Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022

doc 41 trang hangtran11 12/03/2022 5430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_17_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 - Tuần 17 - Năm học 2021-2022

  1. Thứ hai ngày tháng năm 2021 Tập đọc NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Biết đọc diễn cảm bài văn . * GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm học tập cần cù, chủ động, sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy - Học sinh thực hiện. cúng đi bệnh viện - Giáo viên nhận xét. - Lắng nghe. - Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách Trịnh Tường. giáo khoa. 2. HĐ hình thàn kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa nước, lúa lai - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Ngu Công, cao sản *Cách tiến hành: - Cho HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu trồng lúa + Đoạn 2: Tiếp như trước nước + Đoạn 3: Còn lại - Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc 1
  2. nhóm + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. + Thi đọc đoạn giữa các nhóm - Luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cho nhau nghe - HS đọc toàn bài - 1 HS đọc - GV đọc mẫu. - HS theo dõi. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). *Cách tiến hành: - Cho HS đọc câu hỏi trong SGK - HS đọc - Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo TLCH, chia sẻ trước lớp. luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp + Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi - Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy người sẽ ngạc nhiên vì điều gì? một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về - Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng thôn? tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn. + Nhờ có mương nước, tập quán canh tác - Nhờ có mương nước, tập quán canh và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào thay đổi như thế nào? không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói. + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng - Ông đã lặn lội đến các xã bạn học bảo vệ dòng nước? cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng. + Thảo quả là cây gì? - Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị. + Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà - Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con Phìn Ngan? con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu. + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu 2
  3. phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó. + Nội dung bài nói lên điều gì? + Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng Lưu ý: tạo, dám thay đổi tập quán canh tác - Đọc đúng: M1, M2 của cả một vùng, làm thay đổi cuộc - Đọc hay: M3, M4 sống của cả thôn 3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay - HS nghe, tìm cách đọc hay - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc - GV đọc mẫu - HS thi đọc trong nhóm - 2 HS đọc cho nhau nghe - Đại diện nhóm thi đọc - 3 HS thi đọc - GV nhận xét đánh giá - HS nghe 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: 42 phút) - Địa phương em có những loại cây trồng - Cây nhãn, cam, bưởi, nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ? - Nhận xét tiết học - Lắng nghe. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài - Lắng nghe và thực hiện. Ca dao về lao động sản xuất. - Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em. Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công viẹc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường,của gia đình và của cộng đồng. * GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp học và địa phương. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Họp tác với bạn bè làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, Phiếu học tập cá nhân cho HĐ3 3
  4. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS nêu một số biểu hiện của - HS trả lời việc hợp tác với những người xung quanh? - GV nhận xét. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công viẹc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Làm bài tập 3 SGK - Yêu cầu thảo luận theo cặp - HS thảo luận - Gọi HS trình bày - HS trả lời - GV KL: Việc làm của các bạn Tâm, - HS khác nhận xét Nga, Hoan,trong tình huống a là đúng - việc làm của bạn Long trong tình huống b là chưa đúng * Hoạt động 2: xử lí tình huống bài tập 4 trong SGK - HS thảo luận nhóm - HS thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình bày - Đại diện nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét bổ xung GV KL: + Trong khi thực hiện công việc chung cần phân công nhiệm vụ cho từng người và phối hợp giúp đỡ lẫn nhau + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nàođể tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi. * Hoạt động 3: Làm bài tập 5 - HS tự làm bài tập - HS làm bài rồi trao đổi với bạn bên - Gọi HS trình bày dự kiến sẽ hợp tác - HS trình bày với những người xung quanh trong 1 số công việc - GV nhận xét đánh giá - HS nghe 4
  5. 3.Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(3 phút) - Muốn công việc thuận lợi, đạt kết quả - HS nêu tốt cần làm gì? - Em đã hợp tác với bạn bè và mọi - HS nêu người làm những việc gì ? Việc đó đạt kết quả như thế nào ? Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm. - HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 . - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Cho HS làm: - HS làm: + Tìm một số biết 30% của nó là 72 ? 72 100 : 30 = 240 - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. - HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 . * Cách tiến hành: Bài 1a: Cá nhân - HS đọc yêu cầu. - Tính 5
  6. - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - HS đổi chéo vở nhận xét, HS nhận xét trên bảng cả về cách đặt tính lẫn kết bảng lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý quả tính kiến. - GV nhận xét Kết quả tính đúng là : a) 216,72 : 42 = 5,16 Bài 2a: HĐ cá nhân - Bài 2 yêu cầu làm gì? - Tính giá trị của biểu thức - Yêu cầu HS làm bài - HS cả lớp làm bài vào vở. - GV cho HS nhận xét bài làm của nhau - HS nhận xét bài bạn, HS chia sẻ, cả trong vở lớp theo dõi và bổ sung. - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2 nêu thứ tự thực hiện các phép tính = 50,6 : 2,3 + 21,84 2 trong biểu thức. = 22 + 43,68 = 65,68 Bài 3: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán y/c tìm gì? - Y/c HS tóm tắt làm bài vào vở, 1 HS - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ chia sẻ Giải - GVnhận xét chữa bài a) Từ cuối năm 2000 đến cuối 2001 số người thêm là: 15875 - 15625 = 250 (người) Tỉ số % số dân tăng thêm là: 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6% b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là: 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là: 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số: 16129 người Bài 2b(M3,4):HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và làm bài vào vở - HS làm bài, báo cáo giáo viên - GV quan sát uốn nắn HS b) 8,16 : ( 1,32 + 3,48) - 0,345 : 2 = 8,16 : 4,8 - 0,1725 = 1,7 - 0,1725 = 1,5275 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm phép tính sau: - HS làm bài ( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 ( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 = 70,89 : 8,5 = 8,34 6
  7. - Về nhà tìm các bài toán liên quan đến - HS nghe và thực hiện các phép tính với số thập phân để làm thêm Lịch sử ÔN TẬP HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Ví dụ: Phong trào chống Pháp của Trương Định; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nộ; chiến dịch Việt Bắc; chiến thắng Biên giới. - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, hệ thống háo kiến thức lịch sử. - Tự hào về tinh thần bất khuất, quyết bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. - Năng lực: + Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. + Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn. - Phẩm chất: + HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động + Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước + HS yêu thích môn học lịch sử II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ hành chính VN + Các hình minh hoạ trong SGK từ bài 12- 17 + Lược đồ các chiến dịch VB thu- đông 1947, biên giới thu- đông 1950, Điện Biên Phủ 1954 - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát - HS hát - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai - HS nêu của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? - Nhận xét, bổ sung. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) 7
  8. * Mục tiêu:Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Lập bảng các sự kiện lịch - HĐ cá nhân sử tiêu biểu từ 1945- 1954 - Gọi HS đã lập bảng thống kê vào giấy - HS lập bảng thống kê khổ to dán bài của mình lên bảng - HS đọc bảng thống kê của bạn đối - Yêu cầu HS theo dõi nhận xét chiếu với bài của mình và bổ sung ý - GV nhận xét kiến Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954 Thời gian Sự kiện lịch sử tiêu biểu Cuối năm 1945-1946 Đẩy lùi giặc đói giặc dốt Trung ương Đảng và chính phủ phát 19-12-1946 động toàn quốc kháng chiến Đài tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn 20-12-1946 quốc kháng chiến của BH Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân 20-12-1946 đến tháng 2-1947 dân HN với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh Chiến dịch Việt Bắc mồ chôn giặc Thu- đông 1947 pháp Chiến dịch Biên giới Thu- đông 1950 Trận Đông Khê, gương chiến dấu dũng cảm của anh La Văn Cầu Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu Sau chiến dịch Biên giới tháng 2-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến 1-5-1952 Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đại hội bầu ra 7 anh hùng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. 30-3 - 1954 đến 7-5-1954 Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Hoạt động 2: Trò chơi “Đi tìm địa chỉ đỏ” Hướng dẫn học sinh chơi - Luật chơi: mỗi học sinh lên hái 1 bông - Học sinh chơi trò chơi: hoa, đọc tên địa danh (có thể chỉ trên - Hà Nội: bản đồ), kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử + Tiếng súng kháng chiến toàn quốc tương ứng với địa danh đó. bùng nổ ngày 19/12/1946 8
  9. - Cho HS lần lượt lên hái và trả lời + Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu - GV và HS nhận xét tuyên dương gọi toàn quốc kháng chiến sáng ngày 20/12/ 1946 - Huế: - Đà Nẵng: - Việt Bắc: - Đoan Hùng: - Chợ Mới, chợ Đồn: - Đông Khê: - Điện Biên Phủ: 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Em ấn tượng nhất với sự kiện lịch sử - HS nêu nào ? Vì sao ? - Vẽ một bức tranh mô tả một sự kiện - HS nghe và thực hiện lịch sử mà em ấn tượng nhất. Thứ ba ngày tháng năm 2021 Chính tả NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON(Nghe - viết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nghe- viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1). - Làm được bài tập 2 - Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của iếng - Giáo dục HS thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên bảng - Học sinh: Vở viết. 1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (5phút) - Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng - HS chơi trò chơi rẻ/ giẻ. - Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ . - Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội 9
  10. đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: 2.1. Chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: HĐ cả lớp - Gọi HS đọc đoạn văn - 2 HS đọc đoạn văn + Đoạn văn nói về ai? - Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay Hướng dẫn viết từ khó nhiều người đã trưởng thành. - Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó - HS đọc thầm bài và nêu từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng - Yêu cầu HS luyện viết các từ khó vừa tìm - HS luyện viết từ khó. được 2.2. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - GV đọc bài viết lần 2 - HS nghe - GV đọc cho HS viết bài - HS viết bài - GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng chưa đẹp Lưu ý: - Tư thế ngồi: - Cách cầm bút: - Tốc độ: 2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. (5 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và lỗi. sửa lỗi. - Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (8 phút) *Mục tiêu: Làm đúng bài tập 2a, 3 *Cách tiến hành: Bài 2: Cá nhân=> Nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu - HS đọc to yêu cầu và nội dung bài tập 10
  11. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên - 1 HS lên bảng chữa bài bảng Mô hình cấu tạo vần - GV nhận xét kết luận bài làm đúng Tiếng Vần Âm Âm Âm đệm chính cuối con o n ra a tiền ê n tuyến yê n xa a xôi ô i yêu yê u bầm â m yêu yê u nước ươ c cả a đôi ô i mẹ e hiền iê n + Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau? - Những tiếng bắt vần với nhau là + Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những tiếng có vần giống nhau. những câu thơ trên? - Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi - GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Giáo viên chốt lại những phần chính - Lắng nghe trong tiết học - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch - Quan sát, học tập. đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần và - Lắng nghe và thực hiện. chuẩn bị bài sau. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . - Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân - HS làm được bài 1, 2, 3. - Năng lực: 11
  12. + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Cho HS làm bài: - HS làm bảng con + Tìm 7% của 70 000? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm . - HS làm bài tập: Bài 1, 2, 3 . * Cách tiến hành: Bài 1: Cặp đôi - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Viết các hỗn số sau thành số thập - Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số phân thành số thập phân. - HS trao đổi với nhau, sau đó nêu ý - Yêu cầu HS làm bài kiến trước lớp. - GV chữa bài C1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng. 1 5 4 8 4 = 5 = 4,5 3 = 3 = 2 10 5 10 3,8 3 75 12 48 2 = 2 = 2,75 1 = 1 = 4 100 25 100 1,48 C2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số. 1 Vì 1 : 2 = 0,5 nên 4 = 4,5 2 12
  13. 4 Vì 4 : 5 = 0,8 nên 3 = 3,8 5 3 Vì 3 : 4 = 0,75 nên 2 = 2,75 4 12 Vì 12 : 25 = 0,48 nên 1 = 1,48 25 Bài 2: Cá nhân - Tìm x - GV yêu cầu HS đọc đề bài - HS cả lớp làm bài vào vở sau đó chia - Yêu cầu HS làm bài. sẻ - GV gọi HS chia sẻ kết quả a) x 100 = 1,643 + 7,357 - GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cách x 100 = 9 tìm thành phần chưa biết trong phép x = 9 : 100 tính. x = 0,09 b) 0,16 : x = 2 - 0,4 0,16 : x = 1,6 x = 0,16 : 1,6 x = 0,1 Bài 3: Cá nhân - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp - GV gọi HS đọc đề bài toán. đọc thầm trong SGK. - Em hiểu thế nào là hút được 35% - Nghĩa là coi lượng nước trong hồ là lượng nước trong hồ ? 100 phần thì lượng nước đã hút là 35 - GV yêu cầu HS làm bài. phần. -HS lên chia sẻ cách làm - GV gọi HS chia sẻ trước lớp Cách 1 Hai ngày đầu máy bơm hút được là: 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là: 100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ) Đáp số : 25% lượng nước trong hồ Cách 2 Sau ngày thứ nhất, lượng nước trong hồ còn lại là : 100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ) Ngày thứ ba máy bơm hút được là : 65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ) Đáp số 25% lượng nước trong hồ 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng tìm x: - HS làm bài X : 1,25 = 15,95 - 4,79 X : 1,25 = 15,95 - 4,79 X : 1,25 = 11,16 X = 11,16 x 1,25 13
  14. X = 13,95 - Về nhà tìm hiểu rồi tính diện tích - HS nghe và thực hiện mảnh đất và ngôi nhà của mình sau đó tính tỉ lệ phần trăm diện tích của ngôi nhà và mảnh đất đó. Khoa học ÔN TẬP HỌC KỲ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Ôn tập các kiến thức về: + Đặc điểm giới tính. + Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. + Tính chất và công dụng của 1 số vật liệu đã học. - Biết vệ sinh cá nhân đúng cách, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh. - Tự phục vụ bản thân. * GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường. - Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. - Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Phiếu học tập cá nhân, hình minh họa, bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho học sinh thi trả lời câu hỏi. - HS trả lời + Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên? + Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi nhân tạo? - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS viết vở 2. Hoạt động thực hành:(27phút) * Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức về: - Đặc điểm giới tính. - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. - Tính chất và công dụng của 1 số vật liệu đã học. * Cách tiến hành: 14
  15. Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, 1 - 2 học sinh cùng bàn trao đổi thảo luận học sinh hỏi, một học sinh trả lời. + Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua - Lây truyền qua động vật trung gian là con đường nào? muỗi vằn. Muỗi hút máu người bệnh rồi truyền vi rút sang cho người lành. + Bệnh sốt rét lây truyền qua con - Lây truyền qua động vật trung gianlà đường nào? muỗi A- nô- phen, kí sinh trùng gây bệnh có trong máu. Muỗi hút máu có kí sinh trung sốt rét của người bệnh truyền sang người lành. + Bệnh viêm màng não lây truyền qua + Lây truyền qua muỗi vi rút có trong con đường nào? mang bệnh não có trong máu gia súc chim, chuột, khỉ Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền sang người. + Lây qua con đường tiêu hóa. Vi rút + Bệnh viêm gan A lây truyền qua con thải qua phân người bệnh. Phân dính đường nào? tay người, quần áo, nước, động vật sống dưới nước ăn từ súc vật lây sang người lành. Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh - Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm - Học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm bàn. Quan sát hình minh họa + Hình minh họa chỉ dẫn điều gì? + Học sinh trình bày + Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao? - GV nhận xét Hoạt động 3: Đặc điểm công dụng của một số vật liệu - Tổ chức hoạt động nhóm - Học sinh thảo luận, chia sẻ kết quả + Kể tên các vật liệu đã học + Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng loại vật liệu. + Hoàn thành phiếu - GV hỏi : + Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc - HS tiếp nối nêu qua sông; làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép? + Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch? + Tại sao lại dùng tơ, sợi để may quần áo, chăn màn? Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ kỳ diệu - HS chơi trò chơi Giải đáp ô chữ 1) Sự thụ tinh 6) Già 2) Bào thai 7) Sốt rét 3) Dậy thì 8) Sốt xuất huyết 15
  16. 4) Vị thành niên 9) Viêm não 5) Trưởng thành 10) Viêm gan A 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Gia đình em đã làm gì để phòng tránh - HS nêu bệnh sốt xuất huyết ? - Tìm hiểu xem địa phương em đã - HS nghe và thực hiện tuyên truyền nhân dân phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt như thế nào. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK . - Rèn kĩ năng phân loại từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm, tự tin, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tâp l. - Học sinh: Vở viết, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - HS hát - Cho HS nối tiếp nhau đặt câu với các - HS tiếp nối nhau đặt câu từ ở bài tập 1a trang 161 - Nhận xét đánh giá - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Tìm và phân loại đựơc từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK . * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu bài tập - HS nêu + Trong tiếng việt có các kiểu cấu tạo 16
  17. + Trong Tiếng Việt có các kiểu cấu tạo từ: từ đơn, từ phức. từ như thế nào? + Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ + Từ phức gồm những loại nào? láy. - HS lên chia sẻ kết quả - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét bài của bạn: - GV nhận xét kết luận + Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn. + Từ ghép: Cha con, mặt trời, chắc nịch. + Từ láy: rực rỡ, lênh khênh Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS nêu + Thế nào là từ đồng âm? - Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. + Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. + Thế nào là từ đồng nghĩa? - Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất. - Yêu cầu HS làm bài theo cặp - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để làm bài - Gọi HS phát biểu - Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung, và thống nhất : - GV nhận xét kết luận - Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức về nghĩa của từ Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - HS tự làm bài - Gọi HS nối tiếp nhau đọc các từ đồng - HS nối tiếp nhau đọc nghĩa, GV ghi bảng - Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà - HS trả lời theo ý hiểu của mình không chọn những từ đồng nghĩa với nó. Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - HS nêu - Yêu cầu HS tự làm bài tập - HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét chữa bài a) Có mới nới cũ b) Xấu gỗ, hơn tốt nước sơn c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu - HS đọc thuộc lòng các câu trên thành ngữ tục ngữ. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) 17
  18. - Tạo từ láy từ các từ sau: xanh, trắng, - HS nêu: xanh xanh, xanh xao, trăng xinh trắng, trắng trẻo, xinh xinh, xinh xắn - Về nhà viết một đoạn văn miêu tả có - HS nghe và thực hiện sử dụng một số từ láy vừa tìm được. Thứ tư ngày tháng năm 2021 Tập đọc CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) . - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao . - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS biết yêu quý người lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK + Bảng phụ ghi sẵn câu ca dao cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS thi đọc bài “Ngu Công xã - HS thi đọc Trịnh Tường” - GV nhận xét. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (10 phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ ngữ khoa trong bài. * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Gọi 1 HS đọc toàn bài - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm + 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó + 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải 18
  19. nghĩa từ - Luyện đọc theo cặp - HS luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - HS đọc toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - HS nghe 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) . * Cách tiến hành: - Cho HS đọc câu hỏi SGK - HS đọc - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận, - Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH TLCH sau đó chia sẻ kết quả trước lớp sau đó chia sẻ trước lớp. 1. Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất + Nỗi vất vả: cày đồng buổi trưa, mồ vả, lo lắng của người nông dân trong hôi như mưa ruộng cày. Bưng bát cơm sản xuất? đầy, dẻo thơm 1 hạt, đắng cay, muôn phần. + Sự lo lắng: Đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây; Trời yên biển lặng mới yêu tấm lòng. chẳng quản lâu đâu, ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. 2. Những câu nào thể hiện tinh thần lạc - Công lênh chẳng quản lâu đâu, ngày quan của người nông dân? nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. 3. Tìm những câu ứng với nội dung dưới đây: a) Khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày: + Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu b) Thể hiện quyết tâm trong lao động + Trông cho chân cứng đá mềm. sản xuất. Trời yêu, biển lặng mới yên tấm lòng. c) Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra + Ai ơi bưng bát cơm đầy hạt gạo. Dẻo thơm 1 hạt, đắng cay muôn phần. - Nêu nội dung bài. - HS nội dung bài: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. * Cách tiến hành: - Đọc nối tiếp từng đoạn - 3 HS đọc tiếp nối 3 bài ca dao - Giáo viên hướng dẫn giọng đọc cả 3 bài ca dao. - GV hướng dẫn kĩ cách đọc 1 bài. - HS đọc - Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn - HS thi đọc diễn cảm cảm. - Luyện học thuộc lòng - HS nhẩm học thuộc lòng - Thi đọc thuộc lòng - HS thi đọc thuộc lòng 19
  20. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Qua các câu ca dao trên, em thấy - HS nêu người nông dân có các phẩm chất tốt đẹp nào ? - Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để giúp - HS nêu đỡ người nông dân đỡ vất vả ? Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . - HS HTT tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên sinh động. - Kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. *GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV gợi ý HS chọn kể những câu chuyện nói về tấm gương con người biết bảo vệ môi trường (trồng cây gây rừng, quét dọn vệ sinh đường phố, ), chống lại những hành vi phá hoại môi trường (phá rừng, đốt rừng) để giữ gìn cuộc sống bình yên, đem lại niềm vui cho người khác. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm với câu chuyện kể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: SGK, bảng phụ,một số sách, truyện, báo liên quan. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: (5’) - Cho HS thi kể về một buổi sum họp - HS thi kể đầm ấm trong gia đình. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’) * Mục tiêu: Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . * Cách tiến hành: - Giáo viên chép đề lên bảng. - HS theo dõi 20
  21. Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. - Gọi HS đọc đề bài - HS đọc - Đề yêu cầu làm gì? - HS trả lời. - Giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề. - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK - 3 HS nối tiếp nhau đọc - Kể tên những nhân vật biết sống đẹp + Na các bạn HS và cô giáo trong truyện trong các câu chuyện các em đã học? Phần thưởng( Tiếng Việt 2 tập 1) + Hai chị em Xô- phi, Mác và nhà ảo thuật trong truyện Nhà ảo thuật ( Tiếng Việt 3 tập 2) + Những nhân vật trong câu chuyện Chuỗi ngọc lam. - Tìm câu chuyện ở đâu? - Được nghe kể, đọc trong sách, báo. - Giáo viên kiểm tra việc học sinh tìm - Một số học sinh giới thiệu câu chuyện truyện. mình sẽ kể. 3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(21 phút) * Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện và nhận xét người kể. * Cách tiến hành: - Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi - HS kể theo cặp - Thi kể trước lớp - Thi kể chuyện trước lớp - Cho HS bình chọn người kể hay nhất - Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất. - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét. mình kể. 4. Hoạt động vận dụng (3’) - Em đã làm gì để mang lại niềm vui cho - HS nêu mọi người xung quanh ? - Về nhà kể lại câu chuyện cho người - HS nghe và thực hiện thân nghe. Chuẩn bị tiết kể chuyện tuần sau - Nhận xét tiết học, biểu dương - HS nghe Toán GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH BỎ TÚI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. - Dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân, chuyển một số phân số thành số thập phân. - HS làm bài tập 1. - Năng lực: 21
  22. + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay. - Học sinh: Sách giáo khoa, máy tính cầm tay. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số - 2 HS nêu các dạng toán về tỉ số phần phần trăm đã học. trăm đã học. - Yêu cầu HS tìm tỉ số phần trăm của - HS thực hiện bảng con, bảng lớp. 45 và 75. - GV nhận xét, bổ sung. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi bảng 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết cấu tạo, tác dụng của máy tính bỏ túi; biết cách sử dụng máy tính bỏ túi. *Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm quen với máy tính bỏ túi. - Giáo viên cho học sinh quan sát - Học sinh quan sát máy tính rồi trả lời máy tính. câu hỏi. - Trên mặt máy tính có những gì? - Có màn hình, các phím. - Hãy nêu những phím em đã biết - Học sinh kể tên như SGK. trên bàn phím? - Dựa vào nội dung các phím em hãy - HS nêu cho biết máy tính bỏ túi có thể dùng để làm gì? - GV giới thiệu chung về máy tính bỏ - HS theo dõi túi - GV yêu cầu HS ấn phím ON/ C trên - Để khởi động cho máy làm việc bàn phím và nêu: Phím này để làm gì? - Yêu cầu HS ấn phím OFF và nêu - Để tắt máy tác dụng - Các phím số từ 0 đến 9 - Để nhập số - Các phím +, - , x, : - Để cộng, trừ, nhân, chia. 22
  23. - Phím . - Để ghi dấu phẩy trong các số thập phân - Phím = - Để hiện kết quả trên màn hình - Phím CE - Để xoá số vừa nhập vào nếu nhập sai - Ngoài ra còn có các phím đặc biệt khác Hoạt động 2: Thực hiện các phép tính. - Giáo viên ghi 1 phép cộng lên bảng. 25,3 + 7,09 = - Giáo viên đọc cho học sinh ấn lần - Để tính 25,3 + 7,09 ta lần lượt ấn các lượt các phím cần thiết (chú ý ấn . phím sau: để ghi dấu phảy), đồng thời quan sát kết quả trên màn hình. - Tương tự với các phép tính: trừ, Trên màn hình xuất hiện: 32,39 nhân, chia. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân. - HS làm bài tập 1. *Cách tiến hành: Bài 1: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - Thực hiện các phép tính sau rồi kiểm tra lại kết quả bằng máy tính bỏ túi - Yêu cầu HS thực hiện phép tính - HS làm bài -Yêu cầu HS kiểm tra lại kết quả - Học sinh kiểm tra theo nhóm. bằng máy tính bỏ túi theo nhóm. - Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả. - Các nhóm đọc kết quả - Giáo viên nhận xét chữa bài. a) 126,45 + 796,892 = 923,342 b) 352,19 – 189,471 = 162,719 c) 75,54 x 39 = 2946,06 d) 308,85 : 14,5 = 21,3 Bài 3(M3,4): Cá nhân - Cho HS tự thực hiện sau đó nêu kết - HS tự làm bài: quả. - Biểu thức đó là: 4,5 x 6 - 7 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS dùng máy tính để tính: - HS nghe và thực hiện 475,36 + 5,497 = 475,36 + 5,497 =480,857 1207 - 63,84 = 1207 - 63,84 = 1143,16 54,75 x 7,6 = 54,75 x 7,6 =416,1 14 : 1,25 = 14 : 1,25 = 11,2 - Về nhà sử dụng máy tính để tính - HS nghe và thực hiện toán cho thành thạo. Địa lí ÔN TẬP HỌC KÌ I I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 23
  24. - Nắm được các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. - Nêu tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ . - Chăm chỉ ôn tập - Năng lực: + Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. + Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ tự nhiên Việt Nam + Bản đồ về phân bố dân cư kinh tế Việt Nam. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ thuật trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS hát - HS hát - Xác định và mô tả vị trí giới hạn của - HS mô tả nước ta trên bản đồ. - GV nhận xét - HS nghe - Giới thiệu bài - ghi bảng - Hs ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28phút) * Mục tiêu: Nắm được các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - Giáo viên phát phiếu học tập cho học - Học sinh tô màu vào lược đồ để xác sinh định giới hạn phần đất liền của Việt - Yêu cầu HS làm bài Nam. - Giáo viên sửa chữa những chỗ còn - Điền tên: Trung Quốc, Lào, Căm-pu- sai. chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa và lược đồ. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm. - Giáo viên cho học sinh thảo luận - Học sinh thảo luận nhóm trình bày kết 24
  25. nhóm theo câu hỏi. quả. 1. Nêu đặc điểm chính của địa hình, khí + Địa hình: 3/4 diện tích phần đất liền hậu, sông ngòi đất và rừng của nước ta. là đồi núi và 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng. + Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa. + Sông ngòi: có nhiều sông nhưng ít sông lớn, có lượng nước thay đổi theo mùa. + Đất: có hai loại đó là đất phe ra lít và đất phù sa. + Rừng: có rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. 2. Nêu đặc điểm về dân số nước ta. - Nước ta có số dân đông đứng thứ 3 trong các nước ở Đông Nam Á và là 1 trong những nước đông dân trên thế giới. 3. Nêu tên 1 số cây trồng chính ở nước - Cây lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp ta? Cây nào được trồng nhiều nhất? như cà phê, cao su, trong đó cây trồng chính là cây lúa. 4. Các ngành công nghiệp nước ta phân - Các ngành công nghiệp của nước ta bố ở đâu? phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng 5. Nước ta có những loại hình giao và ven biển. thông vận tải nào? - Đường ô tô, đường biển, đường hàng không, đường sắt, 6. Kể tên các sân bay quốc tế của nước - Sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, ta? sân bay Tân Sơn Nhất. - Giáo viên gọi các nhóm trình bày. - Nhận xét bổ xung. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Địa hình, khí hậu nước ta có những - HS nêu thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển của ngành nông nghiệp ? - Tìm hiểu một số cây trồng chính ở địa - HS nghe và thực hiện phương em. Thứ năm ngày tháng năm 2021 Kĩ thuật THỨC ĂN NUÔI GÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được tên và biết tác dụng cgủ yếu của 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). - Có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình. 25
  26. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, một số mẫu thức ăn nuôi gà. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": - HS chơi trò chơi Kể tên các loại gà được nuôi ở nước ta. - GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Hs viết 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Nêu được tên và biết tác dụng cgủ yếu của 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà - GV hướng dẫn học sinh đọc mục 1 - HS nghe trong SGKvà trả lời câu hỏi - HS đọc bài và trả lời câu hỏi . + Động vật cần những yếu tố nào để + Động vật cần những yếu tố như tồn tại ? sinh trưởng và phát triển? Nước,không khí, ánh sáng , và các chất dinh dưỡng. + Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ + Từ nhiều loại thức ăn khác nhau . thể động vật được lấy ở đâu ? * Gv giải thích tác dụng của thức ăn - HS nghe GV giải thích. theo nội dung SGK. * Gv kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng , duy trì và phát triển cơ thể của gà . Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà - GV yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà mà em biết ? 26
  27. - HS trả lời GV ghi tên các loại thức - HS quan sát hình trong SGk và trả lời của gà do HS nêu . câu hỏi . - Cho HS nhắc lại tên các nhóm thức ăn đó . * Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà. - GV cho HS đọc nội dung mục 2 trong SGK , trả lời câu hỏi: + Thức ăn của Gà được chia làm mấy + Thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau loại? sanh , cào cào , châu chấu , ốc , tép ,bột + Em hãy kể tên các loại thức ăn ? đỗ tương ,vừng , bột khoáng. - GV chỉ định một số HS trả lời . - HS đọc bài trong SGK và trả lời câu - GV nhận xét và tóm tắt. hỏi . * Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm : + Nhóm thức ăn cung cấp chất đường bột + Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm . + Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng. + Nhóm thức ăn cung cấp vi - ta - min + Nhóm thức ăn tổng hợp . * Trong các nhóm thức ăn nêu trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường là cần và phải cho ăn thường xuyên , ăn nhiều. - GV cho HS thảo luận , - HS thảo luận. - Yêu cầu các nhóm trình bày . - GV cho HS khác nhận xét và bổ sung. - HS trình bày và nhận xét . * GV tóm tắt giải thích minh hoạ tác dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường . - Gv nhận xét giờ học và thu kết quả - HS nghe . thảo luận của các nhóm để trình bày trong tiết 2. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Nhà em cho gà ăn bằng những loại - HS nêu thức ăn nào ? - Theo em loại thức ăn nào tốt cho sự - HS nêu phát triển của gà ? Toán SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI BÀI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm . 27
  28. - Sử dụng máy tính bỏ túi nhanh, chính xác - HS làm bài 1(dòng 1,2), bài 2( dòng1,2 ). - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ, máy tính bỏ túi - HS : SGK, vở, máy tính bỏ túi 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3phút) - Cho HS chơi trò chơi: Tính nhanh, - HS chơi trò chơi tính đúng. - Cách chơi:Mỗi đội gồm có 4 HS, sử dụng máy tính bỏ túi để tính nhanh kết quả phép tính: 125,96 + 47,56 ; 985,06 15; 352,45 - 147,56 và 109,98 : 42,3 - Đội nào có kết quả nhanh và chính xác hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm. *Cách tiến hành: * Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán về tỉ số phần trăm. Tìm tỉ số phần trăm của 7 và 40 - GV nêu yêu cầu : Chúng ta cùng tìm - HS nghe và nhớ nhiệm vụ. tỉ số phần trăm của 7 và 40. - GV yêu cầu 1 HS nêu lại cách tìm tỉ - 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và số phần trăm của 7 và 40. nhận xét : + Tìm thương 7 : 40 + Nhân thương đó với 100 rồi viết ký hiệu % vào bên phải thương. 28
  29. - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính - HS thao tác với máy tính và nêu: bỏ túi để thực hiện bước tìm thương 7 7 : 40 = 0,175 : 40 - Vậy tỉ số phần trăm của 7 và 40 là - HS nêu : Tỉ số phần trăm của 7 và 40 là bao nhiêu phần trăm? 17,5% - Chúng ta có thể thực hịên cả hai - HS lần lượt bấm các phím theo lời đọc bước khi tìm tỉ số phần trăm của 7 và của GV : 40 bằng máy tính bỏ túi. Ta lần lượt 7  40 % bấm các phím sau: - GV yêu cầu HS đọc kết quả trên - Kết quả trên màn hình là 17,5. màn hình. - Đó chính là 17,5%. Tính 34% của 56 - GV nêu vấn đề : Chúng ta cùng tìm 34% của 56. - GV yêu cầu HS nêu cách tìm 34% - 1 HS nêu trước lớp các bước tìm 34% của của 56. 56. + Tìm thương 56 : 100. + Lấy thương vừa tìm được nhân với 34 . - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính để - HS tính và nêu : tính 56 34 : 100 56 34 : 100 = 19,4 - GV nêu : Thay vì bấm 10 phím. 5 6 3 4  1 0 0 = khi sử dụng máy tính bỏ túi để tìm 34% của 56 ta chỉ việc bấm các phím : 5 6 3 4 % - GV yêu cầu HS thực hiện bấm máy tính bỏ túi để tìm 34% của 54. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: HS làm bài 1(dòng 1,2), bài 2( dòng1,2 ). *Cách tiến hành: Bài 1(dòng 1,2): Cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì? - HS thao tác với máy tính. - GV yêu cầu HS sử dụng máy tính - Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở. trăm giữa số HS nữ và số HS của một số trường. Tỉ số phần trăm Số Số HS Trường của số HS nữ HS nữ và tổng số HS An Hà 612 311 50,81 % An Hải 578 294 50,86 % An 714 356 49,85 % Dương An Sơn 807 400 49,56 % 29
  30. Bài 2( dòng1,2 ): Cá nhân - HS đọc đề bài - HS đọc - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 - HS làm bài vào vở bài tập, dùng máy tính tương tự như bài tập 1. bỏ túi để tính, sau đó 1 HS đọc kết quả bài làm của mình cho HS cả lớp kiểm tra. Thóc (kg) Gạo (kg) 100 69 150 103,5 125 86,25 Bài 3(M3,4): Cá nhân - Cho HS đọc bài, tự tìm cách làm - HS đọc bài và nhận thấy đây là bài toán - GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó yêu cầu tìm một số khi biết 0,6% của nó là khăn khi làm. 30 000 đông, 60 000 đồng, 90 000 đồng. - Kết quả: a) 5000 000 đồng b) 10 000 000 đồng c) 15 000 000 đồng 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS dùng máy tính để tính: - HS tính: Số học sinh tiểu học ở một xã là 324 : 16 x 100 = 2025(người) 324 em và chiếm 16% tổng số dân của xã đó. Tính số dân của xã đó. - Về nhà tìm thêm các bài toán tương - HS nghe và thực hiện tự như trên để tính toán cho thành thạo. Tập làm văn ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1) . - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết . - Rèn kĩ năng viết văn bản hành chính. - *GDKNS: Ra quyết định/ giải quyết vấn đề. Hợp tác làm việc theo nhóm, hoàn thành đơn xin học. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ, sử dụng từ ngữ chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Mẫu đơn xin học, phiếu học tập - HS : SGK, vở viết 30
  31. 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi đọc lại đoạn văn đã viết - HS thi đọc tiết trước. - GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1) . - Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết . * Cách tiến hành: Bài tập 1: Cá nhân - HS đọc yêu cầu và mẫu đơn - Hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây - Yêu cầu HS tự làm bài - HS điền vào mẫu đơn trong phiếu - Gọi HS đọc lá đơn đã hoàn thành - 3 HS nối tiếp nhau đọc - GV nhận xét sửa lỗi cho HS Ví dụ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Xuân Trúc, ngày 27/12/2018 ĐƠN XIN HỌC Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Xuân Trúc Em tên là: Nguyễn Tiến Bình Nam/Nữ: Nam Sinh ngày: 30- 10 – 2007 Nơi sinh: Đặng Lễ - Ân Thi - Hưng Yên Quê quán: Đặng Lễ- Ân Thi- Hưng Yên Đã hoàn thành chương trình Tiểu học. Tại Trường Tiểu học Xuân Trúc Em làm đơn này xin đề nghị Trường THCS Xuân Trúc xét cho em được vào học lớp 6 của trường. Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt. Em xin trân trọng cảm ơn. 31
  32. Người làm đơn Bài tập 2: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Viết đơn xin được học môn tự chọn - Yêu cầu HS nêu lại thể thức của một - HS nêu lại lá đơn - Yêu cầu học sinh làm bài - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ. - Thu chấm, nhận xét. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Em hãy nhắc lại cấu tạo của một lá - HS nêu đơn. - Về nhà tập viết đơn xin học nghề mà - HS nghe và thực hiện mình yêu thích. Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ CÂU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) . - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 . - Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Phiếu bài tập 2 - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi đặt câu lần lượt với các - HS thi đặt câu yêu cầu: + Câu có từ đồng nghĩa + Câu có từ đồng âm + Câu có từ nhiều nghĩa - Gọi HS nhận xét bài của bạn - Nhận xét đánh giá - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 32
  33. 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) . - Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 . * Cách tiến hành: Bài tập 1: Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới: + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận - Dùng để hỏi về điều chưa biết. Nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? biết bằng dấu chấm hỏi + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận - Dùng để kể, tả, giới thiệu, bày tỏ ý ra câu kể bằng dấu hiệu gì? kiến, tâm tư, tình cảm. Nhận biết bằng dấu chấm + Câu cầu khiến dùng để làm gì? Có - Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu muốn. Nhận biết bằng dấu chấm than, gì? dấu chấm. + Câu cảm dùng để làm gì? - Dùng để bộc lộ cảm xúc. Nhận biết bằng dấu chấm than. - Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung - HS đọc cần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài bài tập - GV nhận xét chữa bài Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu + Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài - Câu dùng để hỏi điều của bạn ạ? chưa biết. Câu hỏi + Nhưng cũng có thể là bạn cháu - Cuối câu hỏi có dấu cóp bài của cháu? chấm hỏi + Cô giáo phàn nàn với mẹ của một - Câu dùng để kể sự việc HS: - Cuối câu có dấu chấm - Cháu nhà chị hôm nay cóp bài hoặc dấu hai chấm kiểm tra của bạn. + Thưa chị bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt Câu kể nhau + Bà mẹ thắc mắc: + Bạn cháu trả lời: + Em không biết + Còn cháu thì viết: + Em cũng không biết + Thế thì đáng buồn cười quá! - Câu bộc lộ cảm xúc + Không đâu! - Trong câu có các từ quá, Câu cảm đâu - Cuối câu có dấu chấm than 33
  34. + Em hãy cho biết đại từ là gì? - Câu nêu yêu cầu , đề Câu khiến nghị - Trong câu có từ hãy Bài 2: Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu + Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, - HS lần lượt trả lời: Ai làm gì? Ai là gì? vị ngữ trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi Ai thế nào? nào? - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần - HS đọc ghi nhớ, yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài tập - HS làm bài - Gọi HS lên chia sẻ - Vài HS lên chia sẻ - GV nhận xét kết luận 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS đặt câu kể theo các mẫu câu: - HS đặt câu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? - Về nhà viết một đoạn văn ngắn giới - HS nghe và thực hiện thiệu về gia đình trong đó có sử dụng các mẫu câu trên. Thứ sáu ngày tháng năm 2021 Khoa học KIỂM TRA HỌC KÌ I Toán HÌNH TAM GIÁC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. - Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc) - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. - Rèn học sinh vẽ đường cao nhanh, chính xác. - HS làm bài 1, 2 . - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ, : Các hình tam giác như SGK; Êke. - HS : SGK, bảng con, vở, ê ke 34
  35. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Chia HS thành các đội, thi nhau xếp - HS chơi trò chơi nhanh 6 que tính để được: 1 hình tam giác, 2 hình tam giác, 4 hình tam giác theo yêu cầu của quản trò. - GV nhận xét, tuyên dương - HS nghe - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu:Biết: - Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc. - Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc) - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. *Cách tiến hành: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC - 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa và yêu cầu HS nêu rõ : nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. + Số cạnh và tên các cạnh của hình + Hình tam giác ABC có 3 cạnh là : tam giác ABC. cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC. + Số đỉnh và tên các đỉnh của hình + Hình tam giác ABC có ba đỉnh là: đỉnh tam giác. A, đỉnh B, đỉnh C. + Số góc và tên các góc của hình tam + Hình tam giác ABC có ba góc là : giác ABC. Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A) Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( góc B) Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C) - Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. Giới thiệu ba dạng hình tam giác. - GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như - HS quan sát các hình tam giác và nêu : SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên các góc, dạng góc của từng hình tam giác. + Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn. + Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C A đều là góc nhọn. B C Hình tam giác có 3 góc nhọn + Hình tam giác EKG có 1 góc tù và + Hình tam giác EKG có góc E là góc tù 35
  36. hai góc nhọn. K và hai góc K, G là hai góc nhọn. E G Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. + Hình tam giác MNP có 1 góc + Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông. vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn. N M P Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn(tam giác vuông) - GV giới thiệu : Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia - HS nghe. các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là : + Hình tam giác có 3 góc nhọn. + Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. + Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS - HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam nhận dạng từng hình. giác. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác. A B C H - GV giới thiệu: Trong hình tam giác ABC có: + BC là đáy. - HS quan sát hình. + AH là đường cao tương ứng với đáy BC. + Độ dài AH là chiều cao. - GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH. - HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) 36
  37. *Mục tiêu: - Vận dụng được kiến thức làm được các bài tập có liên quan. - HS làm bài 1, 2 . *Cách tiến hành: Bài 1: Cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm. - GV gọi HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét Tam giác ABC có Trong tam giác DEG Tam giác MNK có: 3 góc A, B, C 3 góc là góc D, E, G 3 góc là góc M, N, K 3 cạnh: AB, BC, CA 3 cạnh: DE, EG, DG 3 cạnh: MN, NK, KM Bài 2: Cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác. - GV nhận xét Tam giác ABC có đường Tam giác DEG có đường Tam giác MPQ có đường cao CH cao DK cao MN Bài 3(M3,4): Cá nhân - Cho HS đọc bài, quan sát tự làm bài - GV quan sát giúp đỡ HS - HS chia sẻ trước lớp kết quả a) Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nửa ô vuông. Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau. b) Tương tự : Hai hình tam giác EBC và EHC có diện tích bằng nhau. c) Từ a và b suy ra diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Hình tam giác có đặc điểm gì ? - HS nêu - Về nhà tập vẽ các loại hình tam giác - HS nghe và thực hiện và 3 đường cao tương ứng của chúng Tập làm văn 37
  38. TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày) - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lõi về chính tả cách dùng từ, cách diễn đạt , ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp - HS : SGK, vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS đọc đơn - HS đọc đơn - Nhận xét Đơn xin học môn tự chọn - HS nghe của 3 HS - Nhận xét ý thức học bài của HS - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu:Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày) * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc lại đề Tập làm văn - HS đọc - GV nhận xét chung + Ưu điểm: - Hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề - Bố cục của bài văn - Diễn đạt câu, ý - Dùng từ nổi bật lên hình dáng, hoạt động tính tình của người được tả - Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng tính tình hoạt động của người được tả - Chính tả, hình thức trình bày - GV nêu tên từng HS viết bài đúng yêu cầu + Nhược điểm - Lỗi chính tả 38
  39. - Lỗi dùng từ, diễn đạt ý, đặt câu, cách trình bày - GV viết bảng phụ các lỗi phổ biến, - HS chữa lỗi yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi - Trả bài cho HS - HS xem lại bài của mình. - Cho HS tự chữa bài của mình và trao - 2 HS trao đổi về bài của mình. đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của cô - Đọc những bài văn hay, bài điểm cao - HS lắng nghe cho HS nghe. - HD viết lại một đoạn văn - HS chọn viết lại một đoạn trong bài - Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi : + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả + Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa hay + Mở bài kết bài còn đơn giản - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại - 3 HS đọc lại bài của mình - Nhận xét 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Qua tiết học này, em học được điều gì - HS nêu ? - Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn. - HS nghe và thực hiện HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp. - HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Gọi lớp trưởng lên điều hành: - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc - HS lắng nghe và trả lời. giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 39
  40. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo - Nề nếp: ưu và khuyết điểm: - Học tập: + Tổ 1 - Vệ sinh: + Tổ 2 - Hoạt động khác + Tổ 3 GV: nhấn mạnh và bổ sung: - HS lắng nghe. - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp - HS trả lời ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần và báo cáo kế hoạch tuần 6 làm trong tuần tới (TG: 5P) + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh 40
  41. hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt” 41