Hướng dẫn ôn tập giữa học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018- 2019

docx 4 trang thaodu 3530
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập giữa học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018- 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập giữa học kì I môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2018- 2019

  1. HƯỚNG DẪN TRẢ ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I SINH HỌC 11 (2018- 2019) Câu 1: Quang hợp là gì? PTTQ? Vai trò của quang hợp? - Quang hợp ở Thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước. - PTTQ: 6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O - Vai trò: + Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu. + Cung cấp nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới. + Điều hòa không khí. Câu 2: Trình bày đặc điểm hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp? Đặc điểm của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp? a- Đặc điểm hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp: - Đặc điểm cấu tạo ngoài (hình thái bên ngoài): + Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. + Trong lớp biểu bì lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. + Phiến lá mỏng: tạo điều kiện thuận lợi cho các khí khuếch tán qua lá. - Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong: + Hệ gân lá có mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ vậy, nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. + Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp bên dưới lớp biểu bì - là bào quan quang hợp. + Tế bào mô có nhiều khoang rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 đẽ dàng khuếch tán đến lục lạp. b. Đặc điểm của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp: Lục lạp được cấu tạo từ Grana và chất nền (Stroma): - Grana được cấu tạo từ nhiều túi Tilacoit xếp chồng lên nhau: + Màng Tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, xảy ra các phản ứng sáng. + Xoang Tilacoit là nơi xảy ra phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp. - Chất nền (Stroma) của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối quang hợp. Câu 3: Pha sáng là gì? Vị trí? Nguyên liệu? Diễn biến? Sản phẩm? Pha sáng cung cấp cho pha tối sản phẩm gì? Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. - Vị trí diễn ra: Tilacoit của diệp lục - Nguyên liệu: H2O, ánh sáng. - Diễn biến: + Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng trở thành diệp lục ở trạng thái kích thích và bền thứ cấp. + Diệp lục kích thích và bền thứ cấp tham gia vào quang phân li nước và photphorin hóa để hình thành ATP. Sơ đồ quang phân li nước: + 2H2O → 4H + 4e+ O2 Tổng hợp NADPH: 2NADP + 4H+ + 4e → 2NADPH Tổng hợp ATP: ADP + Pi → ATP - Sản phẩm của pha sáng: ATP, NADPH, O2 - Pha sáng cung cấp cho pha tối ATP và NADPH Câu 4: Tại sao gọi là Thực vật C3, C4? Dựa vào sản phẩm ổn định đầu tiên trong pha tối và con đường cố định CO2: - Sản phẩm ổn định đầu tiên trong pha tối quang hợp là hợp chất có 3 nguyên tử cacbon (APG), quá trình cố định CO2 theo con đường C3 (chu trình Canvin) thì gọi là thực vật C3.
  2. - Sản phẩm quang hợp đầu tiên là hợp chất có 4 nguyên tử các bon (AOA), quá trình cố định CO2 theo con đường C4 (chu trình Hatch-Slack) thì gọi là thực vật C4. Câu 5: Trình bày đặc điểm pha tối ở thực vật C3, C4 và CAM? a- Đặc điểm pha tối ở Thực vật C3: - Điều kiện sống: Sống ở mọi nơi trên trái đất. - Vị trí xảy ra: Chất nền của lục lạp - Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH - Diễn biến: + Pha tối diễn ra theo con đường C3- chu trình Canvin, gồm 3 giai đoạn: . Giai đoạn cố định CO2: Ri-1,5- điP + CO2→ APG (hợp chất chứa 3C) . Giai đoạn khử : dưới tác dụng của ATP và NADPH thì APG bị khử thành AlPG. Tại điểm kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG được tách ra khỏi chu trình để tổng hợp nên C6H12O6 rồi từ đó tổng hợp nên tinh bột, saccarozo, axit amin, . Giai đoạn tái sinh chất nhận: từ phân tử AlPG tái sinh chất nhận Rib- 1,5- điP để tiếp tục nhận CO2 Chất nhận CO2 : Ri-1,5- diP, sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất chứa 3C (APG) - Sản phẩm: Cacbohidrat - Loại tế bào tham gia: Tế bào mô giậu -Thời gian diễn ra: ban ngày -Hiệu suất quang hợp trung bình b. Đặc điểm pha tối ở thực vật C4: - Điều kiện sống: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cường độ ánh sáng mạnh. - Vị trí xảy ra: Chất nền của lục lạp - Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH - Diễn biến: Pha tối diễn ra theo con đường C4, gồm chu trình C4 (diễn ra trước) và chu trình Canvin (diễn ra sau) + Chất nhận CO2: PEP + Sản phẩm ổn định đầu tiên: hợp chất 4C (AOA) - Loại tế bào tham gia quang hợp: tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch. - Thời gian diễn ra: ban ngày - Hiệu suất quang hợp cao c. Đặc điểm pha tối ở thực vật CAM: - Điều kiện sống: vùng hoang mạc khô hạn - Đặc điểm: Khí khổng mở vào ban đêm, đóng vào ban ngày. - Vị trí xảy ra: Chất nền của lục lạp - Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH - Pha tối diễn ra theo con đường C4 (tương tự thực vật C4) - Loại tế bào tham gia quang hợp: tế bào mô giậu. - Thời gian diễn ra: giai đoạn cố định CO2 diễn ra vào ban đêm, giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày. - Hiệu suất quang hợp thấp. Câu 6: Hô hấp ở thực vật là gì? PTTQ? Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật? - Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa sinh học nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucôzơ của tế bào sống đến CO2 và H20 và một phần năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP - Phương trình hô hấp: C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H20 + Năng lượng ( Nhiệt + ATP ) - Vai trò: + Tạo năng lượng ở 2 dạng : . Nhiệt năng để duy trì nhiệt độ ổn định cho các hoạt động sống.
  3. . Năng lượng trong ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. + Tạo ra các sản phẩm trung gian là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác. Câu 7: Phân biệt phân giải hiếu khí với hô hấp kị khí? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? a. Phân giải kị khí (Đường phân và lên men) - Điều kiện : Xảy ra trong rễ cây khi bị nghập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi. - Gồm 2 giai đoạn: + Đường phân : Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic (xảy ra trong tbc). + Lên men: chuyển hóa axit pyruvic thành rượu êtilic và CO2 hoặc thành axit lactic. b. Phân giải hiếu khí(Đường phân và hô hấp hiếu khí) - Hô hấp hiếu khí gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron + Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn. + Chuỗi chuyền electron diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước và giải phóng năng lượng ATP. Từ 2 phân tử axit piruvic, qua hô hấp giải phóng ra 6 CO2, 6 H2O và 36 ATP. Điểm phân biệt Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Nhu cầu oxi Không cần oxi Cần oxi Nơi xảy ra Tế bào chất Ti thể Chuỗi chuyền điện tử không Có Diễn biến Gồm 2 giai đoạn: đường phân Gồm 3 giai đoạn: đường phân, và lên men chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp Sản phẩm cuối cùng rượu êtilic và CO2 H2O, CO2 , ATP hoặc axit latic Năng lượng Tích lũy năng lượng ít Tích lũy 36 ATP (2ATP) Ưu thế của hô hấp hiếu khí so với phân giải kị khí là tạo ra nhiều năng lượng hơn (Hô hấp hiếu khí tạo 36 ATP, phân giải kị khí tạo 2 ATP, gấp 18 lần) Câu 8: Hô hấp sáng là gì? Điều kiện xảy ra? Các bào quan diễn ra? Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đến sự tích lũy chất khô? - Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng. - Điều kiện xảy ra: xảy ra ở Thực vật C3 khi cường độ ánh sáng mạnh, nồng độ CO2 cạn kiệt nồng độ oxi cao (gấp khoảng 10 lần so với CO2). - Các bào quan diễn ra: Lục lạp, peroxixom, ti thể * Hô hấp sáng làm giảm năng suất quang hợp, thể hiện ở chỗ quang hô hấp có sự chuyển đổi sản phẩm của chu trình Canvin. Bình thường quang hợp sử dụng ezim Rubico để cố định CO2: RiDP cố định CO2 thành APG (hợp chất 3C) từ đó tạo thành đường và các sản phẩm hữu cơ khác. Tuy nhiên trong trường hợp có hô hấp sáng thì enzim Rubico lại liên kết với oxi (vì nồng độ oxi cao trong khi nồng độ CO2 thấp) vì thế chuyển hóa RiDP thành hợp chất 3C (APG) và hợp chất 2C (axit glicolic), AG bị oxi hóa ở Peroxixom và giải phóng CO2 ở ti thể. Hô hấp sáng không tạo ra ATP, tiêu tốn từ 30- 50% sản phẩm quang hợp vì vậy làm giảm sự tích lũy chất khô. Câu 9: Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp? Ảnh hưởng của môi trường đối với hô hấp? Biện pháp bảo quản nông sản?
  4. - Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp: Quang hợp là tiền đề của quá trình hô hấp và hô hấp là tiền đề của quá trình quang hợp: Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6, O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hóa trong hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp là CO2 và H2O lại là nguyên liệu của quang hợp để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi. - Ảnh hưởng của môi trường đối với hô hấp của thực vật: + Nước: Hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp. Nước cần cho HH, mất nước làm giảm cường độ HH. + Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ hô hấp tăng (do tốc độ phản ứng các enzim tăng) Khi nhiệt độ tăng, cường độ HH tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường. + Oxi : Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với nồng độ oxi, oxi là nguyên liệu hô hấp, quyết định con đường hô hấp + Hàm lượng CO2 : Cường độ hô hấp tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2, CO2 là sản phẩm của HH vì vậy nếu CO2 được tích lại (> 40%) sẽ ức chế HH → sử dụng CO2 trong bảo quả nông sản *Để bảo quản nông sản: cần giữ chất lượng và khối lượng nông phẩm bảo quản, bằng cách: - Làm giảm hàm lượng nước: phơi, sấy khô. - Giảm nhiệt độ: Bảo quản trong tủ lạnh, bảo quản trong kho lạnh. - Tăng hàm lượng CO2: bơm CO2 vào buồng bảo quản.