Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2019 - Tỉnh Thanh Hóa (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 5092
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2019 - Tỉnh Thanh Hóa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_2019_tinh_thanh_hoa_c.doc

Nội dung text: Đề thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2019 - Tỉnh Thanh Hóa (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI VĂN VÀO LỚP 10 NĂM 2019 THANH HÓA NGÀY 05/6/2019 Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 của tỉnh Thanh Hóa gồm xx câu hỏi. Thời gian làm bài là 90 phút. Kiến thức chủ yếu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 9 Chi tiết đề thi như sau: PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. (1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây". (2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. (3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên. (4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa. - Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. (3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn. Câu 2. (5,0 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
  2. Dù là tuổi hai tươi Dù là khi tóc bạc (Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai. NXBGD Việt Nam, 2015) Từ đó, liên hệ tới trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay ĐÁP ÁN THAM KHẢO ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN 2019 THANH HÓA Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 2019 Thanh Hóa được biên soạn mang mục đích tham khảo: Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự Câu 2. Ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Câu 3. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1): "Ngày mai hãy đến đây". Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai hãy đến đây và ngày mai. Câu 4. Tự học là cách học tập hiệu quả nhất là quan điểm đúng đắn bởi: - Tự học giúp ta chủ động tiếp thu kiến thức thoải mái hơn, có sự cầu tiến - Thúc đẩy con người tự chủ hơn trong mọi công việc, có động lực tìm kiếm đam mê của mình - Giúp kiến thức nhớ lâu hơn, khắc ghi trong suy nghĩ để áp dụng vào thực tế. Phần II. Tạo lập văn bản Câu 1. Nêu vấn đề: Dẫn dắt, giới thiệu về lòng Kiên nhẫn. Nêu khái quát nhận định, suy nghĩ của em về lòng Kiên nhẫn và vai trò của nó đối với mỗi người (quan trọng, cần thiết, ). Bàn luận vấn đề Giải thích Kiên nhẫn là gì? Sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, không buôn bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu đặt ra. Người có lòng kiên nhẫn là người như thế nào? Người biết cố gắn phấn đấu, không ngại khó khăn, thất bại trên con đường dẫn đến thành công. Tầm quan trọng của lòng kiên nhẫn: Giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã. Làm cho con người trở nên bản lĩnh hơn, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống. Trang bị cho con người những phẩm chất đẹp, là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong nhiều lĩnh vực. Người có lòng kiên nhẫn tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. Người không có long kiên nhẫn thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc. Dẫn chứng cụ thể một vài tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết: Đối tượng là ai? tên gì? (có thể lấy ví dụ về một danh nhân, một người bạn mà em biết). Sống ở đâu? (nếu biết) Lòng Kiên nhẫn được thể hiện qua điều gì? Nó giúp đối tượng đạt được những thành công như thế nào? Qua đó, nêu cảm nghĩ của em về tầm quan trọng của lòng Kiên nhẫn đối với sự thành công của một con người. (là yếu tố quan trọng, cần thiết, không thể thiếu, ) Kết thúc vấn đề: - Khẳng định lại quan điểm, nhận định về lòng Kiên nhẫn.
  3. - Liên hệ bản thân, đúc kết kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên. Đoạn văn tham khảo Trong cuộc sống , để thành công trong mọi việc,chúng ta cần có lòng kiên nhẫn,đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mọi thành bại của mỗi cá nhân. Vậy lòng kiên nhẫn là gì? Đó là thái độ Kiên nhẫn,nhẫn nhại trước mọi việc,không sốt sắng ,bực bội,nản chí mỗi khi thất bại,luôn tập trung,tin tưởng vào mỗi việc mình làm,biết tự lấy lại dũng khí cho mình mỗi lúc gục ngã. Vậy vì sao chúng ta phải có lòng kiên nhẫn? Bởi lòng Kiên nhẫn sẽ giúp ta thành công trong công việc và học tập,có lòng nhẫn xem như ta đã thắng một phần trong cuộc chiến với những thách thức.Nó giúp chúng ta luôn phải cố gắng,quyết đấu đến cùng với những khó khăn phía trước.Có lòng kiên nhẫn,ta sẽ có ý thức đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.Không những thế,nó sẽ cho ta những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống,kinh nghiệm sau những cú trượt dài trên đường đời.Đừng nên quá nóng vội và háu thắng,sẽ chẳng được gì khi ta tự phụ,nóng nãy.Hãy biết nhẫn lại một chút,đôi lúc nhẫn lại sẽ giúp ta tránh khỏi những rắc rối và tìm ra nhữnh bài học cho chính mình .Thành công sẽ chỉ đến với những người biết nhẫn nhục và Kiên nhẫn bởi không có con đường nào bước đến thành công trải đầy hoa hồng cho ta bước êm nhẹ,tất cả đều có cái giá của nó. Có rất nhiều tấm gương về lòng kiên nhẫn đáng để ta học tập:như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay nhưng thầy vẫn Kiên nhẫn luyện viết bằng chân,có lúc chân bị chuột rút đau điếng,thầy ngã vật ra chiếu nhưng thầy vẫn khôg bỏ cuộc,điều gì đã giúp thầy làm được như thế.Đó chính là lòng kiên nhẫn,thầy luôn tin tưởng vào năng lực của mình,quyết tâm theo đuổi nó cho dù điều đó là quá khó khăn.Rốt cuộc,thầy đã thắng( ).Và còn rất nhiều những tấm gương khác khiến ta nể phục và học hỏi Bên cạnh đó,ta phê phán những kẻ xốc nổi,tự phụ,sĩ diện,hễ có chút thất bại trong cuộc sống là buông xuôi tất cả.Những người như thế sẽ chỉ chìm vào những góc tối tăm của số phận mà thôi.Họ chợt nhỏ nhoi,tầm thường,có khi là ích kỉ.Chúng ta nên bài trừ những lối sống không tốt đó và tự đặt cho mình những hướng phấn đấu mới ,nên tin tưởng vào quyết định của mình.Hãy xuất phát từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt đơn giản nhất đến những điều lớn lao hơn.Hãy biết khắc phục những điểm yếu,những thứ thiếu sót của bản thân để có được những kết quả tốt trong cuộc sống. Nói tóm lại,trong từ điển của sự thành công không thể thiếu lòng kiên nhẫn.Mỗi người hãy bắt đầu tạo lập cho mình đức tính tốt đẹp này.nó sẽ làm cho cuộc sống của bạn tăng thêm hương vị và tươi đẹp hơn. Câu 2 + Mở bài: – Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm: – Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước. – Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu. Ta làm con chim hót Dù là khi tóc bạc – Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị.
  4. – Ước mơ được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả. – Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước. – Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả. – Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng. Liên hệ: * Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước. – Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan trọng cho đất nước: + Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước. + Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, – Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại gian khó, hi sinh. * Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ? – Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ. – Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức. – Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức + Kết - Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc” - Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.