Đề thi thử THPT quốc gia 2019-2020 môn Hóa học - Đề 13

pdf 2 trang thaodu 4370
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia 2019-2020 môn Hóa học - Đề 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_thpt_quoc_gia_2019_2020_mon_hoa_hoc_de_13.pdf

Nội dung text: Đề thi thử THPT quốc gia 2019-2020 môn Hóa học - Đề 13

  1. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020 (ĐỀ 13) MÔN HÓA HỌC - THỜI GIAN 50 phút Câu 1: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Al. B. Na. C. Mg. D. Fe. Câu 2: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp lần lượt là A. 2,7 gam và 2,8 gam. B. 2,8 gam và 2,7 gam. C. 2,5 gam và 3,0 gam. D. 3,5 gam và 2,0 gam. Câu 3: Nhôm oxit không phản ứng được với dung dịch A. NaOH. B. HNO3. C. H2SO4. D. NaCl. Câu 4: Chất nào sau đây vừa phản ứng với axit, vừa phản ứng với bazơ A. AlCl3. B. Al2(SO4)3 C. Al2O3. D. NaAlO2. Câu 5: Khí CO được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách đun nóng chất A với H2SO4 đặc, chất A là A. HCOOH. B. CH3COOH. C. Na2CO3. D. CaCO3. Câu 6: Một loại nước khi đun sô thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây? A. Mg(HCO3)2, CaCl2. B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. C. MgCl2, Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2, NaCl Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. B. Thạch cao nung có công thức là CaSO4. 2H2O C. Ở nhiệt độ cao, các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại D. Để bảo quản kim loại kiềm, người ta thường ngâm chúng trong dầu hỏa. Câu 8: Cho dãy sau: Fe, Ag, Mg, Al, Cu, Pb, Au. Số kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nguội là A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 9: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là A. CnH2nO. B. CnH2n+2O. C. CnH2n-2O2 D. CnH2nO2. Câu 10: Amin CH3-CH2-CH(NH2)-CH3 có tên là: A. 3-amino butan B. 2-amino butan C. metyl propyl amin D. đietyl amin Câu 11: Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X có nhiều trong nho chín. Vậy X là A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột. Câu 12: Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt nước clo vào dung dịch chứa Natri iotua, sau đó cho polime X tác dụng với dung dịch thu được thấy tạo màu xanh tím. Polime X là A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. glicogen. Câu 13: Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2. Tên gọi của X là. A. n-propyl axetat. B. isopropyl axetat. C. propyl propionat. D. isopropyl propionat. Câu 14: Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là A. etan. B. axit etanoic. C. etanol. D. etanal. Câu 15: Để làm sạch loại thủy ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong A. Dung dịch Sn(NO3)2. B. Dung dịch HgNO3)2. C. Dung dịch Zn(NO3)2. D. Dung dịch Pb(NO3)2. Câu 16. Al2O3, Al(OH)3 bền trong: A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. H2O. D. Dung dịch Ba(OH)2. Câu 17: Nhôm bị bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc với A. O2. B. Cl2. C. NaOH D. S Câu 18: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure? A. Ala-Gly. B. Ala-Gly-Gly. C. Ala-Ala-Gly-Gly. D. Gly-Ala-Gly. Câu 19. Chất nào sau đây dùng để nhận biết khí CH3NH2? A. HCl đặc. B. NaOH. C. H2SO4 đặc. D. CaO. Câu 20: Cho các phát biểu sau: (1) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn, tan ít trong nước. (2) Nhỏ nước brom vào dd anilin, thấy xuất hiện kết tủa trắng. (3) Dung dịch anilin làm phenolphtalein đổi màu. (4) Ứng với công thức C2H7N, có 1 đồng phân là amin bậc 2. (5) Các peptit đều cho phản ứng màu biure. Tổng số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 Câu 21: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là A. glyxin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin. Câu 22: Để hút các loại khí độc như SO2, CO2, NO2 người ta dùng chất nào sau đây để kiết kiệm về mặt kinh tế nhất A. NaOH B. Ca(OH)2. C. H2SO4 đặc. D. CaSO4 khan. Câu 23: Trong các chất sau: (1) saccarozơ, (2) glucozơ, (3) Anilin, (4) etyl axetat. Số chất xảy ra phản ứng khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 24 : Kết quả thí nghiệm của các chất hữu cơ X, Y, Z như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam Y Nước brom Mất màu dung dịch Br2 Z Quỳ tím Hóa xanh Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Ala-Ala-Gly, glucozơ, etyl amin. B. Ala-Ala-Gly, glucozơ, anilin. C. saccarozơ, glucozơ, anilin. D. saccarozơ, glucozơ, metyl amin
  2. Câu 25: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam. Câu 26: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. Chất thải CFC do con người gây ra. B. Các hợp chất hữu cơ. C. Sự thay đổi của khí hậu. D. Chất thải CO2 . Câu 27: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có A. Một chất khí và hai chất kết tủa. B. Một chất khí và không chất kết tủa. C. Một chất khí và một chất kết tủa. D. Hỗn hợp hai chất khí. Câu 28: Cho 8,96 lit CO2 (đktc) sục vào dung dịch chứa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp Ca(OH)2 2M và NaOH 1,5M thu được a gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng kĩ dung dịch X thu được thêm b gam kết tủa. Giá trị (a+ b) là A. 5 gam B. 15 gam C. 20 gam D. 40 gam Câu 29: Cho các phát biểu sau (a) Điện phân nóng chảy MgCl2 thu được kim loại Mg (b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng thu được Mg (c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dd Fe(NO3)2 dư thu được Ag (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4 thu được kim loại Mg (e) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ thu được Cu Số phát biểu đúng A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 30: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) điện phân dung dịch NaCl. (g) Dung nóng hỗn hợp nhôm dư với Fe2O3 (h) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 4 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 31. Phát biểu nào sau đây là sai ? A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. B. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì. C. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 2,53 ham hỗn hợp gồm metan, etan và butan thu được 7,48 gam CO2 và m gam nước. Giá trị của m là A. 4,08. B. 4,05. C. 4,59. D. 4,41 Câu 33: Phản ứng hóa học nào sau đây SAI ? t 0 A. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O. B. 3Fe2O3 + 2CO 2Fe3O4 + 3CO2. C. FeO + HNO3 (loãng) Fe(NO3)2 + H2O. D. Al(OH)3 + NaOH (loãng) NaAlO2 + 2H2O. Câu 34: thêm từ từ 80 ml H2SO4 1M vào 100 ml Na2CO3 1M thu dược dung dịch Y, cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là A. 26,52 gam. B. 11,82 gam. C. 28,13 gam. D. 16,31 gam. Câu 35: Chọn phát biểu sai A. Trong mọi hợp chất, các kim loại đều có một mức oxi hóa dương duy nhất. B. Nước mềm là nước không chứa hoặc chứa ít cation Ca2+ và Mg2+. C. Kim loại Ag có độ dẫn điện tốt nhất trong các kim loại. D. Kim loại Li có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Câu 36: Nung hỗn hợp X gồm FeO, CuO, MgO và Al ở nhiệt độ cao, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cho phần rắn vào dung dịch NaOH dư thấy có khí H2 bay ra và chất rắn không tan Y. Cho Y vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Tổng số phản ứng đã xảy ra là A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 37: Cho các phát biểu sau: (a) Phân tử chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố cacbon và hiđro. (b) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học. (c) Nước ép của chuối chín không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. (d) Trong phân tử tripeptit glu-lys-ala có chứa 3 nguyên tử N. (e) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 38: Cho các chất sau: Fe(NO3)2, KOH, Fe, Cr(OH)3, NaAlO2, Al, Ag. Số chất tác dụng được với HCl là ? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Caâu 39. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X có thể tan hoàn toàn trong dung dịch A. NaOH dư. B. HCl dư. C. AgNO3 dư. D. NH3 dư. Caâu 40. Hoà tan hoàn toàn 3 kim loại Zn, Fe, Cu bằng ddHNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn không tan là Cu. dd sau phản ứng chứa A. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3. B. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2. C. Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2. D. Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2. Caâu 41. Cho các câu sau: (1) Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn đường ray xe lửa (2) Trong nhóm IA kim loại K được dùng chế tạo tế bào quang điện. (3) Trong một phân tử tristearin có chứa 3 liên kết pi. (4) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước. (5) Thạch cao nung thường được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Số câu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.