Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Sinh học - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 4190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Sinh học - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_lop_11_li.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Sinh học - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG Đề chính thức NĂM HỌC 2019 - 2020 Gồm có 02 trang MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi 27/10/2019 Họ tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: (2 điểm) a. Nêu các liên kết có trong các bậc cấu trúc ở phân tử protein. b. Khi một axitamin trong cấu trúc bậc 1 bị thay đổi bởi 1 axitamin khác thì các cấu trúc bậc cao hơn có bị thay đổi không? Giải thích. Câu 2:(2điểm) Tế bào gan của người uống rượu nhiều và người ít uống rượu có sự thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 3:(2 điểm) So sánh quá trình quang hợp sinh vật nhân thực và vi khuẩn. Quang hợp ở đâu hiệu quả hơn tại sao? Câu 4:(2 điểm) Tách 1 tế bào đang nuôi cấy sang một môi trường mới. Tế bào nguyên phân liên tiếp, sau 13 giờ 7 phút, các tế bào đã sử dụng của môi trường nguyên liệu của môi trường tương đương 720 NST đơn và lúc này quan sát thấy các NST đang ở trạng thái xoắn cực đại. a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết thời gian các kì của quá trình phân bào là 3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kì tế bào, trong đó kì đầu chiếm 27 phút. b. Sau 16 giờ 40 phút thì quá trình phân chia trên đang ở thế hệ thứ mấy ? Tổng số NST trong các tế bào ở thời điểm này là bao nhiêu? Câu 5:(2 điểm) Quá trình cố định nitơ cần có điều kiện gì? Các sinh vật đã thích nghi như thế nào để cố định nitơ? Câu 6:(2điểm) a. Nếu các đặc điểm của rễ thích nghi với quá trình hút nước, ion khoáng. b. Ở cây con khi trời mưa làm đất bị đóng váng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hút nước và ion khoáng? Câu 7:(2điểm) Hoàn thành bảng sau: Các đặc điểm Thực vật C3 Thực Vật C4 Thực vật cam
  2. Chất nhận CO2 đầu tiên, Sản phẩm đầu tiên Enzim cacboxyl hóa Thời gian cố định CO2 Hô hấp sáng Ức chế quang hợp bởi O2 Hiệu ứng nhiệt độ cao lên quang hợp( 300C – 400C) Điểm bù CO2 Năng suất quang hợp Sự thoát hơi nước Câu 8: (2điểm) a. Nêu cấu tạo và cơ chế hoạt động cơ quan hô hấp của chim (phổi). b. Tại sao áp suất trong khoang màng phổi ở người luôn là áp suất âm? Câu 9:(2điểm) Quan sát hình dưới đây cho biết. a. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? b. Trình bày cách tiến hành. c. Giải thích thí nghiệm, hiện tượng xảy ra và kết luận. Câu 10:(2điểm) a. Làm thế nào để nòng nọc không biến thành ếch và biến thành ếch nhỏ xíu? b. Tại sao phải cung cấp đủ lipit trong khẩu phần ăn của trẻ em? Hết
  3. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG MÔN: SINH HỌC Đáp án chính thức Thời gian làm bài: 180 phút Gồm có 4 trang Câu Nội dung chấm Điểm Câu 1 a. -Cấu trúc bậc 1: + liên kế peptit. 0,25 -Cấu trúc bậc 2: + Liên kết peptit, Liên kết hidro trong xoăn α và gấp nếp β. 0,25 -Cấu trúc bậc 3: Liên kết peptit, disunphua, hidro 0,25 -Cấu trúc bậc 4: Liên kết peptit, disunphua, hidro, van de van 0,25 b. - Không: Nếu axitamin thay thế không làm thay đổi số lượng,vị trí các liên kết yếu trong 0,5 cấu trúc bậc 2,3,4 của phân tử protein. - Có: Nếu axitamin thay thế làm thay đổi số lượng vị trí của các liên kết yếu trong các 0,5 cấu trúc bậc 2,3,4 của phân tử protein Câu 2: - Có sự thay đổi ở bào quan mạng lưới nội chất trơn + Người uống rượu nhiều mạng lưới nội chất trơn phát triển, sản xuất nhiều enzim phân 1,0 giải rượu hạn chế sự tác động của rượu. + Người uống rượu ít mạng lưới nội chất trơn không phát triển bằng, do không cần 1,0 nhiều enzim phân giải rượu. Câu 3: Giống nhau: 0,5 - Đều chuyển quang năng thành hóa năng. - Đều có 2 pha: pha sáng, pha tối. - Đều sử dụng sắc tố quang hợp để thu năng lượng ánh sáng. Khác nhau: QH ở thực vật QH ở vi khuẩn 1,0 - Sắc tố QH diệp luc a,b, carotenoit Diệp lục a, Khuẩn diệp lục - - Chất cho e là H2O - H2O, H2, H2S, chất hữu cơ CO2, Chất hữu cơ. Nguồn C: CO2 Có hoặc không - Thải O2 - Ở màng sinh chất - Pha sáng diễn ra ở màng tilacoit - tế báo chất - Pha tối diễn ra ở chất nền ti thể - QH ở thực vật hiệu quả hơn vì: Quá trình quang hợp đã được thực hiện trong một bào quan chuyên trách, tách biệt với 0,5 tế bào chất giúp QH diễn ra thuận lợi hơn. ( ghi chú học sinh tra lờiđúng 1ýơ phần so sánh cho 0,25 điểm) Câu 4: a. Do tỉ lệ các kì là: 3:2:2:3 và kì đầu là 27 phút: 1,0đ Suy ra: Kì giưa: 27*2/3=18 phút Kì sau: 18 phút. Kỳ cuối: 27 phút Ta có: kì đầu + kì giữa + kì sau + kì cuối = 9/19 chu kì tế bào. Suy ra chu kì tế bào = 190 phút và kì trung gian là 100phút. - Tại thời điểm 13 giờ 7 phút các NST xoắn cực đại tức là tế bào đang ở kỳ giữa, suy ra tế bào đã trải qua 127 phút. Ta có: 13*60 +7 = 127+(k *190) + x
  4. ( k số lần phân bào, x thời gian để kết thúc chu kì tiếp theo) giải ta được k=3, x =90 phút. Suy ra tế bao tách ra khi đã qua kỳ trung gian và cần 90 phút nữa kết thúc chu kì. vậy ở 13 giờ 7 phút tế bào đã hoàn thành 4 lần phân bào và đang ở kì giữa của lần phân bào số 5 2n (24 -1) = 720 NST đơn = 360 NST kép 2n =24 b. Tại 16 giờ 40 phút =1000 phút. Số tế bào = 1+(1000-90)/190 = 5 chu kì + 150 phút 1,0đ vậy tế bào đang ở kì sau của thế hệ thứ 6 tổng số NST là: 24 *2*25 = 1536 NST đơn. Câu 5 - Quá trình cố định nitơ cần + Nặng lượng ATP. 0,25 + Chất khử mạnh 0,25 + enzim nitrogenaza 0,25 + Môi trường yếm khí 0,25 - Các sinh vật thích nghi để cố định nitơ 1,0đ * Vi khuẩn lam: - Cố định nito ở tế bào dị hình nơi chỉ thực hiện quá trinh photphoryl hóa vòng không tạo oxi. * Vi khuẩn tự do: Thực hiện hô hấp hiếu khí trên màng sinh chất, và sử dụng enzim hydrogennaza trên mang để chuyền oxi còn lai thành nước tạo môi trường yếm khí. * Vi khuẩn nốt sần cây họ đậu: Nốt sần tạo ra lớp vỏ bao quanh tế bào vi khuẩn, cung cấp oxi liên kết với leghemglobin mà không có oxi tự do. ( học sinh trình bày được 2 trong 3 vi sinh vật cho điểm tốiđa) Câu 6 a. Đặc điểm thích nghi của rễ - Rễ cây phân nhánh và phát triển nhanh (đặc biệt là miền lông hút) ăn sâu vào trong đất 0,25 tạo ra tổng diện tích tiếp xúc lớn. - Tế bào lông hút thích nghi cao độ với chức năng hút nước, ion khoáng: 0,75 + Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin. + Chỉ có một không bao trung tâm lớn. + Hô hấp mạnh, tạo áp suất thẩm thấu lớn. b. - Làm nồng độ oxi trong đất thấp dẫn tới ức chế hô hấp hiếu khí: 1,0 + Làm giảm áp suất thẩm thấu của lông hút. + Không cung cấp đủ ATP cho hút khoáng chủ động. + Tạo ra ít CO2 cho hút bám. + Làm tế bào lông hút chết nhiều. Câu 7 Các đặc điểm Thực vật C3 Thực Vật C4 Thực vật cam Chất nhận CO2 đầu tiên, RiDP PEP PEP Sản phẩm đầu tiên APG AOA AOA AM Enzim cacboxyl hóa RiDP cacboxylaza PEP cacboxylaza, PEP cacboxylaza, RiDP cacboxylaza RiDP cacboxylaza Thời gian cố định CO2 Ngoài sáng Ngoài sáng Trong tối Hô hấp sáng Có Không Không Ức chế quang hợp bơi O2 Có Không Không Hiêu ứng nhiệt độ cao lên quang Kìm hãm Kích thích Kích thích hợp( 300C – 400C)
  5. Điểm bù CO2 Cao Thấp Thấp Năng suất quang hợp Trung bình Cao Thấp Sự thoát hơi nước Cao Trung bình Rất thấp ( mỗi ý cho 0,25 điểm) Câu 8 a. Cấu tạo - Các ống khí nằm dọc phổi, các mao mạch bao quanh ống khí. 0,25 - Phổi được nối với túi khí trước và túi khí sau. 0,25 Cơ chế hoạt động -Khi hít vào: Các túi khí giãn ra, khí giàu O2 đi vào túi khí sau và vào phổi. Khí 0,25 giàu CO2 đi vào túi khí trước. - Khi thở ra: Các túi khí co lại khí giàu O2 đi từ túi khí sau vào phổi, khí giàu 0,25 CO2 đi từ túi khí trước theo ống ra ngoài b. - Khoang màng phổi có áp suất âm là do: + Phổi có tính đàn hồi luôn có xu hướng co lại làm thể tích phổi luôn có xu 0,5 hướng nhỏ hơn thể tích lồng ngực. + phổi co dẫn tới lá tạng co theo, lá thành lót trong lồng ngực không co theo. 0,25 + Khoang màng phổi có luôn có xu hướng rộng ra tạo nên áp suất âm trong 0,25 khoang nhờ đó phổi thay đổi thể tích để trao đổi khí. Câu 9 a. 0,5 Thí nghiệm trên C/m hô hấp thải CO2. b. 1,0 - Cho 50g hạt đang nẩy mần vào bình thủy tinh. - Nút chặt bình băng nút cao su đã gắn ống thủy tinh chữ U và phễu. - Một đầu ống chữ U đưa vào ống nghiệm có chứa nước vôi trong. - Để khoảng 2 giờ rót nước từ từ qua phễu vào bình chứa hạt. c. 0,5 - Hạt đang nẩy mầm hô hấp rất mạnh tạo CO2 tích lũy trong bính. - CO2 năng hơn không khí nên không khuếch tán ra ngoài. - khi rót nước vào, nước đẩy khí đi qua ống chữ U vào ống nghiệm chứa nước vôi trong chuyển thành đục chứng tỏ hô hấp thải CO2. Câu a. 10 - Để nòng nọc không biến thành ếch ta tiến hành phá hủy tuyến giáp, làm 0,5 hoocmon tizoxin không được tiết ra. - Để nòng nọc biến thành ếch nhỏ xíu ta cho thêm tizoxin vào môi trường nước 0,5 nuôi nòng nọc. b. - Lipit là thành phần tạo bao mielin ở sợi trục thần kinh. 0,25 - Nếu thiếu lipit dẫn tới quá trình mielin hóa bị hạn chế từ đó tốc độ truyền 0,5 xung thần kinh bị chậm, hoạt động thần kinh kém. - việc cung cấp đầy đủ lipit và các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn của 0,25 trẻ em là rất quan trọng.