Đề thi khảo sát kiển thức chuẩn bị môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thaodu 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiển thức chuẩn bị môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát kiển thức chuẩn bị môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ TH KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2019-2020 – MÔN SINH HỌC 10 MÃ ĐỀ: 209 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ, tên thí sinh: SBD: I. Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là A. Sự tham gia xúc tác của các enzim B. Sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môI trường nội bào C. Nguyên tắc bổ sung D. Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn Câu 2: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng: A. 34 Å và 10 Å B. 20 Å và 34 Å C. 3,4 Å và 34 Å D. 3,4 Å và 10 Å Câu 3: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với: A. G của môi trường B. T của môi trường C. A của môi trường D. X của môi trường Câu 4: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là: A. Menđen B. Menđen và Moocgan C. Moocgan D. Oatxơn và Cric Câu 5: Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân? A. Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau và kì cuối Câu 6: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa : A. 20 nuclêôtit B. 30 nuclêôtit C. 20 cặp nuclêôtit D. 10 nuclêôtit Câu 7: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là: A. C, H, O, Na, S B. C, H, O, P C. C, H, O, N, P D. C, H, N, P, Mg Câu 8: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở A. đưa đến sự nhân đôi của trung tử. B. đưa đến sự nhân đôi của NST. C. đưa đến sự nhân đôi của ti thể. D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể. Câu 9: Tên gọi của phân tử ADN là: A. Axit nuclêic B. Nuclêôtit C. Axit ribônuclêic D. Axit đêôxiribônuclêic Câu 10: Có 1 phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN được tạo ra sau quá trình nhân đôi bằng: A. 7 B. 5 C. 8 D. 6 Câu 11: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 2400 nuclêôtit. B. 3600 nuclêôtit. C. 3120 nuclêôtit.D. 1200 nuclêôtit Câu 12: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen. A. 210 B. 119 C. 105 D. 238 Câu 13: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này. A. 35% B. 20% C. 25% D. 15% Câu 14: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở: A. trên màng tế bào. B. trong nhân tế bào. C. bên ngoài nhân. D. bên ngoài tế bào. Câu 15: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là: A. A, D, R, T B. A, T, G, X C. U, R, D, X D. A, U, G, X Câu 16: Đơn vị cấu tạo nên ADN là: Trang 1/2 - Mã đề thi 209
  2. A. Axit đêôxiribônuclêic B. Axit amin C. Axit ribônuclêic D. Nuclêôtit II. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (3 đ): Một đoạn ADN chứa hai gen - Gen thứ nhất dài 0,51 μm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 - Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A = T/2 = G/3 = X/4 Xác định: 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN 3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN Câu 2 (3 đ) Trình bày tính đặc trưng của phân tử ADN? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 209