Giáo án ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 2: Cacbohidrat - Năm học 2018-2019

doc 16 trang thaodu 5341
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 2: Cacbohidrat - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_de_2_cac.doc

Nội dung text: Giáo án ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề 2: Cacbohidrat - Năm học 2018-2019

  1. Ngày soạn: 10/ 1/ 2019 CHỦ ĐỀ 2: CACBOHIDRAT ( 1 tuần = 1,5 tiết) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về CTPT, CTCT, tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng của các hợp chất thuộc cacbohiđrat. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy, so sánh giữa các cacbohidrat vê tính chất hóa học. - Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết tổng hợp của chương - Kĩ năng giải các dạng bài tập định lượng của chương cacbohidrat. 3. Tình cảm, thái độ: - HS chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức, có thái độ yêu thích môn học. 4. Các năng lực cần đạt: - Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp. II. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị các loại câu hỏi có liên quan. - HS: Ôn tập kiến thức về các hợp chất thuộc cacbohiđrat. III. Phương pháp: Chủ yếu sử dụng phương pháp vấn đáp, so sánh, đàm thoại IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra miệng : Xen lẫn trong giờ luyện tập. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu về kiến thức lí thuyết phần I. Lí thuyết: cacbohiđrat. 1. Khái niệm về cacbohiđrat: * GV đưa ra PHT và hệ thống các câu hỏi có liên Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp quan đến kiến thức của chương để HS trả lời chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. * HS bằng kiến thức vốn có của mình trả lời các câu 2. Phân loại: hỏi của GV từ đó ghi tóm tắt kiến thức lí thuyết quan a) Monosaccarit: Là những cacbohiđrat đơn giản trọng vào PHT nhất không bị thủy phân, ví dụ glucơzơ và fructơzơ có CTPT là C6H12O6. b) Đisaccarit: Là những cacbohiđrat khi bị thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit, ví dụ saccarozơ. c) Polisaccarit: Là những cacbohiđrat phức tạp, khi bị thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, ví dụ tinh bột, xenlulozơ. 3. Công thức, cấu tạo, tính chất. Hoạt động 2: B. Câu hỏi ôn tập -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm lí Có trong PHT thuyết và bài tập đã giao về nhà - GV giải thích một số câu hỏi khó mà HS thắc mắc 4. Củng cố: 1
  2. Yêu cầu HS nắm chắc một số kiến thức cơ bản về cacbohidrat. 5. Bài tập về nhà: - Hoàn thành nhiệm vụ bài sau giáo viên giao về nhà: chủ đề 3: amin, amino axit, protein. Phần chuẩn bị của giáo viên CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT A. LÍ THUYẾT CẦN NẮM I. Khái niệm về cacbohiđrat: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)m. II. Phân loại: a) Monosaccarit: Là những cacbohiđrat đơn giản nhất không bị thủy phân. Ví dụ glucơzơ và fructơzơ có CTPT là C6H12O6. b) Đisaccarit: Là những cacbohiđrat khi bị thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit. Ví dụ saccarozơ, mantozơ có CTPT là C12H22O11 c) Polisaccarit: Là những cacbohiđrat phức tạp, khi bị thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ có CTPT là (C6H10O5)n III. Cấu trúc phân tử, tính chất. 1. Cấu trúc phân tử. - glucozơ: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O→ CH2OH (CHOH)4CHO - fructozơ: CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-C=O-CH2O→CH2OH(CHOH)3COCH2OH Chú ý: Trong dung dịch phân tử glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng. - saccarozơ: 1 gốc α-glu kết hợp với 1 gốc β-fruc - mantozơ : gốc α-glu - tinh bột : là hỗn hợp của 2 polisaccarit : amilozơ và amilopectin +amilozơ : 20-30% tinh bột, gồm các gốc α-glu liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit thành chuỗi dài không phân nhánh hình lò xo +amilopectin : 70-80% tinh bột, gồm 20-30 mắt xích α-glu liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi và phân nhánh do có thêm liên kết α-1,6-glucozit - xenlulozơ: là 1 polime hợp thành tử các mắt xích β-glu nối với nhau bởi liên kết β-1,4-glucozit, không nhánh, không xoắn. Mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm –OH tự do. →CT : [C6H7O2(OH)3]n 2. Tính chất. a. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên - glucozơ: + Tính chất VL : là chất kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt + Trạng thái tự nhiên : Có hầu hết trong các bộ phận của cây, đặc biệt là trong quả chín có nhiều trong nho nên còn đgl đường nho. Trong cơ thể người nồng độ khoảng 0,1% - fructozơ: + Tính chất VL: Là chất kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía + Trạng thái tự nhiên :có nhiều trong quả ngọt và mật ong (40%) - saccarozơ: + Tính chất VL : là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước + Trạng thái tự nhiên : có trong nhiều loại thực vật , chủ yếu có trong mía, củ cải, thốt nốt - tinh bột : +Tính chất VL : là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội nhưng tan trong nước nóng từ 650C trở lên thành dung dịch dạng keo nhớt gọi là hồ tinh bột + Trạng thái tự nhiên : có nhiều trong ngô, khoai, sắn, gạo - xenlulozơ: +Tính chất VL : là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không màu, không mùi, không vị, không tan trong nước, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường. + Trạng thái tự nhiên : xen là tp chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối, có nhiêu trong bông (95-98%), gỗ (40-50%) b. Tính chất hóa học - Những phản ứng giống nhau: + Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch phức chất màu xanh Glucozơ, fructozơ, sacccarozơ, mantozơ 2
  3. Lí do : có các nhóm OH liền kề + Phản ứng với AgNO3/ NH3 khi đun nóng. Glucozơ, fructozơ, mantozơ Lí do : có nhóm –CHO ( riêng fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm ) + Phản ứng thủy phân Sacccarozơ, mantozơ, tinh bột , xenlulozơ + Phản ứng với H2 Glucozơ, fructozơ => Sản phẩm: sobitol + Phản ứng với Brom ( mất màu brom) Fructozơ, mantozơ Lí do : có nhóm –CHO - Những phản ứng đặc trưng 0 + Phản ứng lên men : C6H12O6 enzim ( 30-35 C) → 2C2H5OH + 2CO2↑ + Phản ứng màu với dung dịch iot ( pứ nhận biết tinh bột ) : tinh bột hấp thụ dung dịch Iot tạo ra màu xanh tím. Khi đun nóng, màu tím mất đi do iot bị giải phóng. Để nguội lại xuất hiện màu tím do tinh bột lại hấp thu dung dịch iot + với HNO3 (xt : H2SO4 ) : xenlulozơ → xenlulozơ trinitrat dùng làm thuốc súng [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O với anhiđrit axetic →xen triaxetat là chất dẻo dễ kéo sợi [C6H7O2(OCOCH3)3]n với CS2 và NaOH tạo thành tơ visco 3
  4. CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT A. LÍ THUYẾT CẦN NẮM I. Khái niệm về cacbohiđrat: II. Phân loại: a) : Là những cacbohiđrat đơn giản nhất không bị thủy phân. Ví dụ có CTPT là b) : Là những cacbohiđrat khi bị thủy phân sinh ra hai phân tử monosaccarit. Ví dụ có CTPT là c) : Là những cacbohiđrat phức tạp, khi bị thủy phân sinh ra nhiều phân tử monosaccarit. Ví dụ có CTPT là III. Cấu trúc phân tử, tính chất. 1. Cấu trúc phân tử. - glucozơ: . - fructozơ: . Chú ý: Trong dung dịch phân tử glucozơ và fructozơ chủ yếu tồn tại ở dạng mạch vòng. - saccarozơ: . - mantozơ : - tinh bột : là hỗn hợp của 2 polisaccarit : amilozơ và amilopectin +amilozơ : 20-30% tinh bột, gồm các gốc α-glu liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit thành . +amilopectin : 70-80% tinh bột, gồm 20-30 mắt xích α-glu liên kết với nhau tạo thành 1 chuỗi và do có thêm liên kết α-1,6-glucozit - xenlulozơ: là 1 polime hợp thành tử các mắt xích β-glu nối với nhau bởi liên kết β-1,4-glucozit, không , không xoắn. Mỗi mắt xích C6H10O5 có nhóm –OH tự do. →CT : 2. Tính chất. a. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên - glucozơ: + Tính chất VL : + Trạng thái tự nhiên : Có hầu hết trong các bộ phận của cây, đặc biệt là trong quả chín có nhiều trong nên còn đgl đường . Trong cơ thể người nồng độ khoảng % - fructozơ: + Tính chất VL: + Trạng thái tự nhiên :có nhiều trong quả và (40%) - saccarozơ: + Tính chất VL : + Trạng thái tự nhiên : có trong nhiều loại thực vật , chủ yếu có trong - tinh bột : +Tính chất VL : ., không tan trong nước nhưng tan trong nước từ 650C trở lên thành dung dịch dạng keo nhớt gọi là + Trạng thái tự nhiên : có nhiều trong - xenlulozơ: +Tính chất VL : . + Trạng thái tự nhiên : xen là tp chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, là bộ khung của cây cối, có nhiêu trong (95-98%), (40-50%) b. Tính chất hóa học - Những phản ứng giống nhau: + Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch phức chất màu xanh Lí do : có các nhóm . + Phản ứng với AgNO3/ NH3 khi đun nóng. Lí do : có các nhóm .( riêng fructozơ có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường kiềm ) 4
  5. + Phản ứng thủy phân + Phản ứng với H2 => Sản phẩm: sobitol + Phản ứng với Brom ( mất màu brom) Lí do : có nhóm - Những phản ứng đặc trưng + Phản ứng lên men : + Phản ứng màu với dung dịch iot ( pứ nhận biết tinh bột ) : hấp thụ dung dịch Iot tạo ra màu Khi đun nóng, màu . mất đi do iot bị giải phóng. Để nguội lại xuất hiện màu . do tinh bột lại hấp thu dung dịch iot + xenlulozơ + với HNO3 (xt : H2SO4 ) : → . dùng làm thuốc súng với anhiđrit axetic →xen triaxetat là chất dẻo dễ kéo sợi [C6H7O2(OCOCH3)3]n với CS2 và NaOH tạo thành tơ visco B. BÀI TẬP I. MỨC ĐỘ BIẾT – 1 câu Câu 1: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. saccarozơ.B. glucozơ. C. xenlulozơ.D. tinh bột. Câu 2: Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương? A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2016) Câu 3: Khi thủy phân đến cùng xenlulozơ thì thu được sản phẩm là: A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Kim Liên – Hà Nội, năm 2016) Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột ta thu được: A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An, năm 2016) Câu 5: Glucozơ không có tính chất nào sau đây? A. Tính chất của nhóm anđehit.B. Tính chất của ancol đa chức. C. Tham gia phản ứng thủy phân. D. Lên men tạo ancol etylic. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lê Lợi – Thanh Hóa, năm 2016) Câu 6: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng? A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Fructozơ. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2017) Câu 7: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Chất béo. D. Glucozơ. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Thanh Chương 1 – Nghệ An, năm 2017) Câu 8: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. thủy phân. B. hoà tan Cu(OH) 2. C. trùng ngưng. D. tráng gương. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2016) Câu 9: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu A. nâu đỏ. B. vàng. C. xanh tím. D. hồng. 5
  6. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Diễn Châu 5 – Nghệ An, năm 2017) Câu 10: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh tím. Chất X là: A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2017) Câu 11: Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là A. vinyl axetat. B. saccarozơ. C. metanol. D. propan-1,3-điol. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Phan Ngọc Hiển – Cà Mau, năm 2016) Câu 12: Glucozơ và fructozơ đều A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có phản ứng tráng bạc. C. có nhóm –CH=O trong phân tử. D. thuộc loại đisaccarit. Câu 13: Saccarozơ và glucozơ đều có A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. B. phản ứng với dung dịch NaCl. C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Diễn Châu – Nghệ An, năm 2016) Câu 14: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường? A. Glucozơ, glixerol và metyl axetat. B. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat. Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không chính xác? A. Monosaccarit là cacbohiđrat không thể thủy phân được. B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai loại monosaccarit. C. Thủy phân hoàn toàn polisaccarit sinh ra nhiều monosaccarit . D. Tinh bột, saccarozơ và glucozơ lần lượt là poli, đi, và monosaccarit. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đoàn Thượng – Hải Dương, năm 2016) Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4 đun nóng, tạo ra fructozơ. B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol. C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol. Câu 17: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 18: Cho các gluxit (cacbohiđrat): saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số gluxit khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo ra glucozơ là: A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Phan Bội Châu, năm 2017) Câu 19: Cho dãy các dung dịch: Glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch phản ứng với Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch có màu xanh lam là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 20: Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 6
  7. Câu 21: Cho dãy các chất : anđehit axetic, axetilen, glucozơ, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 22: Trong số các chất sau : tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, fructozơ có mấy chất tác dụng với H 2 tạo thành sobitol? A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 23: So sánh tính chất của fructozơ, saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ (1) cả 4 chất đều dễ tan trong nước do có nhiều nhóm OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại fructozơ, glucozơ, saccarozơ đều có thể phản ứng tráng gương. (3) Cả 4 chất đều có thể phản ứng với Na vì có nhiều nhóm OH. (4) Khi đốt cháy cả 4 chất trên thì đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. So sánh sai là : A. 4.B. 1. C. 3.D. 2. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Quốc Học Huế, năm 2016) Câu 24 (MH 2019) : Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. (Đề 2018 mã 202)Câu 25: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. C2H4O2. B. (C 6H10O5)n.C. C 12H22O11. D. C 6H12O6. (Đề 2018 mã 201)Câu 26: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6. B. (C 6H10O5)n.C. C 2H4O2. D. C 12H22O11. (Đề 2018 mã 204)Câu 27: Saccarozơ là một loại đisaccarit có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C2H4O2. (Đề 2018 mã 203)Câu 28: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông nõn. Công thức của xenlulozơ là A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C2H4O2. (Đề MH-2018)Câu 29. Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ? A. Amilozơ.B. Xenlulozơ.C. Amilopectin.D. Polietilen. as Câu 30. Phương trình : 6nCO2 + 5nH2O clorophin (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? A. quá trình hô hấp.B. quá trình quang hợp. C. quá trình khử. D. quá trình oxi hoá. II. MỨC ĐỘ HIỂU – 1 câu Câu 1: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và A. CH3CHO. B. HCOOH. C. CH3COOH. D. C2H5OH. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT Phan Thúc Trực – Nghệ An, năm 2017) Câu 2: Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành axit nào sau đây ? A. axit axetic. B. axit lactic. C. axit oxalic. D. axit malonic. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa, năm 2016) Câu 3: Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là : A. glucozơ, C2H2, CH3CHO. B. C2H2, C2H4, C2H6. C. C3H5(OH)3, glucozơ, CH3CHO. D. C2H2, C2H5OH, glucozơ. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hai gluxit X và Y đều thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O. Hai gluxit đó là A. Saccarozơ và fructozơ. B. Xenlulozơ và glucozơ. 7
  8. C. Tinh bột và glucozơ. D. Tinh bột và saccarozơ. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đăk Nông, năm 2017) Câu 5: Trong công nghiệp, người ta thường dùng chất nào trong số các chất sau để thủy phân lấy sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương, tráng ruột phích? A. xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Anđehit fomic. D. Tinh bột. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Đặng Thúc Hứa – Nghệ An, năm 2017) Câu 6: Cho các chất riêng biệt sau: Dung dịch glucozơ, dung dịch hồ tinh bột. Thuốc thử dùng để nhận biết các chất là A. quỳ tím. B. dd NaOH. C. dung dịch I2. D. Na. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Việt Yên – Bắc Giang, năm 2017) Câu 7: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. B. glixerol, axit axetic, glucozơ. C. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. D. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Trần Phú – Đà Nẵng, năm 2016) Câu 8: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là A. Glucozơ, fructozơ, anđehit axetic, saccarozơ. B. Glucozơ, fructozơ, axit fomic, anđehit axetic. C. Glucozơ, glixerol, saccarozơ, axit fomic. D. Fructozơ, axit fomic, glixerol, anđehit axetic. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Tĩnh Gia – Thanh Hóa, năm 2016) Câu 9: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với H 2SO4 loãng lại có phản ứng tráng gương, đó là do A. đã có sự thủy phân tạo chỉ tạo ra glucozơ. B. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng. C. đã có sự thủy phân saccarozơ tạo ra glucozơ và fructozơ chúng đều tráng gương được trong môi trường bazơ. D. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit. Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với o khí H2 (xúc tác Ni, t ), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là : A. glucozơ, etanol. B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, fructozơ.D. glucozơ, sobitol. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên ĐHSP Hà Nội, năm 2016) Câu 11: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ, frutozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là : A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Hạ Long – Quảng Ninh, năm 2016) Câu 12: Cho các chất : rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là : A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2016) Câu 13: Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, HCOONa, HCOOCH3, C6H12O6 (glucozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là : A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm 2016) Câu 14: Cho các chất: (1) axetilen; (2) but–2–in ; (3) metyl fomat; (4) glucozơ; (5) metyl axetat, (6) fructozơ, (7) amonifomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là : A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, năm 2016) Câu 15: Cho các phát biểu sau : 8
  9. o (a) Glucozơ và fructozơ phản ứng với H2 (t , Ni) đều cho sản phẩm là sobitol. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Fructozơ là hợp chất đa chức. (f) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa. Số phát biểu đúng là : A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Nguyễn Huệ – Hà Nội, năm 2016) Câu 16: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. (1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. (2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. (4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. (5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Lê Quý Đôn, năm 2016) Câu 17: Chọn những câu đúng trong các câu sau : (1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2. (2) Glucozơ được gọi là đường mía. (3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol. (4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim. (5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO. (6) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử. (7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin. A. (1), (2), (3), (6), (7). B. (1), (2) , 5, 6, (7). C. (1), (3), (5), (6), (7). D. (1), (3), (4), (5), (6), (7). (Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên KHTN Hà Nội, năm 2016) (Đề MH-2019)Câu 18. Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là: A. glucozơ, sobitol. B. fructozơ, sobitol. C. saccarozơ, glucozơ. D. glucozơ, axit gluconic III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG – 1 câu DẠNG 1: PHẢN ỨNG TRÁNG GƯƠNG CỦA GLUCOZƠ (C6H12O6) C 6 H 12 O 6 2Ag Nhớ (M = 180, M 108 ) (glucozơ ) C6H12O6 Ag Phương pháp: + Phân tích xem đề cho gì và hỏi gì + Tính n của chất mà đề cho Tính số mol của chất đề hỏi khối lượng của chất đề hỏi Câu 1. Đun nóng dd chứa 9g glucozơ với AgNO3 đủ pứ trong dd NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được. A. 10,8g B. 20,6 C. 28,6D. 26,1 Câu 2.Tính lượng kết tủa bạc hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ. A. 21,6gB. 10,8 C. 5,4D. 2,16 Câu 3. Cho 200ml dd glucozơ pứ hoàn toàn với dd AgNO 3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol/lít của dd glucozo đã dùng. A. 0,25MB. 0,05M C. 1MD. số khác 9
  10. Câu 4. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 55,2g kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%. A. 54B. 58C. 84D. 46 Câu 5: Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là A. 11,4 % B. 14,4 % C. 13,4 % D. 12,4 % (Đề 2018 mã 201)Câu 60: Cho 0,9 gam glucozơ (C 6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 0,54. B. 1,08.C. 2,16. D. 1,62. (Đề 2018 mã 204)Câu 57: Cho m gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của m là A. 1,35.B. 1,80.C. 5,40.D. 2,70. (Đề 2018 mã 202)Câu 59: Cho 1,8 gam fructozơ (C 6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 3,24. B. 1,08.C. 2,16. D. 4,32. (Đề 2018 mã 203)Câu 56: Cho m gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 dư, thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là A. 7,2. B. 3,6. C. 1,8. D. 2,4. DẠNG 2: PHẢN ỨNG LÊN MEN CỦA GLUCOZƠ (C6H12O6) : H% C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 Lưu ý: Bài toán thường gắn với dạng toán dẫn CO 2 vào nước vôi trong Ca(OH)2 thu được khối lượng kết tủa CaCO 3. Từ đó tính được số mol CO2 dựa vào số mol CaCO3 (n n ) CO2 CaCO 3 Phương pháp: + Phân tích xem đề cho gì và hỏi gì + Tính n của chất mà đề cho n của chất đề hỏi m của chất mà đế bài yêu cầu Câu 1. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là: A.184 gam B.138 gam C.276 gam D.92 gam Câu 2. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được 55,2g kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%. A. 54B. 58C. 84D. 46 Câu 3. Cho 360gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dd nước vôi trong dư thu được m g kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là: A. 400B. 320C. 200D.160 Câu 4. Lên men glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư tạo ra 50 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Vậy khối lượng glucozơ cần dùng là: A.33,7 gamB.56,25 gam C.20 gamD. 90 gam (Đề MH-2018)Câu 66. Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH) 2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 10 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là A. 6,0. B. 5,5.C. 6,5.D. 7,0. (Đề MH-2019)Câu 56: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 4,48 lít CO2. Giá trị của m là A. 36,0. B. 18,0. C. 32,4. D. 16,2. 10
  11. DẠNG 3: PHẢN ỨNG THUỶ PHÂN XENLULOZƠ HOẶC TINH BỘT (C H O )n: 6 10 5 H1% H2%   (C6H10O5)n nC6H12O6 2nCO2 + 2nC2H5OH 162n 180n Câu 1. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%. A.290 kg B.295,3 kg C.300 kg D.350 kg Câu 2. Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là: A.940 g B.949,2 g C.950,5 g D.1000 g Câu 3. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Khối lượng ancol thu được là: A.398,8kg B.390 kg C.389,8kg D. 400kg Câu 4. Lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1kg khoai chứa 20% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là: A. 162g B. 180g C. 81g D.90g DẠNG 4: Xenlulozơ + axitnitrit xenlulozơ trinitrat [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O 162n 3n.63 297n Câu 1. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70. Câu 2. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc , nóng . Để có 29,7 g xenlulozơ trinitrat , cần dùng dd chứa m kg axit nitric ( hiệu suất phản ứng là 90%) . Giá trị của m là ? A. 30B. 21 C. 42D. 10 . Câu 3. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 63% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 594 g xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 60% là A. 324,0 ml B. 657,9 ml C. 1520,0 ml D. 219,3 ml Câu 4. Thể tích dung dịch HNO 3 63 % (D = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 297 gam xenlulozơ trinitrat là A. 243,90 ml B. 300,0 ml C. 189,0 ml D. 197,4 ml DẠNG 5: KHỬ GLUCOZƠ BẰNG HIDRO C6H1`2O6 + H2 C6H14O6 (Glucozơ) (sobitol) Câu 1: Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là A. 2,25 gam. B. 1,80 gam. C. 1,82 gam. D. 1,44 gam. BÀI TẬP TỰ LUYỆN ( NGHỈ TẾT) Câu 1. (ĐH A-2009) Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90% , lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là A. 20,0 B. 30,0 C. 13,5 D. 15,0 Câu 2. (ĐH B-2009) Phát biểu nào sau đây là đúng A. Saccarozơ làm mất màu nước brom. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 11
  12. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 3. (CĐ-2009) Thể tích của dung dịch axit nitric 63% ( D = 1,4 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất Được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat ( hiệu suất 80%) là A. 42,34 lít B. 42,86 lít C. 34,29 lít D. 53,57 lít Câu 4. (ĐH A-2010) Một phân tử saccarozơ có A. một gốc  - glucozơ và một gốc  - fructozơB. một gốc - glucozơ và một gốc - fructozơ C. hai gốc - glucozơ D. một gốc - glucozơ và một gốc  - fructozơ Câu 5. (ĐH A-2010) Từ 180 gam gluco zơ , bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80) . Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M . Hiệu suất quá trình lên men giấm là: A. 80% B. 10% C. 90% D. 20% Câu 6. (ĐH B-2010) Chất X có đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm –OH , có vị ngọt , hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit , làm mất màu nước brom. Chất X là: A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. mantozơ. Câu 7. (CĐ-2010) Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit , thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng, thu được m gam Ag. Gía trị của m là A. 21,60 B. 2,16 C. 4,32 D. 43,20 Câu 8. (CĐ-2010) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xt Ni, t), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X,Y lần lượt là: A. glucozơ, sobitol B. glucozơ, saccarozơ. C. glucozơ, etanol D. glucozơ, fructozơ Câu 9. (ĐH A-2011) Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric và xenlulozơ ( hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là: A. 2,97 tấn B. 3,67 tấn C. 2,2 tấn D. 1,1 tấn Câu 10. (ĐH A-2011) Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 , sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biêt khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Gía trị của m là: A. 405 B. 324 C. 486 D. 297 Câu 11. (ĐH B - 2011) Cho các phát biểu sau về cacbonhiđrat : (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn,có vị ngọt , dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch , Glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ hoặc fructozơ với dung4 dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 ( xt Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 12. (ĐH B - 2011) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X ( hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75 %). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong thì lượng Ag thu được là: A. 0,090 mol B. 0,12 mol C. 0,095 mol D. 0,06 mol Câu 13. (ĐH A-2012) Cho sơ đồ phản ứng: xt (a) X + H2O  Y (b)Y + AgNO3 + NH3 + H2O amoni gluconat + Ag + NH4NO3 xt a / s;CDL (c) Y  E + Z (d) Z + H2O  X + G 12
  13. X, Y, Z lần lượt là: A. xenlulozơ ,fructozơ, cacbon đioxitB. xenlulozơ , saccarozơ, cacbon đioxit C. Tinh bột, glucozơ, etanolD. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit Câu 14. (ĐH B - 2012) Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucoz ơ có 5 nhóm hiđroxyl? A. Khử hoàn toàn gluco zơ thành hexan B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ và anhidrit axetic D. Thực hiện phản ứng tráng bạc Câu 15. (ĐH B - 2012) Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric 94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Gía trị của V là: A. 60 B. 24 C. 36 D. 40 Câu 16. (ĐH B - 2012) Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X ( hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 60 %). Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y , sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 6,480 B. 9,504 C. 8,208 D. 7,776 Câu 17. (ĐH A-2013) Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:A. fructozơ, saccarozơ , Tinh bột,B. Tinh bột, xenlulozơ , glucozơ, C fructozơ, glucozơ , saccarozơD. saccarozơ ,Tinh bột, xenlulozơ Câu 18. (ĐH B-2013) Cacbonhidrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. glucozơ. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. amilozơ. Câu 19. (ĐH B-2013) Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?A. glucozơ. B. saccarozơ. C. fructozơ D. mantozơ. Câu 20. (ĐH A-2014) Chất nào dưới đây tác dụng với H2 tạo thành sorbitol? A. glucozơ. B. saccarozơ. C. Tinh bột D. xenlulozơ Câu 21. (ĐH B-2014) fructozơ và glucozơ đều A.có công thức phân tử C6H10O5 B. có phản ứng tráng bạc C. thuộc loại đisaccarit D. có nhóm –CH=O trong phân tử. Câu 22: (ĐH -2015) Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ Câu 23: (ĐH -2015) Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z, T và Q. Chất X Y Z T Q Thuốc thử không đổi không đổi không đổi không đổi không đổi Quỳ tím màu màu màu màu màu Dung dịch AgNO /NH , không có không có không có 3 3 Ag↓ Ag↓ đun nhẹ kết tủa kết tủa kết tủa Cu(OH) dung dịch dung dịch Cu(OH) Cu(OH) Cu(OH) , lắc nhẹ 2 2 2 2 không tan xanh lam xanh lam không tan không tan không có không có không có không có Nước brom kết tủa trắng kết tủa kết tủa kết tủa kết tủa Các chất X, Y, Z, T và Q lần lượt là: A. Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol. B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit. C. Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic. D. Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic. Câu 24: (ĐH -2016) Thủy phân m gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 90% thu được sản 13
  14. phẩm chứa 10,8 gam glucozơ . giá trị của m là A. 20,5 B. 22,8 C.18,5 D. 17,1 Câu 25: (ĐH -2016) Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ , tinh bột , glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O2 ( ĐKTC) thu được 1,8 gam nước. giá trị của m là A. 3, 60. B. 3,15 C. 5,25 D. 6,20 Câu 26: ( MH-2018) Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen. Câu 27: (ĐH -2018) Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. (C6H10O5)n B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C2H4O2 Câu 28: (ĐH -2018) Cho 1,8 gam fructozơ tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư được m gam Ag. Giá trị của m là A. 4,32 B. 3,24 C. 1,08 D. 2,16 Vĩnh Phúc -2017 Câu 29: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là: A. Anđehit axetic B. Ancol etylic C. Saccarozơ D. Glixerol Câu 30: Đồng phân của glucozơ là: A. Xenlulozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Sobitol Câu 31: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ? A. Saccarozơ B. Fructozơ C. Glucozơ D. Amilopectin Câu 32: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C 2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO 2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là: A. 30,6 B. 27,0 C. 15,3 D. 13,5 Câu 33: Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ? A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Xenlulozơ Câu 34: Cho các phát biểu sua : (a) Hidro hoá hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic (b) Phản ứng thuỷ phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ. (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo. (d) Saccarozơ bị hoá đen trong H 2SO4 đặc. (e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biêu trên, số phát biểu đúng là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Chuyên Lam Sơn 2017 Câu 35: Cho các phát biểu sau về cacbohidrat : (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch glucozơ và saccarozo đều hòa tan Cu(OH) 2 tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO 3/NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H 2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sorbitol. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Hải Dương 2017 14
  15. Câu 36: Trong các dung dịch sau: fructozơ, glixerol, saccarozo, ancol etylic và tinh bột. Số dung dịch có thể hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 1 Câu 37: Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ visco, saccarozơ, xenlulôzơ và fructôzơ. Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch axit là : A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 38: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau: men C6H12O6  2C2H5OH 2CO2 30 350 C Để thu được 92 gam C 2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là: A. 360 B. 108 C. 300 D. 270 Câu 39: Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là: A. C12H22O11 B. C6H12O6 C. C6H10O5 D. CH3COOH Câu 40: Cho 9,0 gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag.Gía trị của m là : A. 16,2 B. 21,6 C. 5,4 D. 10,8 Câu 41: Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là: A. 12500 đvC B. 62500 đvC C. 25000 đvC D. 62550 đvC Câu 42: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ? A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch. B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. C. Đều tác dụng với dung AgNO 3/NH3 tạo kết tủa Ag. D. Đều tham gia phản ứng thủy phân. Câu 43: Cho các chất sau: amilozơ, amilopectin, saccarozơ, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 44: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm -OH, nên có thể viết A. [C6H7O3(OH)2]n.B. [C 6H5O2(OH)3]n.C. [C 6H7O2(OH)3]n.D. [C 6H8O2(OH)3]n. Câu 45: Cho một số tính chất : là chất kết tinh không màu (1) ; có vị ngọt (2) ; tan trong nước (3) ; hoà tan Cu(OH)2 (4) ; làm mất màu nước brom (5) ; tham gia phản ứng tráng bạc (6) ; bị thuỷ phân trong môi trường kiềm loãng nóng (7). Các tính chất của saccarozơ là A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3), (4), (5) và (6). C. (2), (3), (4), (5) và (6). D. (1), (2), 3), (4) và (7). Câu 46: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic . (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước . (c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. (d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit. (e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc . (f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc . Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 47: Dung dịch glucozơ và saccarozo đều có tính chất hóa học chung là: A. hòa tan Cu(OH)2 trong điều kiện thườngB. có vị ngọt, dễ tan trong nước C. phản ứng với nước bromD. phản ứng thủy ngân Câu 48: Chất không thủy phân trong môi trường axit là: A. GlucozoB. saccarozoC. xenlulozoD. tinh bột 15