Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tiến Lộc

doc 3 trang thaodu 6310
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tiến Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_sinh_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Tiến Lộc

  1. PHÒNG GD & ĐT HẬU LỘC KỲ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THCS TIẾN LỘC HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH - LỚP 9 MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2018 - 2019 THỜI GIAN: 150 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) ( Đề thi gồm 2 trang) Câu 1. (1,75 điểm) a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nào? b. Tại sao nói phân tử prôtêin cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử prôtêin? Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy? Câu 2. (1,25 điểm) Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào. a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên? b. Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân chia được nữa hay không? Tại sao? Câu 3: (4,0 điểm) 1. Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120,150/180. Em hiểu điều đó như thế nào? tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn? 2. Lấy máu của 4 người: Dũng, Thảo, Thủy, Mai mỗi người là một nhóm máu khác nhau. Rồi tách ra thành các phần riêng biệt (huyết tương và hồng cầu riêng). Sau đó cho hồng cầu trộn lẫn với huyết tương, thu được kết quả như sau: Huyết tương Dũng Thảo Thủy Mai Hồng cầu Dũng - - - - Thảo + - + + Thủy + - - + Mai + - + - Dấu(+) là phản ứng dương tính, hồng cầu bị ngưng kết; dấu(-) là phản ứng âm tính, hồng cầu không bị ngưng kết. Hãy xác định nhóm máu của 4 người trên. Câu 4: (1,25 điểm) Một gen dài 0,221µm tái bản một số lần đã cần môi trường nội bào cung cấp 9100 nuclêôtit tự do các loại, trong đó có 3640 nuclêôtit tự do loại G. a. Tế bào chứa gen trên đã nguyên phân bao nhiêu lần? b. Tính số nuclêôtit mỗi loại chứa trong gen ban đầu ? Câu 5: (1,75 điểm) Khi nghiên cứu về bệnh tiểu đường, người ta lập được phả hệ của một gia định qua bốn thế hệ như sau: 1
  2. a. Bệnh tiểu đường do gen trội (A) hay gen lặn (a) quy định? Vì sao? b. Sự di truyền của bệnh tiểu đường có liên quan với giới tính hay không? Tại sao? c. Những người nào trong phả hệ được xác định kiểu gen một cách chắc chắn và kiểu gen của những người đó là gì? d. Con của cặp bố mẹ III1 và III2 sẽ bị mắc bệnh với xác suất bao nhiêu (%)? Câu 6: (2,0 điểm) a. Khi nghiên cứu về chức năng của tủy sống trên một con ếch tủy, một bạn học sinh vô tình đã làm đứt một số rễ tủy, bằng cách nào em có thể phát hiện được rễ nào còn, rễ nào bị đứt. Hãy giải thích. b.Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Câu 7: (2,0 điểm) a. Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? b. Độ đa dạng và độ nhiều của quần xã phân biệt nhau như thế nào? Quan hệ với nhau như thế nào? Câu 8: (2,0 điểm). Trong một quần xã sinh vật có các loài sau: thỏ, cây cỏ, hổ, cây gỗ, hươu, sâu ăn lá cây, bọ ngựa, vi sinh vật phân giải, cáo. a. Hãy sắp xếp các loài vào các mối quan hệ sinh thái có thể có? b. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn của hệ sinh thái với các loài trên? c. Sắp xếp các loài trên theo từng thành phần của hệ sinh thái? Câu 9: (2,0 điểm) Khi ô xi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn cơ thể đã sử dụng hết 595,2 lít ô xi. Biết tỉ lệ các loại thức ăn là 1: 3: 6 theo thứ tự Lipit, Protein, Gluxit (Li, Pr, G). a. Tính khối lượng từng loại thức ăn trong hỗn hợp trên? b. Tính năng lượng sản ra khi ôxi hóa hoàn toàn hỗn hợp thức ăn trên? Biết để ô xi hóa hoàn toàn: + 1 gam Gluxit cần 0,83 lít ôxi và giải phóng 4,3 kcal + 1 gam Prôtêin cần 0,97 lít ôxi và giải phóng 4,1 kcal + 1 gam Lipit cần 2,03 lít ôxi và giải phóng 9,3 kcal Câu 10: (2,0 điểm) 1. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt nhăn. Cho hai cây đậu hạt trơn giao phấn với nhau, thu được F 1 toàn hạt trơn. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 khi F1 tự thụ phấn? 2. Cho giao phấn cây quả đỏ, dài thuần chủng với cây quả vàng, tròn thuần chủng, thu được F1 chỉ có một loại kiểu hình. Cho cây F 1 giao phấn với nhau, được F 2 gồm 300 cây quả đỏ, tròn; 600 cây quả đỏ, bầu dục; 300 cây quả đỏ, dài; 100 cây quả vàng, tròn; 200 cây quả vàng, bầu dục; 100 cây quả vàng, dài. a. Hãy cho biết đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng nêu trên. b. Để F3 phân ly với tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1 thì sơ đồ lai của F2 như thế nào? HẾT 2