Đề thi khảo sát giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 5760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_giua_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi khảo sát giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian 120 phút Phần I: Tiếng việt (2,0 điểm) “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. (Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) 1, Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? 2, Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? 3, Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì? Phần II. Đọc hiểu văn bản (3,0 điểm). Cho đoạn thơ sau: "Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn " 1. Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? 2. Từ những phẩm chất cao đẹp của "người đồng mình" trong văn bản trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay? Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm) Trong tác phẩm Lòng yêu nước, nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua có viết: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong văn bản Làng của Kim Lân (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 162)
  2. Hướng dẫn đáp án Phần I: Tiếng việt 1, Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. (0,5 điểm) 2, Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. (1,0 điểm) 3, Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. (0,5 điểm) Phần II: Đọc hiểu văn bản 1. Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo. (0,5đ) - Nêu đúng tên tác phẩm: Nói với con. (0,25đ) - Nêu đúng tên tác giả: Y Phương. (0,25đ) 2. Viết đoạn văn -Học sinh trình bày đoạn văn ngắn đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận cứ và lập luận giàu sức thuyết phục. (1đ) -Nêu được những phẩm chất cơ bản và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay như tính năng động, thông minh, nhạy bén, nghị lực sống, xu thế hội nhập, mơ ước làm giàu xây dựng quê hương đất nước (1đ) Phần III: Tập làm văn I Khái quát: – Trích dẫn câu văn trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren- bua: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. – Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”: + Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn. + “Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giày tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng. – Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản “Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua. II Phân tích: 1 Tình yêu làng của ông Hai: a, Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình: – Dù đã rời làng nhưng ông vẫn: + Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em. + Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá” b, Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: – Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. – Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. – Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào ” rồi cúi mặt mà đi.
  3. – Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được. – Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. – Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. – Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian. c, Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: – Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. – Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. – Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. 2, Tình yêu nước của ông Hai: – Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. – “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. – Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con) III Đánh giá: – Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng. – Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.