Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Vòng III - Năm học 2015-2016 - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4342
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Vòng III - Năm học 2015-2016 - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_vong_iii_n.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Vòng III - Năm học 2015-2016 - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

  1. Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT H¶i dƯ¬ng N¨m häc 2015 - 2016 * * * §Ò thi m«n: NGỮ VĂN ®Ò thi thö vßng III (Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề) Ngµy thi: 19/5/2015 Đề gồm 1 trang Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn: " Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nố ." a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm đó. b) Đoạn trích trên viết về nhân vật nào? Nhân vật đó đang làm công việc gì? Tâm trạng của nhân vật ấy hiện lên qua đoạn trích? c) Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên. Câu 2: (3 điểm) Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của con người. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về đức tính tốt đẹp đó. Câu 3: (5 điểm) Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Phân tích những dòng thơ sau để thấy được điều đó. “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nủa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng . Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2:
  2. Đáp án Câu 1: ( 2 điểm): Cho đoạn văn: a- Trích trong tác phẩm, tác giả đúng được(0,25đ)Giải thích ý nghĩa nhan đề đúng được (0,5đ) b- Nhân vật đúng được(0,25đ) công việc đúng được(0,25đ) Tâm trạng của nhân vật : Căng thẳng, hồi hộp, lo lắng(0,25đ) c- Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên. Có thể, nhất định: TP tình thái (0,5đ) Câu 2( 3đ). Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của con người. HS viết thành bài ngắn gọn rõ 3 phần MB: Dẫn dắt, giới thiệu và khẳng định : Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của con người. (0,5đ) TB: - Giải thích thế nào là khiêm tốn: (0,25đ)Là nhún nhường .không ba hoa, khoe khoang - Vì sao trong cuộc sống phải khiêm tốn: (0,25đ) Vì cuộc sống vốn phức tạp, đa dạng nhiều chiều đất nước đòi hỏi con người phát triển toàn diện . - Những biểu hiện của khiêm tốn (0,25đ) - Tác dụng của cách sống khiêm tốn: Đề cao giá trị thực, luôn học tập rèn luyện phấn đấu . (0,25đ) Người có cách sống khiêm tốn.được mọi người yêu mến .dễ đi tới thành công .(0,25đ) - Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của con người. Khiêm tốn thường đi kèm với thật thà và dũng cảm , trở thành một trong 5 điều BH dạy thiếu niên và (0,25đ) - Ca ngợi người có tính khiêm tốn. (0,25đ) Phê phán kẻ khoe khoang, sáo rỗng . (0,25đ) KL Khẳng định khiêm tốn rất cần trong cuộc sống, Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp của con người. phải rèn luyện đức tính này liên hệ, bài học (0,5đ) Câu 3 HS viết thành bài văn nghị luận thơ rõ 3 phần MB: Dẫn dắt . và phải đưa được nhận định vào : đoạn trích Kiều ở là bức tranh tâm tình đầy xúc động (0,5đ) TB: Hs biết cảm nhận phân tích từ ngữ, hình ảnh để làm rõ các ý sau: - Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng (khoá xuân). (0,25đ) - Nàng trơ trợi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng: “bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa”, “trăng gần” gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông trời nước. Từ trên lầu cao nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng hình thân thuộc bầu bạn, không cả bóng người. (0,25đ)
  3. Hình ảnh “non xa” “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh thực mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều. (0,25đ) - Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi “bẽ bàng mây sớm đèn khuya” sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê người một thân” và dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương khiến tấm lòng Kiều như bị chia xẻ: “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Vì vậy, dù cảnh có đẹp đến mấy, tâm trạng Kiều cũng không thể vui được. (0,25đ) Khái quát bức tranh thiên nhiên trước Đẹp, mênh mông . Gửi vào đó là tâm trạng bức tranh tâm tình đầy xúc động(0,5đ) Dẫn dắt vào 8 câu cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du - Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển. Để diễn tả tâm trạng Kiều – Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” để khắc hoạ tâm trọng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. (0,5đ) - Đây là 8 câu thơ thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi biểu hiện của cảnh đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng của người – mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau, với những lý do buồn khác nhau trong khi nỗi buồn đã đầy ắp tâm trạng để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh, khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn, nỗi buồn mỗi lúc một ghê gớm, mãnh liệt hơn. - Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc hoạ qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu có nghĩa là buồn mà trông ra bốn phía Buồn trông cửa bể chiều hôm, (0,5đ) Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là một hình ảnh rất đắt để thể hiện nội tâm nàng Kiều. Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa Con thuyền gần như mất hút, vẫn còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu Buồn trông ngọn nước mới sa, (0,5đ) .?
  4. Những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên ngọn nước mới xa khi Kiều càng buồn hơn bởi nàng như nhìn thấy trong đó thân phận mình lênh đênh, vô định, . Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu, (0,5đ) Nội cỏ "rầu rầu", "xanh xanh" - sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhoà trải dài từ chân mây đến mặt đất, Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô vọng vì cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh (0,5đ) Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn "gió cuốn mặt duềnh" làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh "ầm ầm tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ xuống đời nàng . Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tất cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. . KB: - Khẳng định :Đoạn trính là bức tranh tâm tình đầy xúc động ( 0,5 đ) ( GV lưu ý cách trình bày diễn đạt ý nghĩa và chữ viết của học sinh .cho điểm phù hợp. khuyến khích bài làm có tính sáng tạo)