Đề thi khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 5681
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bắc Sơn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BỈM SƠN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS BẮC SƠN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Bao giờ cho tới mùa thu Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm Bao giờ cho tới tháng năm Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao Quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm Bờ ao đom đóm chập chờn Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng (Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” - Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010) Câu 1:( 0,5đ ) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Câu 2:( 1,0đ ) Xác định 2 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên? Câu 3: ( 1,5đ ) Cảm nhận của em vềnội dung chính của đoạn thơ ? II. TẬP LẬP VĂN (7,0 điểm) Câu 1:(3,0 điểm) Từ hai câu thơ : “ Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử. Câu 2:(4,0 điểm) Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 8 Phần I ĐỌC HIỂU:( 2,5 điểm ) Câu 1:(0,5đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm. Câu 2:(1,0đ) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ: bao giờ cho tới ), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm). Câu 3:(1,5đ) Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0đ) *Giải thích:(0,5đ) - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy, nói về tình yêu và lòng biết ơn của con dành cho mẹ. - Hai câu thơ: Khẳng định công ơn to lớn của mẹ: Nuôi nấng, chăm sóc con bằng những điều tốt đẹp, tinh túy nhất “Sữa nuôi phần xác”; Dạy dỗ con về đạo lí làm người ngay từ thuở lọt lòng, cho con biết những điều hay lẽ phải, nuôi dưỡng tâm hồn con: “Mẹ ru cái lẽ ở đời” “hát nuôi phần hồn”. => Hai câu thơ ngắn gọn, vẻn vẹn 14 chữ nhưng đã nói lên tất cả lòng biết ơn của con dành cho mẹ. Đó là một biểu hiện cao quý của tình mẫu tử. * Phân tích, bàn luận (2,0đ) 1. Tại sao phải yêu thương, biết ơn mẹ?(0,75đ) - Mẹ là người gắn bó với ta nhất từ khi ta còn là một giọt máu lớn lên từ trong lòng mẹ. Công đức sinh thành của mẹ với chín chữ cù lao không thể đong đếm hết. - Mẹ luôn hi sinh, yêu thương, làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Để con trưởng thành, lớn khôn, mẹ đã vất vả rất nhiều. - Dù sóng gió cuộc đời có khắc nghiệt như thế nào, vòng tay mẹ vẫn luôn đón con trở về sau bao vấp ngã. Có mẹ là có hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời. Ngôi nhà có mẹ là ngôi nhà có tất cả yêu thương. - Biết ơn mẹ để tự hứa làm những điều xứng đáng với tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc, hi
  3. sinh của mẹ. 2. Yêu thương, biết ơn mẹ, chúng ta cần làm gì?(0,75đ) - Vâng lời mẹ, không có hành động sai trái, cãi lời làm cho mẹ buồn, lo lắng. - Luôn quan tâm, chăm sóc mẹ từ những điều nhỏ nhất. Tình yêu thiết thực nhất là thể hiện bằng hành động, luôn miệng nói “con yêu mẹ” mà không chứng minh được thì chỉ là nói suông. Đơn giản như một cốc nước khi mẹ mệt cũng đủ cho mẹ cảm thấy ấm lòng, hạnh phúc. - Thấu hiểu những hi sinh của mẹ dành cho con. Con có thể không nói ra nhưng con biết ơn những gì mẹ làm cho con, con phải học tập tốt để mẹ không buồn lòng. - Con trở thành người có ích cho xã hội là thành công lớn nhất trong cuộc đời mẹ. Mẹ không cần con làm điều gì cho mẹ, mẹ chỉ cần con sống tốt, nhân cách tốt. - Khi mẹ cha ốm yếu, khi tuổi già đến, con chăm sóc, nâng niu. “Trẻ cậy cha, già cậy con”, chăm sóc yêu thương mẹ với tất cả tình yêu thương như mẹ đã làm với ta trong cả cuộc đời. 3. Mở rộng: ( 0,5điểm ) - Ngoài tình yêu thương, biết ơn mẹ, chúng ta còn phải dành tình cảm đó cho cha, cho những người thân trong gia đình và mọi người. - Phê phán những kẻ bất hiếu. * Bài học & liên hệ bản thân.(0,5đ) - Yêu thương, trân trọng và biết ơn cha mẹ, em cần có những hành động cụ thể, tích cực và bắt đầu ngay từ hôm nay. Câu 2: (4,0đ) *Mở bài: (0,5đ) - Khái quát vài nét tiêu biểu về cuộc đời và tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh - Khái quát về bài thơ “Đi đường”: khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả. *Thân bài: (3,0đ) Câu 1 - “Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan”: Có đi đường mới biết đường khó đi: Đây không phải sự miêu tả con đường đơn thuần mà nhằm gợi lên những suy ngẫm sâu sắc - Điệp từ “tẩu lộ” nhấn mạnh việc đi đường rất gian khổ, chỉ có người từng trải mới cảm nhận được hết sự vất vả đó ⇒ Đó chính là ẩn dụ chỉ con đường Cách mạng, con đường đầy gian nan thử thách
  4. Câu 2 - Câu thơ khắc họa rõ nét những khó khăn gian khổ, những chông gai mà người tù phải trải qua “trùng san chi ngoại hựu trùng san” - Câu thơ mang nghĩa có rất nhiều núi cao, hết núi cao này lại đến núi cao khác, khó khăn không giảm, không ngớt - “hựu trùng san”: khẳng định khó khăn không những không giảm đi mà còn có sự tăng cấp ⇒ Điệp từ “trùng san” cộng thêm từ “hựu” càng làm tăng thêm sự gian truân, khó nhọc, hiện lên trước mắt người đọc những ngọn núi cao trọc trời Câu 3 - “Trùng san đăng đáo cao phong hậu”: Diễn tả hoàn cảnh vượt mọi hoàn cảnh khó khăn gian khổ để “lên đến tận cùng”: Mọi gian khổ rồi sẽ kết thúc, mọi khó khăn sẽ lùi về sau - Thấy rõ tứ thơ cổ điển “đăng cao” cùng phong hái ung dung chiếm lĩnh cảnh vật, hòa mình vào vũ trụ bao la, rộng lớn - Con người như sánh ngang với thiên nhiên vũ trụ, ung dung giữa trời đất, ta không thấy ở đó bóng dáng của một người tù đang bị giam cầm trong thực tại mà chỉ thấy một tâm hồn tự do chiếm lĩnh ⇒ Có trải qua gian khổ thì mới tới đích, càng gian khổ thì càng gần tới đích hơn Câu 4 - “Vạn lí dư đồ cố miện gian”: Lúc này người đi đường như một du khách ung dung say sưa ngắm nhìn lại khung cảnh thiên nhiên bao la, ngắm lại những gì mình đã trải qua => Con người làm chủ thiên nhiên, đất trời ⇒ Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công *Kết bài.(0,5đ) - Khái quát những nét chủ yếu về giá trị nội dung và nghệ thuật làm nên thành công của văn bản - Tài năng và khí chất của chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ học tập và noi theo.