũng rộng lớn như Đồng Tháp Mười,khu tứ giác Long Xuyên. Diện tích đấtmặn, đất phèn lớn. Đây là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta. + Đồng bằng sông Hồng với diện tích 15.000km2 do phù sa sông 0,25đ Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Đất có các ô trũng thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 – 7m, đất trong đê không còn bồi đắp tự nhiên nữa. Đây là vùng trọng điểm lúa lớn thứ 2 cả nước. + Đồng bằng duyên hải Trung Bộ dài, hẹp, kém phì nhiêu, chia 0,25đ thành nhiều đồng bằng nhỏ, tổng diện tích khoảng 15.000km2, lớn nhất là đồng bằng Thanh Hóa. * Địa hình bờ biển: - Đường bờ biển dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên được chia 0,25đ thành nhiều đoạn khác nhau. Bờ biển các vùng chân núi hải đảo khúc khủy có nhiều vũng vịnh sâu, kín gió thuận lợi cho. - Bờ biển ở các đồng bằng châu thổ có nhiều bãi bùn, bãi triều, rừng 0,25đ ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản và khai thác muối. 2. Địa hình ảnh hưởngđến nhiệt độ khí hậu: - Tác động trực tiếp: Thể hiện qua ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa 0,25đ hình, cứ lên cao khoảng 100m thì nhiệt độ giảm 0,60c nên những vùng núi cao ở nước ta có nhiệtđộ thấp hơn so với nhiệt độ trung bình của cả nước. - Tác động gián tiếp: Thông qua hướng các dãy núi – hướng vòng 0,25đ cung tạo điều kiện đón gió mùa Đông Bắc, Hướng đông bắc – tây
- nam ngăn gió mùa Đông Bắc đón gió mùa Tây Nam Câu 5: 1. Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: (4,0 * Tính chất nhiệt đới: Bầu trời nhiệt đới quanh năm chan hòa ánh điểm) nắng đã cung cấp cho nước ta lượng bức xạ Mặt trời rất lớn 1 triệu 0,5đ kilôkalo/m2, số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ/ năm. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 21 0C trên cả nước và tăng đần từ Bắc vào Nam. * Tính chất gió mùa: Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió: Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc hoạt động mạnh 0,5đ từ tháng 11 – 4 và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam, hoạt động mạnh từ tháng 5 – 10, làm cho thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. * Tính chất ẩm: Gió mùa mang đến cho nước ta độ ẩm không khí rất cao (trên 80%), lượng mưa lớn trung bình từ 1500- 2000mm. các 0,5đ vùng mưa lớn như Hoàng Liên Sơn, Hòn Ba, Huế (2500mm – 4000mm), các vùng ít mưa như Bình Thuận (500mm – 600mm). *Khí hậu nước ta có đặc điểm đó là vì: - Nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới, trong khu vực gió mùa 0,25đ Đông Nam Á -> khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa - 3 mặt giáp biển. Mặt khác lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài trên nhiều 0,25đ vĩ độ nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng cường độ ẩm. 2. *Đặc điểm khí hậu Thanh Hóa: - Thanh hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ầm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 – 24 0c ở vùng 0,5đ đồng bằng, giảm dần khi lên vùng núi. Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1800mm, mưa tập trung theo mùa, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. - Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mưa, mùa lạnh trùng 0,5đ với mùa khô. Đặc biệt là các hiện tượng thời tiết như bão,lũ, áp thấp nhiệt đới, gió tây khô nóng, hạn hán ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của con người. *Khí hậu mang đến những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa: + Thuận lợi: - Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm, có nhiều loại thực vật, 0,25đ động vật cùng sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, phong phú.Rừng
- nhiệt đới rậm rạp, có nhiều kiểu loại sinh thái phân bố rộng khắp từ rừng ngập mặn ven biển đến rừng ôn đới núi cao. - Nền nông nghiệp nhiệt đới có khả năng tăng vụ, xen canh, đa canh 0,25đ thuận lợi.Sinh vật nhiệt đới đa dạng có thể xen canh, gối vụ, xây dựng các trang trại lớn theo mô hình VAC, VACR. + Khó khăn: - Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường hay sảy ra thiên tai bão, lũ, hạn hán, gió tây khô nóng ở vùng đồng bằng; sói mòn, lở đất, lũ quét, hạn 0,25đ hán, gió tây khô nóng ở vùng núi. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa thường gây ra các dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi như: Bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn, tai xanh, H5N1, lở 0,25đ mồm long móng Câu 6: * Vẽ biểu đồ cột, đúng, khoa học, chính xác, đẹp có đầy đủ số liệu, 2,0đ (4,0 tên biểu đồ (Nếu thiếu một trong các ý trên trừ mỗi ý 0,25đ) điểm) * Nhận xét: Tỷ lệ dân cư biết chữ của một số quốc gia thuộc châu Á – Thái 0,5đ Bình Dương là không đồng đều, trong đó: - Xingapo và Việt Nam là 2 quốc gia có tỷ lệ dân cư biết chữ từ 15 0,75đ tuổi trở lên cao đạt trên 90%, còn Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ dân cư biết chữ từ 15 tuổi trở lên chỉ chiếm có 52,5%. - Các quốc gia Malaixia, Inđônêxia, Trung Quốc quốc gia có tỷ lệ dân 0,75đ cư biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt trên 80%.