Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I - Trường TP Herman
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I - Trường TP Herman", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_18_kiem_tra_hoc_ki_i_truong_tp_he.docx
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I - Trường TP Herman
- Ngày giảng: 6A 6B TIẾT 18. KIỂM TRA HỌC KỲ I A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến tiết 17. Đánh gía khả năng nhận thức của HS 3. Tư tưởng: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử. 2. Kỹ năng: Phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày, diễn đạt B. Chuẩn bị: - Ra đề,đáp án. - Ôn các kiến thức đã học. C.Ma trận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỊCH SỬ 6 Mức độ Vận dụng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng thấp cao Chủ đề Chủ để 1 : . Thời gian Cách tính trong lịch thời gian sử trong lịch sử Số câu : 1 Số câu : 1 S.điểm :2,5 Số điểm: 2 Tỷ lệ :25% Chủ đề 2 : Các quốc Các quốc gia gia cổ đại cổ đại phương Đông. Số câu : 1 Số câu : 1
- Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ : 20% Tỷ lệ : 20% Chủ đề 3 : Đời sống vật Thành Cổ Nhà nước chất và tinh Loa Văn Lang – thần cư dân Âu Lạc Văn Lang. Số câu : ½ Số câu : ½ Số câu : 1 S.điểm : 2,5 S.điểm : 3 Số điểm: 5,5 Tỷ lệ : 25% Tỷ lệ : Tỷ lệ :55% 30% Tổng số câu Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu : 1 Số câu : 3 Tổng số điểm Số điểm:2 Số điểm: 2,5 S.điểm: 2,5 Số điểm: 3 Số điểm: 10 Tỉ lệ Tỷ lệ : 20% Tỷ lệ : 25% Tỷ lệ :25% Tỷ lệ : 30% Tỷ lệ : 100% D. Đề bài. Câu 1(2,5đ): Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Câu 2 (2đ): Các QGCĐ phương Đông ra đời ở đâu? Xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào? Câu 3(5,5đ) a,Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nước Văn Lang? b, Em hãy mô tả thành Cổ Loa? Hiện nay di tích thành Cổ Loa thuộc địa bàn tỉnh nào? Thành thờ cúng ai? E. Đáp án - biểu điểm: Câu 1. Cách tính thời gian của người xưa dựa theo: - Âm lịch: căn cứ vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất theo đó 1 năm có 360-365 ngày , 1 tháng có 29-30 ngày.(1,25đ) - Dương lịch căn cứ vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt mặt trời theo đó 1 năm có 365 ngày và ¼, 1 tháng có 30-31 ngày , riêng tháng 2 có 28 ngày.(1,25đ). Câu 2: ( 2điểm) + Các QGCĐ Phương Đông: 0,5đ
- Ra đời trên lưu vực các con sông lớn như song Nin ở Ai Cập,Ơ-Phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc. + Xã hội : 1,5đ. - Nông dân: nhận ruộng đất cày cấy và nộp sản phẩm, làm lao dịch. - Qúy tộc, quan lại: nhiều của cải, quyền thế, sống sung sướng. - Nô lệ: làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quý tộc, quan lại Câu 3 (5,5 điểm). a, Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang: 1,25đ - Nhà ở: phổ biến là nhà mái cong hình thuyền, mái tròn mui thuyền. + Nhà làm bằng gỗ tre, nứa lá + Ở thành làng, chạ gồm vài chục gia đình, ven đồi, ven sông, ven biển. - Ăn uống: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. - Mặc: Nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ có yếm che ngực. - Trang điểm:+ Mái tóc cắt ngắn, bỏ xõa hoặc búi tó, tết đuôi sam. + Họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai Phụ nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm bằng lông chim. Đời sống tinh thần cư dân Văn Lang :1,25đ - Chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau: quyền quý, dân tự do, nô tì - Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc. - Tổ chức lễ hội, vui chơi:+ Trai gái ăn mặc đẹp, nhảy múa, ca hát trong tiếng trống, khèn, tiếng chiêng + Đua thuyền, giã gạo - Về tín ngưỡng: + Người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng như núi,sông, mặt trăng, mặt trời, đất , nước + Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền có kèm theo các công cụ và đồ trang sức quý. b, Thành Cổ Loa: 2đ - Có 3 vòng khép kín. Chu vi 16000m, chiều cao trung bình 5-10m, mặt thành rộng trung bình 10m, chân thành rộng 10-20m, cacsc thành đều có hào bao quanh rộng từ 10-30m. Bên trong thành nội là khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc Hầu, Lạc tướng. Hiện nay:1đ. thành Cổ Loa thuộc khu vực XÃ Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Trong thành thờ An Dương Vương và bên cạnh có am Bà chúa thờ công chúa Mị Châu. F. Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra