Giáo án Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Tiết 35+36: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2021-2022

docx 4 trang hoaithuk2 23/12/2022 4191
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Tiết 35+36: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_tiet_3536_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Giáo án Ngữ văn 6 sách Cánh Diều - Tiết 35+36: Kiểm tra giữa học kì I - Năm học 2021-2022

  1. Ngày soạn: 29/10 Ngày dạy: 02/11/2021 Tiết 35, 36: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Kiểm tra Các chủ đề đã học 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b. Năng lực riêng biệt - Kiểm tra kiến thức về các thể loại văn bản đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức tiếng Việt đã được học từ đầu năm đến giờ. - Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để làm, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói, nghe 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ, tích cực học tập - Trung thực, nghiêm túc khi làm bài trực tuyến II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT - đề Kiểm tra, - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0 -Nền tảng OLM (đc Cường) III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA 1. Giao đề bài cho HS qua nền tảng OLM
  2. 2. Yc HS bật Camera để giám sát THIẾT LẬP MA TRẬN Nhận biết Vận dụng Cộng Chủ đề/bài Số câu Thông hiểu Vận học Vận dụng (điểm) dụng cao -Ngôi kể. 1 câu (0.5) 1 câu (0.5) - Đọc và thực hành tiếng Việt 4.0= +Từ láy: 1 câu (0.5) 1 câu (0.5) 40% +Dấu ngoặc kép -Gõ cửa trái 1/2 câu (0.5) 1/2 câu (0.5) 1câu (1.0) tim - Thực hành 6.0= 1câu (6.0) viết 60% 10. Cộng 1.5=15% 1.0=10% 0.5=5% 7.0=70% =100% ĐỀ BÀI. Phần I: Đọc, hiểu và thực hành tiếng Việt (4.0 đ). Đọc kỹ câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi bên dưới: Một người mẹ hỏi đứa con trai 5 tuổi của mình: “Nếu hai mẹ con ta đang khát nước và chỉ có 2 quả táo này, con sẽ làm gì?”. Cậu bé con suy nghĩ một lát rồi ngây thơ trả lời: “Con sẽ cắn mỗi quả táo một miếng mẹ ạ!”. Bà mẹ không la mắng con nhưng thở dài một tiếng thất vọng. Cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?”. Và cô đã bật khóc khi cậu bé ngây ngô đáp: “Con muốn thử và dành quả ngọt nhất cho mẹ”. (Dẫn theo: Hai quả táo-Quà tặng cuộc sống) Câu 1: (1.0 đ). Câu chuyện trên được kể ở ngôi thư mấy? Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) trong chương trình ngữ văn 6 cũng sử dụng ngôi kể như trên.
  3. Đáp án: - Chuyện kể ở ngôi thứ 3 (0.5) - Tên 1 văn bản Khác kể thgeo ngôi thứ 3: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam), hoặc Cô bé bán diêm (Han Cry-ti-an An-đéc-xen) (0.5đ); nếu không nêu tên tác giả cho 0.25đ Câu 2: (1.0 đ) Tìm từ láy và nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Cô nhẹ nhàng hỏi con: “Con có thể nói cho mẹ biết vì sao con làm điều đó?” -Từ láy: nhẹ nhàng (0.5) -Công dụng của dấu ngoặc kép: dùng để đánh dấu lời nói của người mẹ (0.5) Câu 3: Tại sao em bé không đưa ngay một quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái? Qua đó em nhận xét gì về hành động và tình cảm của em bé với mẹ? Hãy trình bày ý kiến của em từ 5- 7 câu -Việc em bé không đưa ngay quả táo cho mẹ mà phải cắn từng trái để xem quả nào ngon ngọt hơn thì dành phần mẹ. (0.25) -Tình cảm của em bé với mẹ: lòng kính yêu mẹ rất chân thành hồn nhiên trong sáng (0.25) -Ý kiến của HS: Hs có thể trình bày ý kiến cá nhân, sự sáng tạo trong cách nghĩ, có thể gợi ý như sau: (0.5đ) + Em bé rất ngây thơ, hồn nhiên, cảm xúc rất chân thành. + Câu chuyện ngắn gọn có tình tiết bất ngờ hứng thú. + Câu chuyện nhẹ nhàng mà ý nghĩa giáo dục thấm thía: Tình yêu của con với mẹ thật hồn nhiên, ngộ nghĩnh mà sâu sắc, cảm động Câu 4: (1.0). Nêu nội dung chủ đề của truyện. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 6 có cùng chủ đề. Nêu rõ tên tác giả. -Chủ đề của truyện: Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng (0.5) - Tên một văn bản cùng chủ đề: Mây và sóng (Ra-bin Dra-nát Ta-go) (0.5), nếu không nêu tên tác giả, cho 0.25 Phần II: Thực hành viết (6.0 đ). Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với mẹ kính yêu (hoặc người thân của em).
  4. Hướng dẫn chấm - Đảm bảo bố cục của một bài văn tự sự: Mở bài, thân bài, kết bài (0.5) -Xác định chủ đề của văn bản: Tình mẫu tử, tình cảm gia đình ấm cúng, hạnh phúc (0.5) -Mở bài: giới thiệu câu chuyện, xác định ngôi kể thứ nhất, có thể xưng tôi hoặc xưng em (0.5) -Thân bài: + Sự việc 1: Những ai liên quan đến sự việc này? Họ đã nói và làm gì? + Sự việc 1: Làm như sự việc 1 + Yêu cầu: Thứ tự các sự việc cần tự nhiên, hợp logic; Lồng ghép các yếu tố miêu tả và biểu cảm để bài viết thêm sinh động; câu chuyện phải có ý nghĩa giáo dục như: lòng trung thực, nhân ái, hối hận, khoan dung -Kết bài: Kết thúc câu chuyện và ý nghĩa của nó(0.5) Hướng dẫn cho điểm -Đảm bảo yêu cầu về hình thức như trên (2.0) -Nội dung: +Câu chuyện phải bảo đảm trình tự có mở đầu-diễn biến và kết thúc (2.0) +Bước đầu HS biết vận dụng lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm, có ý nghĩa giáo dục (2.0) +Văn viết lưu loát, trôi chảy, câu đủ 2 thành phần chính, mắc rất ít lỗi chính tả, chữ viết sạch sẽ, gọn gàng, cho điểm tối đa Trên đây là một số gợi ý chấm bài, các đc linh động chấm để khuyến khích động viên các em vươn lên