Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 32 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

docx 8 trang hangtran11 12800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 32 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_32_bo_sach_ket_noi_tri_thu.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 32 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: HDH Tuần: 32 Thứ ngày tháng năm Lớp: BÀI 25. ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS nắm chắc cách nhận biết một số yếu tố của VB thông tin như trình tự và nội dung của các đoạn văn trong VB - Củng cố cho HS đọc đúng, hay bài: Đất nước chúng mình 2. Năng lực: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết về một số đặc điểm của Đất nước mình. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng tình yêu đất nước, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, máy soi. - HS: Vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - GV yêu cầu học sinh đọc bài Đất nước - 1-2 H đọc – H khác nghe, nhận xét chúng mình - GV nhận xét. 2. HDHS làm bài tập Bài 1: Sắp xếp các thẻ dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài học? - GV gọi HS đọc yêu cầu . - 1 HS đọc - GV gọi HS đọc lại bài tập đọc. - HS đọc bài - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi . - HS làm bài .1 HS trả lời: 3 1 2 4 - HS chữa bài, nhận xét. - GV nhận xét chữa bài. ? Bài đọc nói đến những vị anh hùng nào + Nhiều HS trả lời. của dân tộc ta? ? Kể tên các mùa trong năm của ba miền
  2. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS đất nước? - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Lá cờ Tổ quốc ta được tả như thế nào trong bài đọc? - GV gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc yêu cầu - GV gọi 1-2 HS trả lời + BT yêu cầu gì? +Bài tập yêu cầu tả lá cờ Tổ quốc - GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp - HS đọc bài làm + Lá cờ Tổ quốc ta hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh - GV nhận xét. - HS nhận xét, bổ sung - GV cho HS quan sát hình ảnh lá cờ Tổ quốc/MH và yêu cầu HS miêu tả lại - HS trả lời, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Dựa vào nội dung bài đọc, điền thông tin còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu. - BT yêu cầu gì? -HS đọc yêu cầu - YC HS thảo luận nhóm 4 -HS thảo luận nhóm, trình bày bài: - GV gọi đại diện các nhóm trình bày + Tên nước mình là Việt Nam + Thủ đô nước mình là Hà Nội + Đất nước mình có ba miền là: Bắc, Trung, Nam + Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài -GV nhận xét , kết luận chung: Chúng ta đang sinh sống trên đất nước Việt Nam, Hà Nội là thủ đô của nước mình. Đất nước mình có ba miền là: Bắc, Trung, Nam. Khi nhìn thấy mọi người mặc áo dài chúng ta nhớ ngay đến trang phục truyền thống của người Việt Nam ta, ngoài ra còn có những món ăn đặc trưng của từng vùng miền khác nhau. Bài 4: Xếp các tên riêng có trong bài đọc vào cột thích hợp. - GV cho HS nêu yêu cầu - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, đọc và ghi - HS thảo luận và ghi lại vào VBT lại vào bảng
  3. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - Chữa bài: Đại diện nhóm lên chia sẻ đọc - HS đọc: bài của nhóm mình + Tên riêng chỉ người: Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh + Tên riêng chỉ một vùng đất: Bắc, Trung, Nam - GV nhận xét, hỏi: - Nhóm khác nhận xét, bổ sung + Tìm một số từ chỉ tên riêng của người? - Nhiều HS trả lời Vùng đất? - GV nhận xét, khen Bài 5: Viết 1 - 2 câu về điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng. -GV yêu cầu HS đọc đề bài -HS đọc đề bài -HS làm vào vở -Yêu cầu HS làm vào vở , thu 1-2 bài chiếu - HS đọc bài làm của mình: lên màn hình nhận xét Thánh Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. - HS nhận xét - GV nhận xét, chữa bài. + Khi viết câu lưu ý điều gì? - HS trả lời - GV nhận xét . - HS lắng nghe 3. Củng cố, dặn dò: - YC HS học bài và chuẩn bị bài sau
  4. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: HDH Tuần: 32 Thứ ngày tháng năm Lớp: BÀI 26. TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài: Trên các miền Đất nước. - Ôn tập các kiến thức đã học vào làm các bài thực hành 2. Năng lực: - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ về sản phẩm truyền thống của đất nước. 3. Phẩm chất: - Có tình yêu với quê hương, thêm yêu văn hóa Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, máy soi. - HS: Vở BTTV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - GV yêu cầu học sinh đọc bài Trên các - 1-2 H đọc – H khác nghe, nhận xét miền Đất nước - GV nhận xét. 2. HDHS làm bài tập Bài 1: Chép lại các câu thơ nói về: a. Xứ Nghệ b. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương c. Đồng Tháp Mười - GV gọi HS đọc yêu cầu . - 1 HS đọc - GV gọi HS đọc lại bài tập đọc. - HS đọc bài - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. - HS làm bài - Đại diện 2-3 nhóm đọc bài làm a. Xứ Nghệ Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nươc biếc như tranh họa đồ b. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương Dù ai đi ngược về xuôi
  5. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba c. Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm - GV nhận xét, chữa bài. - HS chữa bài, nhận xét. Bài 2:Viết lại những tên riêng được nhắc đến trong bài đọc. - GV gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc yêu cầu - GV gọi 1-2 HS trả lời + BT yêu cầu gì? - HS nêu - GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp - HS đọc bài làm: + Việt Nam, Phú Thọ, miền Bắc, miền Trung, xứ Nghệ, Vua Hùng, Giỗ Tổ, Tháp Mười, Nam Bộ - GV nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, bổ sung Bài 3: Viết tên 2 - 3 tỉnh hoặc thành phố mà em biết. +BT yêu cầu gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, ghi lại -HS đọc yêu cầu vào VBT -HS hoàn thành bảng vào VBT + Tỉnh Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Phú Yên, thành phố Hải Phòng, -GV nhận xét , kết luận. - Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung Bài 4: Chọn a hoặc b. a. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống. Bà còng đi ợ ời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng. Đưa bà đến quãng đường cong Đưg bà vào tận ngõ ong nhà bà. (Ca dao) b. Điền tiếng chứa iu hoặc iêu vào chỗ trống. - GV cho HS nêu yêu cầu - GV lưu ý: HS chọn phần a hoặc phần b - HS đọc yêu cầu
  6. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS để làm, không bắt buộc phải làm cả 2 phần - Yêu cầu HS làm vào VBT - HS làm bài - Chữa bài/soi: - HS đọc: + HS đọc bài làm của mình (phần a) Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng. Đưa bà đến quãng đường cong Đưg bà vào tận ngõ trong nhà bà. + HS đọc bài làm của mình (phần b) + cái rìu, hạt tiêu, hạt điều - HS nhận xét, sửa sai - GV nhận xét, chốt đáp án đúng Bài 5: Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích. -GV yêu cầu HS đọc đề bài -HS đọc đề bài - GV cho HS thảo luận nhóm 4 làm vào -HS làm vào vở bảng phụ 1. Phở 2. Nón 3. Áo dài 4. Tò he - GV gọi đại diện các nhóm đọc bài, chữa - HS nhận xét , chữa bài bài. - GV cho HS quan sát hình ảnh/MH: bát - HS quan sát phở, nón, áo dài, tò hè Bài 6. Điền các từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 5 vào chỗ trống. - Bài yêu cầu gì? - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 điền từ - HS làm VBT vào chỗ thích hợp - Đại diện nhóm đọc bài (mỗi nhóm đọc 1 - HS đọc bài – Nhóm khác nghe, nhận phần) xét a. Phở là món quà sáng yêu thích của người Việt Nam. b. Các bạn nhỏ thích thú ngồi nặn tò he
  7. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS c. Ngày 20 - 11, các cô giáo trường em thường mặc áo dài d. Nón là món quà khách du lịch thường mua khi đến Huế. - HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt Bài 7. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo thành câu giới thiệu. - GV cho HS nêu yêu cầu. - HS nêu yêu cầu - GV cho HS quan sát hình ảnh/MH: Hồ - HS quan sát. Ba Bể, Hang Sơn Đoàng, Đà Lạt - Yêu cầu HS làm bài VBT - HS làm bài - Chữa/soi: GV chọn 1 bài của HS soi lên màn hình để cả lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt - HS nhận xét Bài 8. Viết một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở. - Bài yêu cầu gì? - HS nêu yêu cầu - GV đưa MH 1 số câu hỏi gợi ý: - HS đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ trả lời. + Quê em ở đâu? + đồng bằng, trung du, miền núi, ,miền sông nước, thành phố + Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương + con đường, cánh đồng, mái đình + Những kỉ niệm với quê hương? + thả diều trên đồng, vui múa đêm trăng, bến nước chiều về, phiên chợ vùng cao, kéo lưới trên biển - Dựa vào những câu hỏi gợi ý em hãy - HS viết vào VBT viết một câu giới thiệu về quê em hoặc Em sinh ra và lớn lên tại Hà Nội - nơi em ở? một thành phố tuyệt đẹp. Hà Nội nổi - GV mời 1-2 HS đọc bài tiếng với những khu phố cổ, những món ăn ngon. Thời tiết ở Hà Nội có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân tiết trời ấm áp. - GV nhận xét, lưu ý khi viết đoạn văn - HS nhận xét, sửa sai Bài 9. Viết tên đồ vật dưới mỗi hình. - Nêu yêu cầu của bài? - HS nêu - YC HS làm bài + đũa, bàn ghế, khay tre
  8. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ? Em hãy kể tên một số đồ vật khác được - Nhiều HS kể làm từ tre hoặc gỗ? - GV nhận xét Bài 10. Viết 4 - 5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ. - GV yêu cầu HS đọc đề bài - HS nêu - GV đưa các câu hỏi gợi ý lên MH: - HS đọc câu hỏi và trả lời 1. Em muốn giới thiệu đồ vật gì? 2. Đồ vật đó điểm gì nổi bật? (về hình dạng, màu sốc, ) 3. Đồ vật đó được dùng để làm gì? 4. Em có nhận xét gì về đồ vật đó hoặc người làm ra đồ vật đó? - Dựa vào các câu hỏi gợi ý em hãy viết một đoạn văn từ 4-5 câu giới thiệu một đồ vật được làm từ tre hoặc gỗ. - Yêu cầu HS viết vào VBT - HS viết - Chữa/soi: GV soi 1 số của HS - HS đọc bài, nhận xét, sửa sai - GV nhận xét, sửa sai, chốt 3. Củng cố, dặn dò: - YC HS học bài và chuẩn bị bài sau