Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 357 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 4 trang thaodu 6050
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 357 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_4_mon_dia_ly_lop_12_ma_de_357.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 357 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: ĐỊA LÝ- LỚP 12 (Thời gian làm bài: 50 phút,không kể thời gian giao đề ) (40 câu trắc nghiệm) (Đề thi gồm có 04 trang) Mã đề thi 357 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: số báo danh: Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết ranh giới tự nhiên của hai miền Nam-Bắc của nước ta là A. dãy Trường Sơn. B. dãy Bạch Mã.C. dãy Ngọc Linh D. dãy Hoành Sơn. Câu 2: Cho biểu đồ sau đây: Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì? A. Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010(đơn vị: %) B. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010. C. Biểu đồ thể hiện quy mô GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010(đơn vị: %). D. Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kỳ năm 1990 và 2010(đơn vị: %) Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? A. Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế. B. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi trung bình và núi cao. D. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau. Câu 4: Vùng Bắc Trung Bộ chuyên môn hóa nông sản nào sau đây? A. Trâu, bò, lạc, mía, thuốc lá. B. Lúa cao sản, rau, bò sữa C. Cà phê, cao su, gia cầm, tôm. D. Chè, trẩu, sở hồi, trâu lấy thịt. Câu 5: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %) Khu vực kinh tế 2000 2002 2003 2004 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 65,1 61,9 60,3 58,8 57,3 Công nghiệp – xây dựng 13,1 15,4 16,5 17,3 18,2 Dịch vụ 21,8 22,7 23,2 23,9 24,5 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: sgk địa lí 12, NXB Giáo dục) Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng lao động của công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. B. giảm tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp - xây dựng. C. tăng tỉ trọng lao động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trang 1/4 - Mã đề thi 357
  2. D. giảm tỉ trọng lao động của các ngành dịch vụ. Câu 6: Thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là A. Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc. B. Liên Bang Nga, Trung Quốc, Đức. C. Các nước Đông Nam Á, Liên Bang Nga. D. Pháp, Anh, Đức. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết vùng ven biển duyên hải miền Trung giới hạn từ đến A. Nghệ An/ Bình Thuận B. Thanh Hóa/ Bình Thuận. C. Thanh Hóa/ Bà Rịa-Vũng Tàu D. Nghệ An/ Bà Rịa-Vũng Tàu Câu 8: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. hàng tiêu dùng. B. phương tiện giao thông (ô tô, xe máy ) C. khoáng sản và nguyên liệu. D. tư liệu sản xuất. Câu 9: Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích A. tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước. B. đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. C. không phải nhập khẩu điện. D. kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia. Câu 10: Mạng lưới giao thông vận tải đường sông nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp chủ yếu do A. sông hay có lũ. B. nước ta có ít sông lớn. C. kinh nghiệm của đội ngũ lao động chưa cao trong khi sông ngòi nhiều khúc quanh co. D. hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch. Câu 11: Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu là do A. thiếu lao động có trình độ cao B. chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. C. hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao. D. hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Câu 12: Ý nghĩa nổi bật của việc xây dựng đường Hồ Chí Minh đối với Bắc Trung Bộ là A. tạo thế mở cho nền kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. B. góp phần hình thành cơ cấu liên hoàn nông – lâm – ngư nghiệp. C. thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây. D. đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 13: Điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ngành thủy sản nước ngọt ở nước ta là A. có những bãi triều, đầm phá, vụng. B. nhiều ngư trường trọng điểm. C. có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. D. vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Câu 14: Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ: A. Gánh nặng phụ thuộc lớn. B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. C. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân. Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào? A. Thành phố Nha Trang. B. Thành phố Đà Nẵng C. Tỉnh Khánh Hòa.D. Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và trang 17, hãy cho biết bãi biển Mỹ Khê nằm ở vùng kinh tế nào của nước ta sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 17: Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản B. Hàng nông – lâm - thủy sản. C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp D. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) Câu 18: Gia tăng dân số được tính bằng: A. Tỉ suất sinh cộng với tỉ lệ chuyển cư. B. Tỉ suất sinh trừ tỉ suất tử. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cộng với tỉ lệ xuất cư D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. Câu 19: Dựa vào biểu đồ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trang 2/4 - Mã đề thi 357
  3. Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Nhiệt độ trung bình năm Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội. B. Chế độ mưa của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có sự phân mùa. C. Sự phân mùa trong chế độ mưa của Hà Nội sâu sắc hơn Thành phố Hồ Chí Minh D. Hà Nội có biên độ nhiệt năm lớn, Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ. Câu 20: Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36 978 triệu USD. Số liệu nào sau đây không chính xác ? A. Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%. B. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%. C. Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD. D. Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD. Câu 21: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tình hình xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014. B. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014. C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014. D. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014. Câu 22: Nhận xét nào sau đây không đúng về Hoa Kỳ? A. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư.B. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới. C. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. D. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới. Câu 23: Tỉ lệ diện tích địa hình đồng bằng và đồi núi thấp ở nước ta so với diện tích cả nước chiếm khoảng A. 75%. B. 70%. C. 80%. D. 85% Câu 24: Chiến lược kinh tế mới đang đưa nền kinh tế nước Nga trở lại vị trí cường quốc được thực hiện từ A. cuối năm 2000. B. giữa năm 2000. C. đầu năm 2000. D. đầu năm 2001 Câu 25: Đây là một cảng sông nhưng lại được xem như một cảng biển. A. Sài Gòn. B. Nha Trang. C. Vũng Tàu. D. Đà Nẵng. Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về phân bố dân cư nước ta? A. Dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. B. Dân cư phân bố không đều trên phạm vi cả nước. C. Mật độ dân cư cao nhất ở vùng đồi núi và cao nguyên.D. Phần lớn dân cư sinh sống ở nông thôn. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh nào? A. Sơn La. B. Điện Biên. C. Lai Châu D. Lào Cai Câu 28: . Nguyên nhân làm cho một số vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là A. các yếu tố tài nguyên, lao động, kết cấu, thị trường, không đồng bộ. B. kết cấu hạ tầng còn yếu và vị trí không thuận lợi C. tài nguyên khoáng sản nghèo. D. nguồn lao động có tay nghề ít Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền khí hậu phía Bắc? Trang 3/4 - Mã đề thi 357
  4. A. Tính bất ổn rất cao của thời tiết và khí hậu. B. Mùa mưa chậm dần về phía nam. C. Độ lạnh tăng dần về phía nam. D. Biên độ nhiệt độ trong năm cao. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trong các điểm du lịch sau đây, điểm du lịch nào được xếp vào loại tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta? A. Phố cổ Hội An. B. Khe Sanh C. Phong Nha – Kẻ Bàng. D. Địa đạo Vĩnh Mốc. Câu 31: Cho bảng số liệu sau: Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản Năm 1970 2005 Nhóm tuổi Dưới 15 tuổi (%) 23,9 13,9 Từ 15-64 tuổi (%) 69,0 66,9 Trên 65 tuổi (%) 7,1 19,2 Tổng số dân (triệu người) 104,0 127,7 Để thể hiện quy mô, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1970 và 2005, biểu đồ nào thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau Câu 32: Nền nông nghiệp hàng hóa nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Sử dụng nhiều máy móc. C. Quan tâm nhiều đến thị trường. D. Phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết vùng nào sau đây có nhiều điều kiện để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản? A. Đồng bằng sông Cửu Long.B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 34: Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai khu vực Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do A. độ cao địa hình và ảnh hưởng của biển. B. ảnh hưởng của biển và lớp phủ thực vật. C. tác động của gió mùa và hướng các dãy núi. D. độ cao địa hình và hướng các dãy núi. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 100.000 - 200.000 người? A. Nha Trang. B. Biên Hòa. C. Buôn Ma Thuật. D. Đà Lạt. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi nạ̀o có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thi dưới đây? A. Quy Nhơn. B. Nha Trang. C. Thanh Hóa. D. Đà Nẵng. Câu 37: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là A. khoáng sản, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và nông - lâm - thủy sản. B. sản phẩm kim loại, cơ khí và thực phẩm. C. máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng. D. sản phẩm công nghiệp ô tô, xe máy và điện tử dân dụng. Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ D. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng Câu 39: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vì A. gây ô nhiễm môi trường B. xa nguồn nguyên liệu C. xây dựngâng cao chất lượng D. nhu cầu về điện không cao như miền Bắc Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển Đông? A. Cần Thơ. B. Đà Nẵng. C. Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 357