Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 5

doc 3 trang thaodu 5130
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_5.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 5

  1. ĐỀ THI THỦ VÀO LỚP 10 THPT Môn thi: VĂN Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề) I. ĐỀ BÀI Phần I:(6điểm): Cho khổ thơ sau : Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỷ (Trích Ánh trăng, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ đó hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Nêu hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ đó trong việc biểu đạt nội dung của khổ thơ. 3. Trong tác phẩm, các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng không chỉ được nhắc tới ở khổ thơ này mà còn xuất hiện lặp lại ở một khổ thơ khác, đó là khổ thơ nào. Sự lặp lại ấy có ý nghĩa gì? 4. Lý giải vì sao mỗi khổ thơ trong tác phẩm chỉ có chữ đầu tiên được viết hoa và cả bài thơ chỉ duy nhất có một dấu chấm câu. 5. Viết đoạn văn theo phương pháp lập luận quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ đầu của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và trường từ vựng. (Gạch chân và chú thích rõ). Phần II: (4điểm): Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận có nhiều từ “hát”, cả bải thơ cũng vang lên rộn ràng như một khúc ca: 1.Hãy chép lại những câu thơ có từ “hát” trong bài thơ. Những câu thơ vừa chép miêu tả khúc hát của ai, trong khung cảnh nảo? Nếu bài thơ là một khúc ca thì theo em đó là khúc ca gì? 2.Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ là một trong những cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Huy Cận được thể hiện trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Bằng một bài văn ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi) em hãy bày tỏ tình yêu và niểm tự hào của em trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mình. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: 1. - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, sau 3 năm ngày đất nước thống nhất khi tác giả Nguyễn Duy đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh - Chủ đề: - Lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị
  2. - Hướng con người tới đạo lý sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ 2. - Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, Liệt kê, Nhân hóa - Hiệu quả sử dụng: Các phép tu từ trên đã gợi lên sự gắn bó giữa con người và vầng trăng từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Trăng thân thiết, đồng cảm, thấu hiểu với người trong suốt hành trình của cuộc đời. 3. - Các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng không chỉ được nhắc tới ở khổ thơ này mà còn xuất hiện lặp lại ở một khổ thơ khác, đó là khổ thơ thứ 5. - Ýnghĩa của sự lặp lại: + Tạo sự đối ứng cho bài thường + Tạo nên ý nghĩa mới: Nếu như ở khổ thơ đầu các hình ảnh đồng, sông, bể, rừng là hình ảnh thực của thiên nhiên đất nước hiền hậu thi ở khổ 5, các hình ảnh này còn có ý nghĩa tượng trưng cho quá khứ tươi đẹp, nghĩa tình 4. Lý giải: Mỗi khổ thơ trong tác phẩm chỉ có chữ đầu tiên được viết hoa và cả bài thơ chỉ duy nhất có một dấu chấm câu vì: để tạo sự liền mạch về hình ảnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng khổ thơ 5. Viết đoạn văn: *Hình thức: đúng hình thức đoạn văn quy nạp, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ *Nội dung: Đảm bảo được nội dung: Sự gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ - Gợi lại quãng thời gian từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành con người và vầng trăng gắn bó, chia sẻ, sống hạnh phúc bên nhau - Trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao, là quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. - Con người đã từng tâm niệm chăng thể nào có thể quên được tình bạn giữa người với trăng. * Nghệ thuật: - Các biện pháp tu từ: Điệp ngữ, Liệt kê, So sánh, Nhân hóa - Giọng kể: thủ thỉ, tâm tình - Sử dụng từ ngữ: “ngỡ” * Tiếng Việt: Sử dụng đúng câu bị động và trường từ vựng Phần II: 1. - Những câu thơ có từ “Hát” + Câu hát căng buồm cùng gió khơi + Hát rằng cá bạc biển Động lặng + Ta hát bài ca gọi cá vào + Câu hát căng buồm với gió khơi - Những câu thơ miêu tả khúc hát của người dân chài - Trong khung cảnh lao động, giữa không gian bao la của trời biển với niềm hăng say và tinh thần lạc quan.
  3. - Đó là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động 2. - Hình thức: đúng hình thức bài văn ngắn, trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ - Nội dung: Học sinh có thể tự do bày tỏ song cần đạt được những ý cơ bản sau: - Thiên nhiên, đất nước Việt nam tươi đẹp như thế nào (Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên khắp mọi miền của Tổ quốc - Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước - Trách nhiệm trong việc bảo vệ giữ gìn và phát triển - Liên hệ mở rộng (nếu có)