Đề thi kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 7481
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề thi kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II LỚP 8 HUYỆN NĂM HỌC: 2021-2022 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 15/5/2022 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. (1) Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. (2) ( ) Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (3) (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) Câu 3. Hình tượng đóa hoa trong đoạn trích trên tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống? Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa mà em rút ra từ đoạn trích trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong đoạn trích phần đọc hiểu, tác giả cho rằng: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2. (5,0 điểm) Thơ Vũ Đình Liên là sự quyện hòa giữa niềm hoài cổ lẫn lòng thương người. Từ cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên (Ngữ văn 8 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015), hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Họ và trên thí sinh: Số báo danh: Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN s KÌ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II LỚP 8 NĂM HỌC: 2021-2022 Môn thi: NGỮ VĂN Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 2 - Biện pháp tu từ: (HS chỉ ra 1 trong những biện pháp dưới đây cho 0.5 điểm tối đa) + Điệp ngữ (có những; bông hoa; có những đóa hoa) + Liệt kê các cuộc đời khác nhau của đóa hoa + Ẩn dụ (hoa nhỏ, hoa nở muộn: tượng trưng cho cuộc đời bất hạnh nhiều sóng gió; hoa lớn, nở sớm, bày bán bên vệ đường: ẩn dụ cho cuộc đời may mắn nhiều thành công) - Tác dụng: Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động; nhấn mạnh cuộc đời của mỗi người cũng giống như những đóa hoa có lúc hẩm 0.5 hiu, bất hạnh có lúc lại may mắn nở hoa nhưng dẫu thế nào chúng ta đều có sứ mệnh đều phải cố gắng để hoàn thiện bản thân. 3 - Hình tượng đóa hoa: Tượng trưng cho mỗi người trong cuộc sống 0.5 đều mang những cuộc đời, số phận khác nhua lúc bất hạnh lúc may mắn nhưng đều mang trong mình một sứ mệnh là “nở hoa”, đó là điều cần phải cố gắng trong mọi hoàn cảnh để vươn tới. 4 Học sinh có thể đưa ra nhiều thông điệp khác nhau có thể một số 1.0 thông điệp dưới đây: - Mỗi người sinh ra đều ở trong những hoàn cảnh khác nhau, bất hạnh, may mắn, nở hoa, ta cần phải chấp nhận và đối mặt để thích nghi và vững bước trên hành trình của cuộc đời. - Dù ở trong hoàn cảnh nào đều phải biết vươn lên, cố gắng, kiên trì để hoàn thiện bản thân và thực hiện sứ mệnh trong chính bản thân mình, đó mới là giá trị thực sự của con người. II LÀM VĂN 7.0 1 Suy nghĩ về ý kiến: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có 2.0 được gieo mầm ở bất cứ đâu. a. Đảm bảo hình thức đoạn văn: 0.25 Có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn trình bày theo nhiều cách thức khác nhau b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 Suy nghĩ về ý kiến: Thật hạnh phúc khi ta được là trẻ con, nhưng thật bất hạnh nếu ta mãi mãi chỉ là một đứa trẻ. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: 1.0 * Giải thích: 0.25 - Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình: Sống với ước mơ, đam mê và sứ mệnh, “cháy” hết mình vì cuộc sống của bản thân
  3. - Dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu: Dẫu cho có sinh ra và sống trong bất cứ hoàn cảnh nào (khó khăn, may mắn ) => Câu nói khuyên ta phải biết cố gắng thực hiện sứ mệnh, tỏa sáng một nét đẹp, ước mơ trong riêng mình dẫu có trong hoàn cảnh nào. * Bàn luận: - Trong cuộc sống đôi khi không phải ta cũng được ở vị trí mà mình mong muốn, thậm chí là phải ở nghịch cảnh vô cùng bất hạnh và khó 0.25 khăn gian khổ, đó là con đường đầy thử thách và trông gai - Điều cần làm không phải là chán nản, nhụt chí mà phải chấp nhận và đối mặt với hoàn cảnh từ đó mà vươn lên, thực hiện sứ mệnh và 0.25 ước mơ, để sống và tỏa sáng - Phê phán người gục ngã trước hoàn cảnh, từ bỏ sứ mệnh, ước mơ 0.25 mà nhụt chí, thất bại * Bài học: (HS trình bày bài học nhận thức và hành động theo quan điểm của riêng mình) 2 Qua bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên làm sáng tỏ nhận định: 5.0 Thơ Vũ Đình Liên là sự quyện hòa giữa niềm hoài cổ lẫn lòng thương người. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khẳng định vấn đề b. Đảm bảo kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng 0.25 tạo lập văn bản, cảm nhận văn chương để làm bài c. Triển khai vấn đề: 1. Giới thiệu chung về vấn đề nghị luận: Thơ Vũ Đình Liên là sự quyện hòa giữa niềm hoài cổ lẫn lòng thương người qua bài thơ Ông đồ. 2. Chứng minh: * Vài nét về nhà thơ Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ * Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là sự quyện hòa giữa niềm hoài cổ lẫn lòng thương người: - Ông đồ trước hết là nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ về một thời vàng son, đắc ý xưa kia của ông đồ: Nhà thơ nhớ về một thuở đắc ý khi ông đồ xuất hiện mỗi dịp Tết đến như một quy luật tự nhiên, hiện hữu với tài năng qua nét chữ được mọi người mến mộ (Tập trung phân tích khổ 1, 2) - Ông đồ còn là lòng thương cảm của Vũ Đình Liên đối với sự lụi tàn nay chỉ còn là dĩ vãng của ông đồ: Một thuở đắc ý nay đã không còn, thay vào đó là cái lụi tàn, hiện thực phũ phàng thưa vắng khách và sự đợi chờ trong vô vọng của ông đồ, nỗi buồn ấy thấm đượm trong cảnh vật, từ đó mà nhà thơ cũng
  4. tiếc thương và đồng cảm khôn cùng với tình cảnh ấy (Tập trung phân tích khổ 3, 4) - Sau nỗi niềm hoài cổ và lòng thương người ấy, trong bài thơ lắng đọng lại một tâm sự sâu lắng, nhỏ nhẹ mà sâu sắc về một nền Nho học ngàn năm (Tập trung phân tích khổ thơ cuối) 3. Đánh giá