Giải bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học Lớp 9
Bạn đang xem tài liệu "Giải bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_bai_17_day_hoat_dong_hoa_hoc_cua_kim_loai_hoa_hoc_lop_9.docx
Nội dung text: Giải bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa học Lớp 9
- Giải bài 17: dãy hoạt động hóa học của kim loại
- 1. Chỉ có dãy C gồm các kim loại: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần 2. b) Zn. Dùng kẽm vì có phản ứng: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓ Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết. 3. a) Cu + 2H2SO4đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O b) Cho mỗi chất Mg, MgO, MgCO 3 tác dụng với dung dịch HCl, cho MgSO 4 tác dụng với BaCl2 ta thu được MgCl2. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 ↓. 4. Hiện tượng xảy ra: a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm. CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓
- b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓ c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng. d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm. 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓ 5. a) Phương trình hóa học của phản ứng: Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2 Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học nên không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng b) Chất rắn còn lại là Cu Theo pt nZn = nH2 = 0,1 mol ⇒ mZn = 65.0,1 = 6,5g Khối lượng chất rắn còn lại: mCu = 10,5 – 6,5 = 4g.