Đề thi thử học kì 1 môn Hóa học Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử học kì 1 môn Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_9.docx
Nội dung text: Đề thi thử học kì 1 môn Hóa học Lớp 9
- ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 1- HÓA 9 ĐỀ SỐ 2 Cho NTK của H= 1, C=12, O=16, Na= 23, Mg= 24, Al= 27, S= 32, Cl= 35,5, Fe=56, Cu= 64, Zn=65, Ag=108 Câu 1: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong: A. Nước biển B. Nước mưa C. Nước sông D. Nước giếng Câu 2: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là: A. Nhôm (Al) B. Bạc (Ag) C. Đồng (Cu) D. Sắt (Fe) Câu 3: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần: A. Na, Mg, Zn B. Al, Zn, Na C. Mg, Al, Na D. Pb, Al, Mg Câu 4: Dãy chất gồm các oxit axit là: A. CO2, SO2, NO, P2O5 B. CO2, SO3, Na2O, NO2 C. SO2, P2O5, CO2, SO3 D. H2O, CO, NO, Al2O3 Câu 5: Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm: A. CuO, CaO, K2O, Na2O B. CaO, Na2O, K2O, BaO C. Na2O, BaO, CuO, MgO D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO Câu 6: Dung dịch chất nào sau làm quỳ tím hóa xanh A. NaCl B. H2SO4 C. Ba(OH)2 D. HCl Câu 7: MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra: A. Chất khí cháy được trong không khí B. Chất khí làm vẩn đục nước vôi trong C. Chất khí duy trì sự cháy và sự sống D. Chất khí không tan trong nước Câu 8: Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là A. K2SO4 B. Ba(OH)2 C. NaCl D. NaNO3 Câu 9: Cặp chất không thể đồng thời tồn tại trong một dung dịch A. NaOH, K2SO4 B. HCl, Na2SO4 C. H2SO4, KNO3 D. HCl, AgNO3 Câu 10: Kim loại nào sau vừa phản ứng được với dd HCl vừa phản ứng được với dd NaOH A. Mg B. Al C. Fe D. Cu Câu 11: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H 2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất? A. Muối NaCl B. Nước vôi trong C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaNO3 Câu 12: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm? A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH2)2CO Câu 13: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S, trong đó hàm lượng cacbon chiếm: A. Từ 2 % đến 6 % B. Dưới 2 % C. Từ 2 % đến 5 % D. Trên 6 % Câu 14: Chỉ dùng nước nhận biết được ba chất rắn riêng biệt: A. Al, Fe, Cu B. Al, Na, Fe C. Fe, Cu, Zn D.Ag,Cu,Fe Câu 15: Cho phản ứng: BaCO3 + 2X H2O + Y + CO2 . X và Y lần lượt là: A. H2SO4 và BaSO4. B. HCl và BaCl2 . C. H3PO4 và Ba3(PO4)2. D. H2SO4 và BaCl2 . Câu 16: Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước thu được dung dịch có nồng độ % là (H= 1, O=16, Na= 23) A. 2,4%. B. 4,0%. C.23,0%. D. 5,8%. Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M ( hoá trị II ) bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2 lít khí hiđro (ở đktc). M là A.Zn(65) B.Fe (56) C.Mg (24) D.Cu(64) Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là (H=1, O= 16,Fe= 56) 1
- A. 16,05 gam B. 32,10 gam C. 48,15 gam D. 72,25 gam Câu 19: Hòa tan 12 gam hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng kết thúc thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của Al, Ag trong hỗn hợp lần lượt là (Al= 27, Ag= 108) A. 70 % và 30 % B. 90 % và 10 % C. 10 % và 90 % D. 30 % và 70 % Câu 20. Hoà tan hoàn toàn 14,5g hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là (Mg= 24,Fe=56, Zn=65, Cl=35,5) A. 53,8 gam B. 83,5 gam C. 38,5 gam D. 35,8 gam 2