Tài liệu ôn thi cuối học kì 1 Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2022-2023

docx 6 trang Hàn Vy 01/03/2023 6222
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi cuối học kì 1 Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_on_thi_cuoi_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Tài liệu ôn thi cuối học kì 1 Công nghệ Lớp 10 - Năm học 2022-2023

  1. TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG NGHỆ 10 CUỐI HỌC KÌ I (2022-2023) I.TRẮC NGHIỆM: BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT Câu 1: Khi con người ứng dụng công nghệ thủy canh để trồng trọt thì không mang lại lợi ích gì? A. Cho phép con người có thể trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, khí hậu khắc nghiệt. B. Công nghệ này còn giúp tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt. C. Kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất cây trồng. D. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng. Câu 2: Nội dung nào dưới đây là triển vọng của trồng trọt Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0? A. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và du lịch. B. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hương tất yếu. C. Xây dựng chế độ bảo quản lương thực hợp lí. D. Tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Câu 3: Khi nói về những thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam thì cơ giới hóa trồng trọt có vai trò gì? A. Cho phép con người có thể trồng trọt ở những nơi không có đất trồng. B. Giúp tiết kiệm không gian, tiết kiệm nước trong trồng trọt. C. Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong trồng trọt. D. Xây dựng chế độ luân canh hợp lí. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt ở Việt Nam? A. Cơ giới hóa trong trồng trọt. B. Ứng dụng công nghệ thủy canh, khí canh. C. Công nghệ tưới nước tự động và trồng cây trong nhà kính. D. Tạo giống cây trồng có năng suất thấp, chất lượng kém. Câu 5: Cơ giới hóa trong trồng trọt có ý nghĩa nào sau đây? A. Năng suất tăng, chất lượng sản phẩm tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. B. Năng suất tăng, chất lượng sản phẩm tăng và tăng sức lao động cho người nông dân. C. Năng suất tăng, chất lượng sản phẩm không tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. D. Năng suất và chất lượng sản phẩm không tăng và giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. Câu 6: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng công nghệ tư động hóa ở giai đoạn thu hoạch ? A. Giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt. B. Sản xuất phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. C. Thu hoạch lúa bằng máy gặt, đập liên hợp. D. Sản xuất phân hữu cơ, chất điều hòa sinh trưởng. BÀI 2 : CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT Câu 7: Với điều kiện trồng trọt và chăm sóc như nhau, giống cây trồng khác nhau thì:
  2. A. tốc độ sinh trưởng khác nhau, năng suất giống nhau. B. tốc độ sinh trưởng và năng suất giống nhau. C. tốc độ sinh trưởng và năng suất khác nhau. D. tốc độ sinh trưởng giống nhau, năng suất khác nhau. Câu 8: Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình quang hợp của cây trồng? A. Nước và độ ẩm. B. Đất trồng. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng. Câu 9: Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của phần lớn cây trồng là từ A. 150C đến 400C. B. 250C đến 400C. C. 150C đến 300C. D. 250C đến 300C. Câu 10: Trong trồng trọt người ta phân loại cây trồng theo các tiêu chí nào? A. Nguồn gốc, đặc tính sinh học, mục đích sử dụng. B. Cây lâu năm, cây hằng năm. C. Cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu. D. Cây nhiệt đới, cây ôn đới. Câu 11: Nhóm cây ôn đới trồng ở thời tiết như thế nào? A. Mùa đông lạnh, mùa hè mát. B. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm. C. Mùa đông không lạnh, mùa hè mát. D. Mùa đông mát mẻ, mùa hè lạnh. Câu 12: Nhóm cây trồng nào sau đây được phân loại theo nguồn gốc? A. Nhóm cây ôn đới, nhóm cây nhiệt đới và nhóm cây á nhiệt đới. B. Nhóm cây một lá mầm và nhóm cây hai lá mầm. C. Nhóm cây thân gỗ, nhóm cây thân thảo và nhóm cây thân bụi. D. Nhóm cây lương thực, nhóm cây dược liệu và nhóm cây công nghiệp. Câu 13: Khi nói đến các yếu tố tác động đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? A.Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Giống. D. Ánh sáng. Câu 14: Khi thiếu nước trong thời gian dài cây trồng có biểu hiện nào sau đây? A. Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần. B. Lá cháy sém, cây héo, lâu ngày dẫn đến thối rễ. C. Nhiều lá vàng úa bất thường, lá cây không tươi và hơi héo. D. Lá cây có màu xanh nhạt hoặc vàng, chồi non chậm phát triển. BÀI 3 : GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG Câu 15: Thành phần của đất trồng bao gồm : A. phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất. B. phần lỏng, chất vô cơ, phần khí, vi sinh vật đất. C. phần lỏng, chất hữu cơ, phần khí, sinh vật đất. D. phần lỏng, phần rắn, phần khí, động vật đất. Câu 16: Phần lỏng của đất trồng: A. có thành phần chủ yếu là nước. B. là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ. C. là không khí trong các khe hở của đất. D. gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật. Câu 17: Những phần tử có kích thước nhỏ hơn 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù được gọi là gì? A. Limon. B. Sét. C. Keo đất. D. Sỏi. Câu 18: Ở keo đất âm, thành phần nào của keo đất mang điện tích âm?
  3. A. Lớp ion quyết định điện. B. Lớp ion không di chuyển. C. Lớp ion khuếch tán. D. Nhân keo đất. Câu 19: Vai trò của keo đất là gì? A. Quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác của đất. B. Hấp thụ nước và các ion khoáng cho chất, tăng tính đa dạng cho đất trồng. C. Giữ lại chất dinh dưỡng cho đất, làm đất tơi xốp. D. Chống rửa trôi các chất độc hại cho đất, giữ đất ổn định. Câu 20: Phần rắn của đất trồng: A. có thành phần chủ yếu là nước. B. là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ. C. là không khí trong các khe hở của đất. D. gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật. Câu 21. Keo đất được cấu tạo gồm các thành phần theo trình tự là A. ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion không di di chuyển. B. ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion không di chuyển → lớp ion khuếch tán. C. ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion không di chuyển. D. ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán. BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải là nguyên nhân đất bị chua? A. Do quá trình canh tác phân bón hóa học chua sinh lí vào đất. B. Đất bị chua là do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất C. Trong đất chứa nồng độ muối (NaCl, Na2SO4 ) trên 2,56%. D. Sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí đã sinh ra nhiều loại acid hữu cơ làm cho đất bị chua. Câu 23 : Đất có phản ứng chua thì: A. [H+] = [OH- ]. B. [H+ ] > [OH- ]. C. [H+ ] < [OH- ]. D. Muối Na2CO3 thủy phân tạo NaOH. Câu 24: Để sử dụng và bảo vệ đất trồng cần áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Chọn cây trông phù hợp với từng loại đất. B. Bón phân vô cơ liên tục trong nhiều năm. C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên đất trồng. D. Trồng độc canh một loại cây trồng trong thời gian dài. Câu 25: Đặc điểm của đất xám bạc màu là A. đất có tầng canh tác dày,giàu chất dinh dưỡng. B. thành phần cơ giới nhẹ. C. đất chứa nhiều Al3+, Fe3+ tự do. D. vi sinh vật có ích hoạt động mạnh. Câu 26: Cho các biện pháp cải tạo đất mặn: (1) Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hay sulfate. (2) Che phủ đất bằng tàn dư thực vật ,nylon , trồng cây phân xanh (3) Bón vôi để nâng cao độ pH và cải tạo tính chất vật lý của đất. (4) Xây dựng hệ thống kênh mương để thau rửa, tiêu mặn. (5) Trồng cây chăn sóng, nuôi trồng trồng thủy sản. Các biện pháp đúng là A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3),(4). D. (2), (3), (4).
  4. Câu 27: Trong cải tạo đất mặn, biện pháp “Cày không lật, xới đất nhiều lần” có tác dụng A. cắt đứt mao quản làm làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt. B. hạ mạch nước ngầm để ngăn mặn không thấm lên tầng đất đất trồng. C. không làm cho đất bị khô hạn, không làm đất bị ải. D. tránh cho các chất dinh dưỡng trong đất không bị rửa trôi. BÀI 5 : GIÁ THỂ TRỒNG CÂY Câu 28: Việc sử dụng giá thể trồng cây trong trồng trọt có ý nghĩa nào sau đây? A. Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. B. Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém. C. Sạch bệnh nhưng cây sinh trưởng chậm. D. Dễ trồng, chăm sóc thuận tiện, cây chậm phát triển. Câu 29: Giá thể hữu cơ tự nhiên gồm những loại nào sau đây? A. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa. B. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, gốm. C. Than bùn, mùn cưa, đá perlite, đất sét. D. Than bùn, mùn cưa, trấu hun, đất phù sa. Câu 30: Giá thể trơ cứng gồm những loại nào sau đây? A. Than bùn, mùn cưa, B. Trấu hun, gốm. C. Đá perlite, đất sét. D. Đá perlite, gốm. Câu 31: Đặc điểm của giá thể than bùn là A. được thủy phân trong điều kiện kị khí. B. được ủ với chế phẩm vi sinh vật. C. được xay nghiền và nung ở nhiệt độ cao. D. được hun đốt trong điều kiện kị khí. Câu 32: “Giá thể có hàm lượng kali lớn giúp cây cứng cáp, chống rét tốt.” là đặc điểm của loại giá thể nào sau đây? A. Trấu hun. B. Than bùn. C. Mùn cưa.D. Xơ dừa. Câu 33: “Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều” là nhược điểm của loại giá thể nào sau đây? A. Mùn cưa. B. Than bùn. C. Trấu hun.D. Xơ dừa. BÀI 7: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN Câu 34: Loại phân nào dưới đây thuộc nhóm phân hóa học? A.Phân chuồng. B.Phâm đạm. C. Phân xanh. D. Phân rác. Câu 35: Loại phân nào dưới đây thuộc nhóm phân hữu cơ? A.Phân chuồng. B.Phâm đạm. C. Phân lân. D. Phân kali. Câu 36: Phân bón hóa học có đặc điểm nào sau đây? A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. C. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. D. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Câu 37: Phân bón hữu cơ có đặc điểm nào sau đây? A. Khó hoà tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Dễ hoà tan, có nhiều chất dinh dưỡng. C. Khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng. D. Dễ hoà tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp. BÀI 8: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN Câu 38: Trước khi bón phân hữu cơ, cần phải
  5. A. ủ hoai mục. B. trộn vào hạt C. trộn vào cát D. tẩm vào rễ. Câu 39: Để tránh hiện tượng đất bị chua thì nên dùng loại phân bón nào sau đây? A. Phân hữu cơ. B. Đạm. C. NPK. D. Kali. Câu 40: Nguyên tắc cơ bản khi bảo quản phân bón hóa học là gì? A. Chống trung tính B. Chống bazo C. Chống acid D. Chống nguội Câu 40: Nội dung nào sau đây không phải là phương pháp bảo quản phân bón hữu cơ? A. Ủ nóng B. Ủ lạnh C. Ủ nguội D. Ủ hỗn hợp BÀI 9. ỨNG DỤNG CNVS TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN Câu 41. Nội dung nào sau đây đúng nguyên lí sản xuất phân bón vi sinh sử dụng trong trồng trọt ? A. Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh vật. B. Ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm phân bón có giá trị, phục vụ đời sống sản xuất trồng trọt. C. Những sản phẩm phân bón chứa một hay nhiều giống vi sinh vật không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái. D. Ủ cùng với phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát. Câu 42. Bón phân vi sinh vật cố định đạm cần phải A. trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh. B. trộn và tẩm phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát. C. trộn và tẩm hạt giống với phân hữu cơ. D. trộn và tẩm hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất. Câu 43. Bón phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ cần phải A. ủ cùng với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh. B. ủ cùng với phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát. C. ủ cùng với phân hữu cơ hoặc bón trực tiếp vào đất. D. ủ cùng với hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất. Câu 44. Các thành phần nào sau đâu thuộc phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ? 1. Than bùn. 2. Xác thực vật. 3. Nguyên tố khoáng. 4.Vi sinh vật cộng sinh Rhizobium. 5.Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. A. 1,2,3,4.B. 2,3,5. C. 1,2,3,5.D. 3,4,5 BÀI 10 .THỰC HÀNH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC Câu 45. Nhóm phân bón hòa tan là A. phân đạm. B. phân lân. C. phân kali. D. phân đạm, phân kali. Câu 46. Khi đốt phân trên ngọn lửa đèn cồn, nội dung nào sau đây đúng của phân đạm? A. Phân có mùi khai, hắc, khói màu trắng. B. Phân có ngọn lửa màu tím hoặc tiếng nổ lép bép.
  6. C. Phân có ngọn lửa màu hồng, không có mùi khai. D. Phân có khói đen, mùi khai, hắc. Câu 47. Khi đốt phân trên ngọn lửa đèn cồn, nội dung nào sau đây đúng của phân đạm? A. Phân có mùi khai, hắc, khói màu trắng. B. Phân có ngọn lửa màu tím hoặc tiếng nổ lép bép. C. Phân có ngọn lửa màu hồng, không có mùi khai. D. Phân có khói đen, mùi khai, hắc. Câu 48. Sắp xếp trình tự kỹ thuật đúng của quy trình kiểm tra phân đạm ? 1. Lấy một ít phân bón cho vào ống nghiệm, thêm vào ống nghiệm 5-10ml nước cất. 2. Lắc bằng tay cho phân trong ống nghiệm tan hết. 3. Thêm vào 10 giọt các thuốc thử, để từ 1-2’ và quan sát. 4. Ghi chép kết quả quan sát được và phân biệt loại phân bón. A. 1->2-> 3-> 4. B. 2-> 1-> 4-> 3. C. 3-> 2-> 1->4. D. 2-> 3-> 1-> 4. BÀI 11: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIỐNG CÂY TRỒNG Câu 49: Giống cây trồng có vai trò nào sau đây? A. Quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh. B. Quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng chống chịu. C. Tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu. D. Quy định năng suất và chất lượng cây trồng, tăng khả năng kháng sâu bệnh, tăng khả năng chống chịu. Câu 50 : Giống cây trồng có những đặc điểm nào sau đây? (1) Di truyền được cho đời sau. (2) Không di truyền được cho đời sau. (3) Đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kì nhân giống. (4) Không đồng nhất về hình thái. (5) Chỉ gồm giống cây nông nghiệp và cây dược liệu. (6) Bao gồm giống cây nông nghiệp, cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn. A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (6). D. (2), (4), (6). II. TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày khái niệm , vai trò của giống cây trồng ? Câu 2: Giá thể xơ dừa là gì? Trình bày quy trình sản xuất giá thể xơ dừa? Câu 3: Giá thể trấu hun là gì? Trình bày quy trình sản xuất giá thể trấu hun? Câu 4: Gia đình bác A lập trang trại trên đất dốc để trồng cây ăn quả tuy nhiên đất bị chua, nghèo dinh dưỡng, khô hạn, vi sinh vật hoạt động yếu. Em hãy đề xuất biện pháp cải tạo và hướng canh tác trên mảnh đất đó để đạt hiệu quả kinh tế cao? Câu 5 : So sánh chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể về đặc điểm ,đối tượng, ưu điểm, nhược điểm của từng phương pháp. Câu 6 : So sánh các biện pháp sử dụng và bảo quản phân bón hóa học, phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh. Câu 7: Giống đối chứng là gì? Vì sao khi chọn giống phải so sánh với giống đối chứng? Câu 8 : Hãy phân biệt giữa chọn giống và tạo giống cây trồng? Câu 9 : Vì sao bón phân cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: "Đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách"? - Hết -