Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2019 (Có đáp án)

docx 39 trang thaodu 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2019_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI THỬ VÀO 10 (Ngày 2/5/2019) Môn: Ngữ văn Thời gian: 120' Phần I. ĐỌC - HIỂU. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1)Quen rồi. (2)Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần.(2)Ngày nào ít: ba lần. (3)Tôi có nghĩ tới cái chết. (4)Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể.(5)Còn cái chính: liệu mình có nổ, bom có nổ không? (6) Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. (7)Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền.(8) Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng. 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. 2. Từ “tôi" trong đoạn văn trên dùng để chỉ nhân vật nào, có vai trò gì trong tác phẩm? 3. Xác định các phép liên kết chủ yếu trong đoạn trích trên 4. Em hiểu gì về hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật "tôi" qua tác phẩm ? Phần II.TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1.(2 điểm).Từ nội dung phần Đọc - hiểu trong đoạn văn trên, em hãy viết bài văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm. Câu 3.(5,0 điểm).Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. ĐỌC - HIỂU Câu 1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi", của Lê Minh Khuê. (0,5) -Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra rất ác liệt.(0,25) Câu 2. - Từ tôi trong đoạn trích chỉ Phương Định. (0,25) - Vai trò: là người kể chuyện, là nhân vật chính trong tác phẩm.(0.25) Câu 3. Các phép liên kết chủ yếu: - Phép lặp: "bom", "tôi", "nghĩ" (0,25) - Phép nối: "Nhưng"(câu 4); "Còn"(câu 5); "Và" (câu 8). (0,25) - Phép thế: "thế" (Câu 7 ) thế cho câu 5,6. (0,25) Câu 4. Hoàn cảnh sống và vẻ đẹp của nhân vật Phương Định qua tác phẩm - Hoàn cảnh sống rất nguy hiểm: Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, giữa vùng trọng điểm ném bom của giặc Mĩ.(0,25) - Vẻ đẹp của Phương Định: Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có lòng dũng cảm, bản lĩnh vững vàng; lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, yêu đời, giàu mơ mộng và tình đồng chí đồng đội sâu sắc.(0,75) PHẦN II. TẬP LÀM VĂN Câu 1. ( 2 điểm) a. Phần đoạn : Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người. (0,25) (VD: Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp mà có nó con người sẽ vượt qua mọi trở ngại để đi đến thành công.) b.Phần thân đoạn: (1,5) * Giải thích: dũng cảm là đức tính của con người, đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý. * Khẳng định & nêu dẫn chứng: – Trong lịch sử dân tộc ta, mặc dù bị đô hộ phương Bắc nhưng vẫn kiên cường, gan dạ,dũng cảm chống giặc ngoại xâm. - Trong 2 cuộc kc chống Pháp và chống Mĩ: bao chiến sĩ dũng cảm lên đường chiến đấu (LH lòng dũng cảm của nv Phương Định) – Cuộc sống hòa bình nhưng vẫn có nhiều tấm gương phòng chống tội phạm, chiến sĩ công an hi sinh thân mình để bắt tội phạm, (Nêu các dẫn chứng khác: tấm gương hi sinh thân mình để cứu bạn trong dòng nước lũ, cứu người trong đám cháy, truy đuổi cướp giật đều là biểu hiện của lòng dũng cảm trong đời sống.) – Đối với học sinh lòng dũng cảm đơn giản như dám thừa nhận về việc chưa làm bài tập về nhà, làm sai dám nhận lỗi, dũng cảm nói ra các khuyết điểm của bạn bè trong lớp, bảo vệ cái tốt và lên án cái xấu. *Bàn luận ,mở rộng vấn đề: - Lòng dũng cảm là một phẩm chất đáng quý của con người - Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.
  3. Liên hệ thực tế: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp. Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống. c. Kết đoạn(0,25). Cuộc sống muôn hình muôn vẻ với nhiều thử thách, chông gai, nếu con người không tôi luyện lòng dũng cảm rất dễ gục ngã, thất bại. Lòng dũng cảm có thể được rèn luyện từ bây giờ ngay từ những thanh động nhỏ nhất. Câu 2. (5 điểm) Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất 5,0 trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. * Mở bài: 0,5 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác - Giới thiệu được cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. * Thân bài: 1 Khổ 1: Tín hiệu của cảnh vật chuyển từ hạ sang thu -Sự biến đổi của thiên nhiên lúc chuyển mùa sang thu: + Những nét đặc trưng: Hương ổi, gió se, sương chùng chình + Sự kết hợp giữa các từ ngữ: Bỗng- phả-hình như Vẻ đẹp của thiên nhiên được cảm nhận tinh tế từ những dấu hiệu vô hình, mờ ảo, rất hẹp và rất gần; thu đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước. -Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng với những cảm xúc bâng khuâng. Khổ 2: Đất trời chuyển mình sang thu 1 -Thời khắc giao mùa được cụ thể bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật: + Sông “ dềnh dàng” với dáng chậm chạp, thong thả như đang trầm xuống, không còn nữa dòng chảy dữ dội, cuồn cuộn trong ngày hè mưa lũ. + Hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét. + Đám mây mùa hạ duyên dáng “vắt nửa mình sang thu” Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc -Tâm trạng của nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đã làm nên nét riêng cho mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.
  4. Khổ 3: Biến đổi của cảnh vật và những suy ngẫm có tính triết lí về 1.5 cuộc đời. - Vẫn là những hình ảnh quen thuộc nắng, mưa, sấm của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần, ít dần, bớt bất ngờ. Thiên nhiên dần dần đi vào thế ổn định + Nắng hạ vẫn còn nhưng không chói chang. + Mưa cuối hạ vẫn còn nhưng đã vơi. + Sấm còn như cũng không còn rền vang nữa. - Hai câu thơ cuối vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một hình ảnh ẩn dụ gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của cuộc đời. * Nghệ thuật: - Thể thơ năm chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng. - Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ. - Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo. * Kết bài: Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân 0,5 về bài Sang thu. * Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về 0,25 nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ. * Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp 0,25 của câu, ngữ nghĩa của từ
  5. CÁC ĐỀ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ II MÙA XUÂN NHO NHỎ -Thanh Hải- Đề 1 : Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu : Ta làm con chim hót 1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên. 2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa nh¬u thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ? 3. ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ"Tôi", nhung ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy? 4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết: Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nuớc, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. Đề 2 :(6 điểm): Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”
  6. Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy? Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối). Câu 3: Cũng trong bài thơ trên có câu: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng” Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng”? GỢI Ý Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ được viết vào tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến của tác giả. Câu 2: Đoạn văn viết phải đảm bảo được những yêu cầu sau: a. Về hình thức: Là đoạn văn tổng - phân - hợp, đúng số câu dề bài quy định (khoảng từ 10-12 câu), không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, chữ viết sạch sẽ, rõ nét. b. Về nội dung: * Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. - Ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. * Thân đoạn: Đảm bảo được rõ hai mạch ý: - Ý 1: Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng cùa dòng sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ. - Ý 2: Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”. *Kết đoạn: Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viêt vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. c. Về ngữ pháp:
  7. - Sử dụng đúng, thích hợp thành phần tình thái và phép nối trong đoạn. - Gạch chân, chú thích rõ ràng thành phần tình thái được sử dụng trong một câu và những từ ngữ dùng làm phép nối trong đoạn văn Câu 3: Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa. - Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến. Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bào vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. - Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động. Đề 3: ( 3 điểm) Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có đoạn: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến”. a) Hãy chỉ ra hàm ý của đoạn thơ? b) Viết một đoạn văn ngắn ( 5 – 10 câu ) phân tích được biện pháp tu từ và nội dung chính của đoạn thơ, trong đó có sử dụng thành phần cảm thán. * Gợi ý: a) Hàm ý trong đoạn thơ là: Tác giả muốn được sống có ích, dâng hiến cho đất nước, cho cuộc đời dù là những đóng góp cá nhân nhỏ bé, khiêm nhường. b) * Yêu cầu về kĩ năng: Trình bày đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, không lỗi chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày đoạn văn theo các ý sau: - Nhà thơ muốn làm “con chim hót”, “một cành hoa”, làm “nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca cuộc đời. Đó là một sự dâng hiến lặng lẽ và khiêm nhường, một khát vọng tha thiết của một con tim luôn tràn đầy tình yêu cuộc sống. - Tác giả dùng điệp từ “ta” vừa thể hiện được ý nghĩ riêng của cá nhân vừa khơi gợi sự đồng cảm của mọi người: Chúng ta hãy cống hiến hết mình cho đất nước. - Thành phần cảm thán. Đề 4 :
  8. “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải. 1. Hãy giới thiệu về bài thơ bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi. 2. Nhan đề bài thơ có gì đặc biệt và gợi cho em suy nghĩ gì? 3. Hãy chép lại đoạn thơ có 8 câu thể hiện rõ ý nghĩa hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Thanh Hải. 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong các câu thơ đã chép ở câu 3. Đề 5 : Để bày tỏ nguyện ước chân thành được dâng hiến, được hòa nhập cho đời, trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ », Thanh Hải viết : Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến 1. Trong khổ thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng ? 2. Hình ảnh con chim hót, bông hoa còn xuất hiện trong một khổ thơ khác của bài thơ. Hãy chép lại chính xác khổ thơ đó và cho biết hai hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào trong khổ thơ. 3. Nêu ý nghĩa của việc lặp lại hai hình ảnh này trong bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ » ? 4. Giải thích nhan đề bài thơ « Mùa xuân nho nhỏ ». Đề 6 : Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết, tình yêu đối với đất nước, cuộc đời, thể hiện khao khát chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muôn góp “một mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời , của dân tộc. Bài thơ theo thể năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca. Những hình ảnh đẹp, giản dị, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo đã góp phần diễn tả ước nguyện khiêm nhường mà vô cùng thiêng liêng cao đẹp của nhà thơ. 1a. Chép lại đọan văn trên sau khi đã sửa hết lỗi và thay hai trong ba từ nhà thơ bằng những từ khác để tránh lặp từ. b. Việc thay như vậy đã làm thay đổi phép liên kết câu như thế nào? 2. Khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có hình ảnh thơ được lặp đi lặp lại. Đó là những hình ảnh nào? Bằng một đoạn văn ngắn, hãy cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc lặp đi lặp lại những hình ảnh đó. Đề 7: ( 3đ) Mở đầu bài thơ Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh
  9. Một bông hoa tím biếc.” 1. Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong văn cảnh? 2. Chép 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? 4. Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa. Chép nguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? Cho biết đó là bài thơ nào, của ai? Gợi ý 1. Nêu đúng biện pháp tu từ: Đảo ngữ (0,5 đ) Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa mọc lên từ dòng nước trong xanh, khoe sắc màu tươi sáng và tràn đầy sức sống (0,75 đ) 2. Chép đúng 5 dòng tiếp theo của khổ thơ. (0,5 đ) 3. Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/ 1980 khi ông đang nằm trên gường bệnh chỉ còn vài tuần trước khi ông qua đời. (0,5 đ) 4. Chép đúng 2 câu thơ: “Muốn làm tỏa hương đâu đây” (0,25 đ) Bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa là bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (0,5 đ) Đề 8 : Mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cảm xúc của Thanh Hải trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao
  10. Cứ đi lên phía trước. (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, SGK Ngữ văn 9, tập 2) Gợi ý A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn thơ. B. Thân bài: KHỔ 1: - “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”: + Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím). + Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống. + Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế. -> Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô. - “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”: + Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện. Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động. + Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi hót chi mà + Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân. - “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”: + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm. + Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người. + Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình. + Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương. KHỔ 2: - Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
  11. - Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của mùa xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi. - Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo: + “Lộc” không nằm trên những cành non + “Lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng. + “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển -> Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước. - “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”: + Điệp cấu trúc + hai từ láy + Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp. KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào. - Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải. - Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao. - Đất nước như vì sao / so sánh: Chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại. c. Kết bài: - Khái quát nội dung nghệ thuật. - Liên hệ bản thân. VIẾNG LĂNG BÁC - Viễn Phương- Đề 1 : Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết : "Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa." Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
  12. "Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác." a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó. b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên. Gợi ý a. Khác nhau và giống nhau : - Khác nhau : + Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời. + Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ. - Giống nhau : + Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung. + Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình. b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ. Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót. Đề 2 : Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Và sau đó, tác giả thấy: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! " Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy. Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có
  13. một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng. Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. Gợi ý : Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác. - Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi. - Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên. Câu 3: Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau: - Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác. - Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú. Câu 4: Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy "Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu Đề 3: Đoạn thơ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương) a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên. b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ). Gợi ý: a. Phân tích để thấy: - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. - Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
  14. b. Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời: Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm). Đề 4: 1.Mở đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng và ở cuối bài,nhà thơ bày tỏ nguyện ước: "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này". Theo em, những hình ảnh nào là ẩn dụ? Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu. 2.Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Hãy chép lại hai câu nối tiếp nhau của một bài thơ đã học mà trong đó,nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre để gợi liên tưởng đến tình yêu thương đoàn kết của người Việt Nam(Ghi rõ tên tác giả,tác phẩm). Đề 5: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. (Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục) 1. Tác giả của khổ thơ trên là ai? Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần biệt lập cảm thán hay câu cảm thán? 2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ. 3. Việc lặp lại một hình ảnh (chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như trên còn thấy trong nhiều bài thơ khác. Kể tên một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên tác giả) có đặc điểm đó. 4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tâm trạng, cảm xúc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu ghép (gạch dưới câu ghép và từ ngữ dùng làm phép nối).
  15. Đề 6 : ( 5đ) Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”. (Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9) 1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng. 2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép. 3. Cho câu văn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích) Gợi ý HS nêu được: 1,5 Câu 1 - Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi 1976. 0,5 - Chép chính xác khổ thơ (Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm, trừ đến hết điểm) 1,0 - HS chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa 1,0 chép. Nêu được 1 trong 3 ý sau: + Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Câu 2 + Hình ảnh trời xanh gợi nghĩ đến ý nghĩa sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi. Người đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. + Nghe nhói ở trong tim: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi tả cái nhói đau tê tái đến cực độ của nhà thơ và cũng là tâm trạng cảm xúc của những người đã vào lăng viếng Bác khi nghĩ về sự ra đi của Người. HS dựa vào bài thơ, hoàn thành một đoạn văn nghị luận khoảng 9 đến 11 câu theo cách 2,5 lập luận diễn dịch để làm rõ ý cho câu chủ đề đã cho, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu (gạch dưới và chú thích). Câu 3 - Hình thức + Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch, không có sai sót lớn 1,0 về diễn đạt. 0,5 + Có khởi ngữ + Có phép thế
  16. - Nội dung: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý 0,25 cho câu chủ đề: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của 0,25 mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1,5 + Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét (hàng tre, mặt trời, dòng người vào lăng viếng Bác ) + Tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của nhà thơ đối với Bác. 1,0 0,5 SANG THU ĐỀ 1: Cho câu thơ : Bỗng nhận ra hương ổi 1. Chép 7 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh hai khổ thơ đầu của một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9. 2. Đoạn thơ trích trong bài nào? Của ai? Sáng tác năm nào? 3. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh đám mây mùa hạ và sương chùng chình qua ngõ trong khổ thơ trên. 4. Bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở hai khổ thơ trên. Xác định một câu ghép và một phép nối. ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” a. Đoạn thơ trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ c. Xác định từ loại của các từ: ổi; phả; se; đã. d. Hai câu thơ cuối của đoạn sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.
  17. ĐỀ 3: Cho khổ thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về 1. Em hãy nêu tên tác phẩm, tác giả, xuất xứ bài thơ. 2. Khổ thơ có những từ ngữ chỉ dấu cho nhan đề bài thơ. Hãy chỉ ra những từ ngữ ấy và giải thích vì sao? Đề 4: (1,5 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. a) Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Gợi tả cảnh gì? b)Phân tích ngắn gọn ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ. Nội dung Điểm - Đoạn thơ được trích từ bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh). 0,25 đ a - Nội dung đoạn thơ gợi tả cảnh thiên nhiên ở thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. 0,25 đ Phân tích ngắn gọn ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ cuối - Sấm: tượng trưng cho những tác động, vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. 0,25 đ b - Hàng cây đứng tuổi: tượng trưng cho con người đã từng trải. - Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại 0,25 đ cảnh, của cuộc đời. 0,5 đ ĐỀ 5: Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh viết: “Sấm cũng bớt bất ngờ
  18. Trên hàng cây đứng tuổi” 1. Em hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ trên? 2. Bài thơ “Sang thu” có những câu thơ diễn tả tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp. Chép chính xác những câu thơ đó. 3. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận qui nạp làm rõ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trước tín hiệu thu về trong khổ thơ chép ở câu 2. Trong đoạn có dùng một câu ghép và một khởi ngữ. 4. Vẻ đẹp thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thơ ca. Hãy kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài này. Từ hình ảnh thiên nhiên trong hai tác phẩm, em có suy nghĩ gì (không quá nửa trang giấy thi) về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người. ĐỀ 6: Cho câu thơ: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. 1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ. 2. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.” Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để viết 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép thế. (Gạch chân) *Gợi ý: 1. Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ: (1 điểm) 2. Nêu đúng tên tác giả:( 0,5điểm) ; tên tác phẩm:( 0,5 điểm) 3. Viết đoạn văn: (3 điểm) * Hình thức: (1 điểm) - Đúng kết cấu T-P-H; đủ số câu: 0,5 điểm - Sử dụng đúng; hợp lí: + Phép thế: 0,5 điểm *Nội dung: 2 điểm Cảm nhận tinh tế cảnh vật thiên nhiên:
  19. - Tín hiệu sang thu từ ngọn gió se nhẹ, khô và hơi lạnh mang theo hương ổi chín, qua hình ảnh “Sương chùng chình”, sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ (nhân hóa) trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc xốn xang. - Dòng sông trôi thanh thản, lững lờ. - Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tránh rét. - Hình ảnh đám mây mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu”-> Nhân hóa - Nắng, mưa, sấm vẫn còn song thưa dần, dịu lại. => Tầm hồn nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú, tinh tế. NÓI VỚI CON - Y Phương - Đề 1: Đọc kỹ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc (Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9 tập hai-trang 72) a) Chỉ ra các phép tu từ và thành ngữ có trong đoạn thơ. b) Phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Đề 2: Đọc đoạn thơ sau: “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc ”
  20. (Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Tại sao tác giả lại viết “Người đồng mình” mà không phải là “Người Tày mình”? c. Nét đặc sắc của đoạn thơ trên? * Gợi ý: a.0,5 điểm Đoạn thơ trích trong tác phẩm: Nói với con của nhà thơ Y Phương b.0,5 điểm b.Tác giả viết “Người đồng mình” vì có nghĩa rộng, khái quát hơn “người Tày mình”. Người đồng mình có thể hiểu là người vùng mình, người miền mình: những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. c. 5 điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Có kĩ năng nghị luận văn học, lí lẽ thuyết phục và thể hiện được năng lực phân tích sâu sắc, tinh tế. - Bố cục hợp lí, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Văn viết trong sáng, có cảm xúc. b. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: Đoạn thơ mượn lời người cha núi với con về sức sống mạnh mẽ và truyền thống nghĩa tình của “người đồng mình”. - Nhắc đến ngời đồng mình bằng câu cảm thán (thương lắm con ơi) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành. - Cách diễn đạt mang đặc trưng của người miền núi: nỗi buồn đo bằng chiều cao, chí lớn đo bằng độ xa->cách diễn đạt này gợi nỗi buồn mà ko bi quan, thể hiện bản lĩnh sống đẹp, đầy niềm tin, ý chí nghị lực của người miền núi. - Người đồng mình ko chỉ đẹp trong suy nghĩ mà còn đẹp trong cả lối sống. Các từ “cực nhọc”, “nghèo đói”, “lên thác xuống ghềnh”cho thấy cuộc sống nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn, lam lũ. - Phép điệp ngữ-> vừa khẳng định, vừa nhấn mạnh nghị lực, sự kiên cường và thái độ bất chấp gian khổ, bình thản vượt qua mọi thử thách. - Phép so sánh-> gợi ra sức sống mạnh mẽ lối sống khoáng đạt và ăm ắp nghĩa tình của con người quê hương Đề 3: Đọc đoạn thơ sau: “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
  21. Sống trên đá không chế đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc” (Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010) 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được tác giả nói tới là những ai? 2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? 3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích-tổng hợp làm rõ những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp). * Gợi ý : 1. (1.5 điểm): Thí sinh nêu đúng: - Tên tác phẩm: “Nói với con” - Tên tác giả: Y Phương - Người đồng mình: người vùng mình (miền mình,cùng quê hương, cùng dân tộc, ) 2. (0.5 điểm): Thí sinh nêu đúng thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” và ý nghĩa (gian nan, vất vả, ) 3. (4 điểm): Thí sinh hoàn thành đoạn văn: - Mở đoạn: đạt yêu cầu của đoạn văn theo kiểu tổng hợp-phân tích- tổng hợp - Thân đoạn: biết khai thác hiệu quả của các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: + Phẩm chất cao đẹp: mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn đói nghèo + Lời nhắc nhở của cha: sống thủy chung, biết chấp nhận và vượt qua thử thách - Kết đoạn: đạt yêu cầu của đoạn văn theo kiểu tổng hợp- phân tích- tổng hợp - Có sử dụng phép lặp để liên kết (gạch dưới) - Có một câu ghép (gạch dưới) Đề 4: Cho câu thơ sau: “Chân phải bước tới cha” 1. Chép chính xác 9 câu thơ tiếp theo. 2. Cho biết đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Ghi lại nội dung đoạn thơ bằng một câu bị động. 3. Nhận xét về giọng điệu, ngôn từ trong đoạn thơ. Nêu tác dụng? 4. Câu thơ: “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” có sử dụng biện pháp tu từ gì? Em hiểu thế nào về hai câu thơ này? 5. Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 - 10 câu theo kiểu qui nạp để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng phép nối và thành phần tình thái. Đề 5: (7,0 điểm)
  22. Cho đoạn thơ sau: “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn ” 1. Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Viết 1 đoạn văn diễn dịch (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất cao đẹp của “ người đồng mình”. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối. (Gạch chân từ ngữ thực hiện phép nối). 3. Từ những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình” trong văn bản trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay? Gợi ý 1. Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo. (0,5 đ) Nêu đúng tên tác phẩm: Nói với con. (0,25 đ) Nêu đúng tên tác giả: Y Phương. (0,25 đ) 2. Hs đảm bảo các yêu cầu sau: * Về hình thức: - Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định, có đánh số thứ tự câu, đúng đoạn văn diễn dịch (0,5 đ) - Gạch chân từ ngữ thực hiện phép nối.(0,5 đ) * Về ND: Cần đảm bảo được các ý sau: (4,0 đ) - Tâm hồn mộc mạc, chất phác vừa sâu sắc, lãng mạn vừa hồn nhiên phóng khoáng của người dân miền núi. - Tư thế tầm vóc hiên ngang, giàu nghị lực, sức sống mãnh liệt: không nhỏ bé, không chịu khuất phục trước thử thách, gian nan của cuộc sống, luôn gắn bó và có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung với quê hương - Cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường để dựng xây cuộc sống và tạo lập, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp cho quê hương. - Chỉ ra được nét đặc sắc về NT: Ngôn ngữ mộc mạc giàu hình ảnh, so sánh, điệp ngữ, thành ngữ 3. Học sinh trình bày đoạn văn ngắn đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận cứ và lập luận giàu sức thuyết phục. (1,0 đ) - Nêu được những phẩm chất cơ bản và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay như tính năng động, thông minh, nhạy bén, nghị lực sống, xu thế hội nhập, mơ ước làm giàu xây dựng quê hương đất nước (1,0 đ) Đề 6: Lời tâm tình tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương nói với con được thể hiện trong những câu thơ sau: “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa
  23. Con đường cho những tấm lòng” (Nói với con – Y Phương) 1. Trong câu thơ: “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào? 2. Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì? 3. Từ những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình” trong văn bản: “ Nói với con”, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay? Gợi ý Câu 1. - Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: (1 điểm) + Nghĩa đen: Chỉ sự vật (0,5 điểm) + Nghĩa ẩn dụ: Chỉ quê hương (0,5 điểm) Câu 2. - Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của quê hương, đó cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành : (1 điểm) + Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt (0.5 điểm) + Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống (0.5 điểm) Câu 3. - Học sinh trình bày đoạn văn ngắn đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận cứ và lập luận giàu sức thuyết phục. (1đ) - Nêu được những phẩm chất cơ bản và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay như tính năng động, thông minh, nhạy bén, nghị lực sống, xu thế hội nhập, mơ ước làm giàu xây dựng quê hương đất nước (2đ) Đề 7: 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
  24. Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (SGK Ngữ Văn 9, tập 2) a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? c) Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì? 2. Lấy tựa đề : “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”. Hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người. Gợi ý 1. a. – Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Nói với con” – Tác giả: Y Phương b. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này. c. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là: Cha nhắc con “lên đường” đến những chân trời mới, dù ở bất cứ đâu cũng không bao giờ được sống tầm thường nhỏ bé, phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, nghị lực của người đồng mình và có niềm tin vững bước trên đường đời HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa 2. MB:– Giới thiệu vấn đề nghị luận: nguồn cội yêu thương của mỗi con người – Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Trích dẫn câu nói. Thân bài: 1. Khẳng định ý nghĩa giađình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người : – Cùng với gia đình là quêhương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường. – Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương – Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành.
  25. 2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : – Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng. – Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phong trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê.hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương – Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày một giàu đẹp. 3. Có thái độ phê phán trước những hành vi: – Phá hoại cơ sở vật chất – Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình 4. Liên hệ mở rộng : – Đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người “Quê hương” ( Đỗ Trung Quân) “ Quê hương” (Giang Nam) “ Quê hương” (Tế Hanh) “Nói với con” (Y Phương) . KB: : Khẳng định: – Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ quốc; tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. – Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI - Lê Minh Khuê- Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát. Tôi mê hat. Thường cứ thuộc một điệu nhác nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
  26. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.” a) Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Tác phẩm được viết ở thời kỳ nào? c) Từ “còn” trong đoạn văn trên thuộc phép liên kết nào? d) Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Nội dung đoạn trích nói gì? Câu 2: Em hãy đọc đoạn văn sau: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.” 1. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 2. Đoạn văn thể hiện phẩm chất gì của nhân vật? 3. Xác định hai phép liên kết câu có trong đoạn trích trên? Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết? 4. Dựa vào nội dung đoạn trích trên, hãy nêu những cảm nhận của em về nhân vật – người kể chuyện. Câu 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn . Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê) a) Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? “ Chúng tôi” được nói ở đây là những nhân vật nào trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” b) Nêu nội dung chính của đoạn trích. c) Tìm câu văn có sử dụng khởi ngữ, xác định khởi ngữ có trong câu văn đó. Câu 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm
  27. quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.” 1. Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào, do ai sáng tác? 2. Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy? 3. Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật trong đoạn trích. Câu 5: Cho đoạn trích sau: ( ) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ( ) (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê) a. Đoạn văn trên được kể theo lời của nhân vật nào? Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì? b.Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm? c. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên? d. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả? Câu 6: Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu. Đọc kỹ đoạn văn trên rồi thực hiện những yêu cầu sau: 1. Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Của ai? 2. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? 3. Kể tên các nhân vật trong tác phẩm. Cho biết công việc của họ là gì? 4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. 5. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn. Câu 7:
  28. Cho đoạn trích sau: Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi. 2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ? 3. Cách đặt câu trong đoạn có gì đặc biệt ? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung đoạn văn ? 4. Đoạn trích trên diễn tả tâm trạng của ai ? Trong hoàn cảnh nào ? 5. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu về tổ trính sát mặt đường trong tác phẩm trên. Xác định một câu ghép và một thành phần cảm thán trong đoạn. Câu 8: Cho đoạn trích sau: Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi lên sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt lem luốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là « những con quỉ mắt đen ». 1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Hãy giới thiệu về tác phẩm ấy bằng một đoạn văn không quá nửa trang giấy thi. 2. Đoạn truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Tác dụng của việc chọn ngôi kể này ? 3. Chi tiết : Chúng tôi gọi nhau là « những con quỉ mắt đen » trong đoạn trích nói lên vẻ đẹp gì ở con người họ. Hãy chép một khổ thơ có ý nghĩa tương tự trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9. Nêu rõ tên bài thơ và tên tác giả. 4. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp làm rõ tình đồng chi, đồng đội gắn bó thân thiết của tổ trính sát mặt đường trong tác phẩm trên. Xác định một câu bị động và một thành phần cảm thán trong đoạn. Câu 9: Đọc - hiểu: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. “ Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen.” ( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê - Sách Ngữ văn 9 tập 2) Câu 1. (1điểm ) a) Câu “ Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? (0,5điểm) b) Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật? (0,5điểm) Câu 2. (1điểm) a) Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? b) Vì sao em liên tưởng như trên?
  29. Câu 3. (2điểm) Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi”. Trong đoạn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép thế) *HƯỚNG DẪN Câu 1. (1điểm) a) Câu văn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (0,5đ) b) Cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái TNXP làm công việc trinh sát mặt đường. (0,5đ) Câu 2. (1điểm) a) Chép chính xác những câu thơ trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: (0,5đ) Không có kính, ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ( Nếu chép một câu: Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha cũng cho tối đa điểm) b) Vì đều thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, có trách nhiệm cao trong công việc của những người tham gia công cuộc kháng chiến chống Mĩ. (0,5điểm) Câu 3. Đoạn văn (2điểm) - Hình thức: (1điểm) + Sử dụng và gạch chân một phép thế, chú thích xuống cuối đoạn văn (0,5điểm) + Sử dụng câu cảm thán, chú thích xuống cuối đoạn văn (0,5điểm) - Nội dung (1điểm): Làm nổi bật nhân vật Phương Định với những nét tính cách: Vô tư, hồn nhiên, nhạy cảm, yêu đời dũng cảm, gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc , chăm sóc, yêu quý, gắn bó với đồng đội tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Câu 10: (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong phần trích sau: “Uống sữa xong, Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi. - Hát đi, Phương Định, mày thích bài gì nhát, hát đi! Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan hộ mềm mại, dịu dàng. Thích "ca chiu sa" của Hồng Quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: "Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ". Đó là dân ca ý trữ tình, giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nói chung, trên cao điểm này, chúng tôi không ưa nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần phải cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Những ngôi sao xa xôi –Lê Minh Khuê –Ngữ văn 9–Tập II–NXBGD–2009–trang 119)
  30. CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI - VŨ KHOAN- ĐỀ 1: (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo còn bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? của ai? b, Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? c, Từ nhận định trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 – 20 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học chay, học vẹt của học sinh hiện nay. (Bài làm có đánh số thứ tự câu) * GỢI Ý : a. 0,5 a/ HS nêu được - Tên văn bản: " Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" 0,25 - Tên tác giả: Vũ Khoan 0,25 b. 0,5 b / Nêu hoàn cảnh sáng tác: - Bài viết đăng trên tạp chí "Tia sáng" năm 2001 - được in vào tập "Một góc nhìn của trí 0,25 thức" - Bài viết ra đời trong thời điểm những năm đầu thế kỉ XXI - thời điểm quan trọng trên con đường phát triển và hội nhập thế giới. 0,25 c/ Viết đoạn văn c. 2,0 * Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Học sinh viết được đoạn văn ngắn nghị luận về hiện tượng đời sống có nội dung như yêu cầu, biết dùng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, có vận dụng 0,5 các thao tác lập luận để làm sáng tỏ một vấn đề. - Nếu HS không viết đúng thành đoạn văn trừ 0,25 điểm - Nếu HS viết nhiều hoặc ít hơn số câu quy định, không đánh số thứ tự câu trừ 0,25 điểm. * Yêu cầu về kiến thức
  31. - Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận - Giải thích: + Học chay là lối học thiên về sách vở, xa rời thực tế, không thực hành chỉ là lối học 1,5 xuông về lí thuyết + Học vẹt là lối học thuộc lòng câu chữ, học mà không hiểu bản chất của vấn đề chỉ như một con vẹt nói theo 0,25 - Biểu hiện: một bộ phận sinh viên chỉ học lí thuyết, không thực hành ra thực tế không đáp ứng được nhu cầu công việc; Trong một số nhà trường thiếu thiết bị, GV không sử dụng thiết bị thường xuyên ; 1 số HS không tìm hiểu cặn kẽ kiến thức chỉ học thuộc lòng - Học chay, học vẹt gây hậu quả nghiêm trọng: + Tư duy, năng lực suy nghĩ không phát triển 0,25 + Không hiểu sâu, nắm chắc vấn đề + Thụ động trong tiếp thu tri thức + Khả năng ứng dụng, thực hành kém + Từ đó nảy sinh các vấn đề tiêu cực như quay cóp, gian lận khi thi cử - HS học chay học vẹt do nhiều nguyên nhân: 0,25 + Do chương trình học nặng về lí thuyết khô khan, cứng nhắc nên một bộ phận HS chán học, học chống đối + Một số phụ huynh tạo áp lực cho con cái mà chưa có định hướng cụ thể + HS chưa có ý thức, chưa có phương pháp học đúng đắn, chưa có động cơ học tập rõ ràng, trong khi game, Facebook chiếm khoảng thời gian lớn của họ - Giải pháp khắc phục hiện tượng trên: + Gia đình, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ để bài trừ kiểu học tiêu cực này. Phụ huynh cần có những định hướng cụ thể trong việc học của con cái 0,25 + Nhà trường - người thầy cần có những phương pháp giảm áp lực cho HS trong từng bộ môn, tăng cường thực hành + HS tự giác học tập, xác định động cơ, phương pháp học rõ ràng - Khái quát, khẳng định vấn đề. Mở đoạn, kết đoạn làm tốt Lưu ý: Trên đây chỉ là một hướng triển khai , nếu HS có những trình bày khác, hợp lí vẫn chấp nhận.
  32. 0,25 0,25 ĐỀ 2: (2đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy, khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 28) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ văn bản nào? Của ai? 2. Trong đoạn văn, tác giả viết: "Bước vào thế kỉ mới, muốn sánh vai cùng các cường quốc năm châu thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu". Vậy những điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày trong văn bản trên là gì? * GỢI Ý : HS nêu được: 0,5 Câu 1 - Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” 0,25 - Tác giả là Vũ Khoan 0,25 - HS nêu được những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam được tác giả trình bày 1,5 trong văn bản: + Thông minh, nhạy bén với cái mới, nhưng hổng kiến thức cơ bản và thiếu kĩ năng thực Câu 2 hành 0,5 + Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tỉ mỉ, không tôn trọng quy trình công nghệ, làm tắt 0,5 + Đoàn kết trong chiến tranh nhưng đố kị trong làm ăn, thích ứng nhanh nhưng khôn vặt, không trọng chữ “tín”, sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức 0,5
  33. ĐỀ 3: (4đ) Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. ( Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) 1. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? 2. Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con ngời Việt Nam là " Thông minh nhạy bén với cái mới" còn cái yếu là " khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề". Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? 3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21? * GỢI Ý : Câu 1 (1,0 điểm). Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu Câu 2.(2đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b, Yêu cầu về nội dung: Thí sinh cần làm rõ các nội dung sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận - Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới (Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5đ) - Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ( Vận dụng các thao tác nghị luận để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5đ) - liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để từ đó có hướng phát huy, Khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng 1đ Câu 3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21? (1đ) Liên hệ những hành động việc làm để chở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức
  34. Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.(Trình bày mạch lạc bằng 1 đoạn văn khoảng 5 dòng). ĐỀ 4: (3đ) Câu 1 (3đ) Cho đoạn văn sau: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”. 1. Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên? (1đ) 2. Từ đó em hãy viết đoạn văn triển khai nội dung sau: “Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.” (2đ) * GỢI Ý : 1. Nội dung đoạn văn: Cái mạnh của người Việt Nam là sự thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng lại bị hạn chế bởi những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành, sáng tạo. (1đ) 2. Viết đoạn văn: - Đúng hình thức (0,5đ) - Nội dung triển khai câu chủ đề(1,5đ): Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. + Lớp trẻ Việt Nam phải nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam qua đoạn văn trên để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới. + Hs khái quát được yêu cầu của nền kinh tế mới + Hs nói được những mục tiêu rèn luyện theo suy nghĩ riêng của mình (hoặc dựa theo sự chuẩn bị mà tác giả Vũ Khoan nói trong tác phẩm là được). + Khuyến khích những hs có quan điểm riêng BÀN VỀ ĐỌC SÁCH - CHU QUANG TIỀM- ĐỀ 1: (3đ) Đọc-hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn sau: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho
  35. mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém Và trả lời các câu hỏi dưới đây: a) Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm) b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của đoạn văn? (1,0 điểm) c) Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm) * GỢI Ý : a) – Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách. – Tác giả: Chu Quang Tiềm. b) – Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận. – Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách. c) Có thể triển khai các ý sau: – Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp nhận kho tàng tri thức vô tận ấy. – Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người (Dẫn chứng) – Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người quay lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách. Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnh hợp lí. ĐỀ 2: (3đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyền sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần. (Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm) 1. Nêu chủ để của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề. Chủ đề văn bản: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và ph.pháp đọc sách (0,5đ) Đoạn văn đề cập đến phương pháp đọc sách (cách đọc sách) (0,5đ) 2. Vì sao tác giả cho rằng: "Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ" Vì:
  36. Nếu không chọn cho tinh dễ bị chạy theo số lượng, đọc mà không hiểu được bao nhiêu; đồng thời lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách "vô thưởng vô phạt". (0,5đ) Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành "nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy " học vấn mới được nâng cao. (0,5đ) 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng ½ trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh. Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: Nội dung: nêu rõ hiện tượng; bày tỏ suy nghĩ về hậu quả và nguyên nhân của hiện tượng; đề xuất một vài giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của học sinh về sách và có phương pháp đọc sách hiệu quả. (1,5đ) Hình thức: là một đoạn văn nghị luận, có kết hợp các phương thức biểu đạt, diễn đạt sinh động, độ dài theo quy định (0,5đ) TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
  37. - NGUYỄN ĐÌNH THI- ĐỀ 1: (3đ) “ Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ , anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh ” a. Câu trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? (1đ) b. Trình bày nội dung chính được thể hiện trong câu trên? (1đ) * GỢI Ý : a. Câu văn trên trích trong tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”, tác giả Nguyễn Đình Thi. (1đ) b. Nội dung: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng, tình cảm của nghệ sĩ; văn nghệ thể hiện đời sống tinh thần cá nhân, dấu ấn riêng của người sáng tác. (1đ) ĐỀ 2: (3đ) Câu 1: Cho đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” (Ngữ văn 9 - Tập 2) 1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2) Chỉ rõ những phép liên kết trong đoạn trích. 3) Câu văn “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”là câu đơn hay câu ghép? * GỢI Ý : 1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi. 2) Chỉ rõ những phép liên kết trong đoạn trích. Phép thế (anh - nghệ sĩ; cái đã có rồi – những vật liệu mượn ở thực tại) Phép lặp (tác phẩm) Phép nối (nhưng) Phép liên tưởng (nghệ thuật - nghệ sĩ - tác phẩm) 3) Câu văn “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”là câu đơn hay câu ghép? Câu ghép
  38. ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ : TINH THẦN TỰ LẬP Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải có tính tự lập đối với học sinh ngày nay. a) Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận (0,25) b) Thân bài b.1) Giải thích: Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống, không ỷ lại, dựa dẫm, nhờ vả người khác trong mọi công việc Tự lập đối với học sinh là tự mình phải chủ động, tự giác, tích cực trong học tập và trong cuộc sống, không trông chờ, ỷ lại vào gia đình, bạn bè, thầy cô b.2) Bàn luận: Trong xã hội hiện đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, mỗi con người ngay từ tuổi học sinh đã cần phải hình thành cho mình tính tự lập để có thể làm chủ được kiến thức, làm chủ được cuộc sống một cách vững vàng Đối với người học sinh, tự lập là một trong những yếu tố cần thiết để làm nên thành công trong học tập và cuộc sống: + Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tự giác, tích cực, có động cơ, mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ sự chủ động đó, người học sẽ tìm ra phương pháp học tập tốt, phát huy được năng lực của bản thân để vươn lên đạt kết quả cao. + Trong cuộc sống, người học sinh có tính tự lập sẽ luôn chủ động, nhanh nhẹn, hoạt bát, không dựa dẫm, ỷ lại người khác trong công việc. Điều đó sẽ góp phần hình thành bản lĩnh sống mạnh mẽ, không e ngại, rụt rè trước khó khăn hoặc trong giao tiếp Nếu không có tính tự lập, học sinh sẽ thường có tâm lí trông chờ, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh và dễ bị vấp ngã, thất bại trong học tập và cuộc sống. Tuy nhiên tự lập không phải là tự cô lập mình, từ chối sự hợp tác,sự giúp đỡ chân thành, hợp lí của người khác Hiện nay, có không ít học sinh còn thiếu tính tự lập, có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào gia đình, bạn bè Cần phê phán những hiện tượng đó. (Thí sinh đưa dẫn chứng phù hợp với vấn đề bàn bạc) c) Kết bài:
  39. Cần nhận thức được vai trò quan trọng của tính tự lập đối với bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Cần tích cực rèn luyện bản thân để có tính tự lập và thể hiện cụ thể trong học tập cũng như trong cuộc sống của mình.