Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thaodu 5850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_kiem_tra_chuyen_de_lan_4_mon_sinh_hoc_lop_11_ma_de_13.doc

Nội dung text: Đề thi kiểm tra chuyên đề lần 4 môn Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN NĂM HỌC 2018-2019 – MÔN SINH HỌC 11 MÃ ĐỀ: 132 Thời gian làm bài: 45 phút Họ, tên thí sinh: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là A. làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm. D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 2: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự: A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin. B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng. C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin. D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng. Câu 3: Cho các bộ phận sau: (1) Đỉnh rễ. (2) Thân. (3) Chồi nách. (4) Chồi đỉnh. (5) Hoa. (6) Lá. Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6) Câu 4: Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay? A. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay. B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. C. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. Câu 5: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm. B. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài. C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền. D. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Câu 6: Gibêrelin có vai trò A. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân. B. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân. C. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân. D. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân. Câu 7: Trong các phát biểu sau: (1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. (2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. (3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. (4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. Các phát biểu đúng về phản xạ là: A. 1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (1), (2) và (4) D. (1), (2), (3) và (4) Câu 8: Trong các đặc điểm sau: (1) Thường do tủy sống điều khiển. (2) Di truyền được, đặc trưng cho loài. (3) Có số lượng không hạn chế. (4) Mang tính bẩm sinh và bền vững. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện? A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 9: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự: A. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp. B. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp. C. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp. D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp. Câu 10: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì A. duỗi thẳng cơ thể B. di chuyển đi chỗ khác C. co toàn bộ cơ thể D. co ở phần cơ thể bị kích thích Câu 11: Auxin chủ yếu sinh ra ở A. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả. B. lá, rễ. C. đỉnh của thân và cành. D. thân, cành. Câu 12: Cho các tập tính sau ở động vật: (1) Sự di cư của cá hồi. (2) Báo săn mồi. (3) Nhện giăng tơ. (4) Vẹt nói được tiếng người. (5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn. (6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. (7) Xiếc chó làm toán. (8) Ve kêu vào mùa hè. Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được? A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7). B. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7). C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8). D. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7). II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Nêu khái niệm xináp và trình bày cấu trúc của một xináp hóa học. b. Tại sao thiếu iôt trong thức ăn và nước uống thì động vật non, trẻ em chịu lạnh kém, chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Câu 2. (2,5 điểm) Trình bày các loại hoocmôn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. Câu 3. (1,5 điểm) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được. . === HẾT=== (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 2/2 - Mã đề thi 132