Đề thi khảo sát chất lượng học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_ma.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Bắc Kiến Xương (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT BẮC KIẾN XƯƠNG NĂM HỌC 2018-2019 Ngày kiểm tra: Môn: SINH HỌC 10 (Đề có 4 trang, 40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài: 50 phút. Mã đề: 101 Họ, tên thí sinh Số báo danh Câu 81: Điều hòa hoạt động gen là: A. điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra B. điều hòa quá trình nhân đôi ADN C. điều hòa hoạt động của quá trình dịch mã D. điều hòa quá trình phân chia tế bào Câu 82: Hóa chất 5BU (5-Bromuraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X . Quá trình thay thế lần lượt theo sơ đồ: A. A-T → T-5BU→ X-5BU→ G-X B. A-T → X-5BU→ G-5BU→ G-X C. A-T → G-5BU→ X-5BU→ G-X D. A-T → A-5BU→ G-5BU→ G-X Câu 83: Trong cơ chế điều hòa hoạt động các gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây chỉ diễn ra khi môi trường không có lactôzơ? A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình không gian ba chiều của nó C. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã D. Các phân tử mARN của các gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các emzim phân giải đường lactôzơ Câu 84: Các dạng đột biến điểm gồm: A. Mất đoạn ADN B. Mất hoặc thêm một vài cặp nuclêôtít C. Thay thế một vài cặp nuclêôtít D. Mất hoặc thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtít Câu 85: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc: A. Bán bảo toàn B. Bổ sung và bảo toàn C. Bổ sung D. NTBS, bán bảo toàn Câu 86: Các đơn phân của phân tử ADN khác nhau với đơn phân của ARN ở thành phần nào? A. Bazơnitơ, Axit H3PO4 và Đường B. Bazơnitơ, Axit H3PO4 C. Bazơnitơ, Đường D. Đường, Axit H3PO4 Câu 87: Gen B có chiều dài 0,51µm và tỷ lệ A/G = 3/7. Gen B bị đột biến tạo alen b có kích thước không đổi và có 4051 liên kết hidro. Khi tế bào có kiểu gen Bb bước vào nguyên phân, ở kỳ giữa, tổng số nucleotit từng loại trong các gen B và b là: A. G = X = 2010; A = T = 900 B. G = X = 4202; A = T = 1798 C. G = X = 2101; A = T = 999 D. G = X = 1798; A = T = 4202 Câu 88: Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Có 61 bộ ba mã hóa axit amin B. Bộ ba mở đầu chỉ ở sinh vật nhân thực là AUG C. Mã di truyền có tính thoái hoá D. Mã di truyền có tính phổ biến Câu 89: Điều không đúng khi nói về đột biến gen: A. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau B. Các đột biến gen khi phát sinh đều được thể hiện thành kiểu hình C. Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi ADN D. Đột biến điểm là đột biến gen Câu 90: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là : A. Có cấu trúc một mạch B. Có liên kết hiđrô giữa các nuclêôtit C. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân D. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân Câu 91: Chức năng của ADN là : A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào Trang 1/4 - Mã đề thi 101
  2. C. Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền D. Trực tiếp ra tế bào chất để tổng hợp Prôtêin Câu 92: Bản chất của mối quan hệ ADN – ARN – Prôtêin là: A. Trình tự các ribônuclêôtit trình tự các nuclêôtit trình tự các axit amin B. Trình tự các nuclêôtit mạch bổ sung trình tự các ribônuclêôtit trình tự các axit amin C. Trình tự các cặp nuclêôtit trên ADN trình tự các ribônuclêôtit trên mARN trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipéptít D. Trình tự các bộ ba mã sao trình tự các bộ ba mã gốc trình tự các axit amin Câu 93: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối là: A. ADN giraza B. ADN pôlimeraza C. hêlicaza D. ADN ligaza Câu 94: Thế nào là mARN trưởng thành? A. mARN vừa được tổng hợp xong B. mARN đã cắt bỏ hết các đoạn Intron C. ARN tham gia quá trình dịch mã D. Phân tử mARN đã lớn hết cỡ Câu 95: Một gen có khối lượng 540000 đvC và có 2320 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng : A. A = T = 520, G = X = 380 B. A = T = 380, G = X = 520 C. A = T = 540, G = X = 360 D. A = T = 360, G = X = 540 Câu 96: Một tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 46) tiến hành giảm phân bình thường. Số NST và trạng thái của NST ở kì sau I là: A. 46 NST kép B. 92 NST kép C. 46 NST đơn D. 92 NST đơn Câu 97: Chức năng của gen điều hoà là: A. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc B. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc C. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra D. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc Câu 98: Nuclêôtit loại T là đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào sau đây? A. Prôtêin B. ADN C. rARN D. mARN Câu 99: Một gen cấu trúc có chiều dài 2550 A0 và 1950 liên kết H. Một đột biến làm chiều dài gen không thay đổi, gen đột biến có tỷ lệ A/G xấp xỉ 66,3%. Đột biến gen thuộc dạng nào? A. Mất 1 cặp G-X B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T C. Thêm 1 cặp A-T D. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X Câu 100: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào? A. Nhân đôi nhiễm sắc thể B. Tổng hợp chuỗi pôlipép tít C. Nhân đôi ADN D. Tổng hợp ARN Câu 101: Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: A. (1) và (4) B. (2) và (3) C. (2) và (4) D. (3) và (4) Câu 102: Dịch mã là: A. Quá trình tổng hợp prôtêin B. Quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể C. Quá trình nhân đôi ADN D. Quá trình tổng hợp mARN Câu 103: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là: A. Bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN B. Tháo xoắn phân tử ADN C. Nối các đoạn Okazaki với nhau D. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo NTBS với mỗi mạch khuôn của ADN Câu 104: Vi sinh vật khuyết dưỡng là: A. Vi sinh vật tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng B. Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng C. Vi sinh vật ức chế sự hoạt động của vi sinh vật khác Trang 2/4 - Mã đề thi 101
  3. D. Những vi sinh vật có hại Câu 105: Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn nhanh nhất ở pha nào? A. Pha cân bằng B. Pha tiềm phát C. Pha suy vong D. Pha lũy thừa Câu 106: Khi nói về vi sinh vật, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? 1. Vi sinh vật là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhín rõ chúng dưới kính hiển vi 2. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào 3. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau 4. Vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 107: Nếu có 1 tế bào sinh dục đực sơ khai của 1 loài sinh vật (có bộ NST lưỡng bội 2n) nguyên phân x lần ở vùng sinh sản để trở thành các tế bào sinh giao tử, các tế bào sinh giao tử tham gia giảm phân để tạo ra các giao tử. Kết luận nào sau đây đúng: A. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 2x, môi trường tế bào cung cấp số NST cho vùng sinh sản là (2x – 1).2n NST B. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 2x. 2n, mỗi giao tử có số lượng nhiễm sắc thể là n C. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 2x, số giao tử tạo ra bằng số tế bào sinh giao tử D. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 2nx, môi trường cung cấp cho vùng sinh sản là 2n NST Câu 108: Hạt virút thường có các dạng cấu trúc là: A. Xoắn kép, khối và hỗn hợp B. Thẳng, trần và khối C. Thẳng, khối và hỗn hợp D. Xoắn, khối và hỗn hợp Câu 109: Cho một số nhận định sau: 1. Nguyên phân xảy ra ở hợp tử 2. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dục sơ khai 3. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng 4. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực 5. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín 6. Nguyên phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp Các nhận định đúng về nguyên phân gồm: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 2, 3, 4, 6 D. 3, 4, 5, 6 Câu 110: Ở Lúa 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của lúa nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kỳ giữa lần phân bào thứ 5, trong tất cả các tế bào con có: A. 640 cromatit B. 320 cromatit C. 384 NST kép D. 320 NST kép Câu 111: Các biện pháp phòng ngừa HIV gồm: A. Chỉ cần sống chung thủy một vợ một chồng B. Sử dụng vắc xin hữu hiệu C. Thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh y tế, loại trừ tệ nạn xã hội D. Không tiêm chích ma túy Câu 112: Nếu có 1 tế bào sinh dục đực sơ khai của gà (có bộ NST lưỡng bội 2n = 78) nguyên phân bình thường 3 lần ở vùng sinh sản để trở thành các tế bào sinh giao tử, các tế bào sinh giao tử tham gia giảm phân bình thường để tạo ra các giao tử. Kết luận nào sau đây đúng: A. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 8 tế bào, môi trường cung cấp cho vùng sinh sản là 78 NST B. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 8 tế bào, số giao tử tạo là 16 giao tử mang NST X và 16 giao tử mang NST Y C. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 8 tế bào, số giao tử tạo ra là 32 giao tử mang nhiễm sắc thể X D. Số tế bào sinh giao tử tạo ra là 23. 2n, mỗi giao tử có số lượng nhiễm sắc thể là 39 Câu 113: Một gen ở sinh vật nhân thực có 200 nuclêôtit loại A, 400 nuclêôtit loại G. Tổng số liên kết hiđrô của gen là A. 1400 B. 1600 C. 1200 D. 600 Câu 114: Ý nghĩa của quá trình giảm phân là: A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh. B. Giảm bộ NST trong tế bào. C. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể. D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới. Trang 3/4 - Mã đề thi 101
  4. Câu 115: Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác? A. Ở sinh vật nhân chuẩn, axitamin mở đầu cho chuỗi pôlypeptit là mêtiônin B. Đơn phân cấu trúc của ADN là A, T, G, X. C. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5/ → 3/ D. Ở sinh vật nhân sơ, sau phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron Câu 116: Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin, đó là đặc tính nào của mã di truyền? A. Tính phổ biến B. Tính liên tục C. Tính thoái hóa D. Tính đặc hiệu Câu 117: Một gen có chiều dài 5100Å, có A= 20%, mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại A= 345 Nucleotit. Nếu mạch 1 là mạch gốc và gen phiên mã 5 lần thì số Nuclêôtit loại uraxin(U) do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình phiên mã là : A. U=1380 B. U=1200 C. U=1275 D. U=1380 Câu 118: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của: A. mạch mã hoá B. tARN C. mạch mã gốc D. mARN Câu 119: Một gen có 120 chu kì xoắn và có 3100 liên kết hiđrô. Gen này tự nhân đôi 3 lần tạo thành các gen con. Số lượng từng loại nu môi trường cung cấp cho quá trình trên là: A. A = T = 3500; G = X = 4900 B. A = T = 1500; G = X = 2100 C. A = T = 500; G = X = 700 D. A = T = 1000; G = X = 1400 Câu 120: Phân tử có cấu trúc một mạch và có 3 thùy tròn, một thùy có bộ ba đối mã là: A. ADN B. rARN C. mARN D. tARN HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 101